Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 32eb67a1-e942-90f0-c4c5-038dbf0c5661.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐINH DUY VƯỢT: XÂY DỰNG SẢN PHẨM THEO NGUYÊN TẮC "SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG CẦN"

04/04/2019

Việt Nam đang ở vị thế "thủ lĩnh" của ngành hồ tiêu thế giới nhưng vẫn chưa thể hiện được vị thế này. Đối với mặt hàng cà phê, mỗi năm thế giới chi khoảng 500 tỷ USD cho cà phê tiêu dùng, nhưng doanh thu từ xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn, mới đạt trên 3,5 tỷ USD. Điều này chưa tương xứng với một nước có thế mạnh về phát triển cà phê như ở Việt Nam.

Với giá 250.000 đồng/1kg tiêu trắng cao gấp 5 lần tiêu đen, nhưng đầu tư khoa học cộng nghệ cho sản phẩm tiêu trắng dường như còn bỏ ngỏ ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trong khi sản phẩm mang lại giá trị cao, đòi hỏi công nghệ chế biến hiện đại thì đa phần người dân chế biến theo phương thức thủ công mà chưa có nhà máy chế biến.

Năm thứ 4 liên tiếp ngành hồ tiêu Việt Nam lao đao vì giá giảm sâu

Mỗi năm nước ta xuất khẩu khoảng 20.000 tấn tiêu trắng, chỉ bằng 10 đến 12% sản lượng tiêu xuất khẩu. Điều này chứng tỏ chúng ta chưa quan tâm nhiều đến khâu chế biến sâu, chế biến sạch theo tiêu chuẩn thế giới, chưa quan tâm tới thương hiệu và đẩy mạnh những sản phẩm có giá trị cao. Trong khi tiêu trắng chưa thể xuất khẩu nhiều, tiêu đen lại sản xuất ra với chất lượng cũng chưa cao. Hiện vẫn còn hơn 60% sản lượng tiêu xuất khẩu là tiêu đen xô với chất lượng trung bình.

Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới gần 133.000 tấn hạt tiêu, với giá trị 900 triệu USD. Năm 2018, xuất khẩu hồ tiêu đạt 232.000 tấn, hơn 100.000 tấn so với năm 2013 nhưng trị giá chỉ đạt 758 triệu USD, thấp hơn hàng trăm triệu USD. Điều này cho thấy giá trị hồ tiêu Việt Nam ngày càng bị thu hẹp khi cạnh tranh cao với thị trường thế giới, giá cả bấp bênh, dư thừa nguồn cung lớn. Bên cạnh đó, xuất khẩu hạt tiêu cũng đang gặp phải một loạt rào cản kỹ thuật, nhất là các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm từ các nước nhập khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tính đến tháng 12/2018, diện tích hồ tiêu đã đạt 152.000 ha, trong khi quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn 2030, diện tích trồng tiêu của cả nước chỉ ở mức 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm là 47.000 ha. Riêng tỉnh Gia Lai, theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích hồ tiêu là 6.000 ha, tuy nhiên, số liệu từ “Niên giám thống kê Gia Lai” cho thấy, cuối năm 2017, toàn tỉnh đã trồng 17.750 ha, vượt quy hoạch gần 3 lần.

Việc diện tích hồ tiêu liên tục gia tăng làm cho giá hồ tiêu rơi vào tình trạng dư cung, mất kiểm soát, giảm sâu. Nếu như năm 2014, mỗi kg tiêu có giá 200.000 đồng thì những tháng đầu của năm 2019 giá mỗi kg tiêu chưa nổi 50.000 đồng. Đây là năm thứ 4 liên tiếp ngành hồ tiêu Việt Nam lao đao vì giá giảm sâu và cũng là mức giá thấp nhất trong vòng gần 10 năm trở lại đây. Không ít người dân thấm đẫm nước mắt rơi vào cảnh nợ lần…

Bức tranh ngành cà phê Việt Nam những năm gần đây cũng không kém phần ảm đạm. Tình trạng làm giả cà phê vẫn còn xảy ra. Đầu năm 2018, tỉnh Phú Yên xử phạt ông Lê Văn Thước, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phú An, vì làm giả cà phê, sản phẩm chủ yếu là đậu nành, ngô và hương vị…Trước đó lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh cũng bắt đối tượng phù phép đậu nành rang cháy thành hạt cà phê ….

Mất mùa, giá cả xuống thấp đã đẩy nhiều người dân Tây Nguyên lâm vào cảnh nọ nần, khó khăn. Theo số liệu thống kê đợt khủng hoảng giá cà phê trong năm 2018 đã gây thiệt hại cho ngành khoảng 2.500 - 3.000 tỷ đồng. Giá cà phê luôn trong xu hướng giảm, thời điểm cao nhất chỉ đạt khoảng 42.000 đồng/kg cà phê nhân, còn lại chỉ dao động trong khoảng 32.000 – 36.000 đồng/kg.

Đáng chú ý là có tới 90% cà phê Việt Nam là xuất khẩu thô. Tỷ lệ cà phê chế biến sâu vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng. Bên cạnh đó mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê các loại đã qua chế biến từ các nươc Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Campuchia… Điều này đã và đang khiến cho người trồng cà phê không có đầu ra ổn định và thiếu một thương hiệu cà phê Việt trên bản đồ thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Muốn tồn tại và phát triển được thì ngành cà phê phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín

Theo dự báo của các chuyên gia, những tháng đầu năm 2019 thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu áp lực dư cung, kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng sẽ có tác động nhất định đến nhu cầu tiêu thụ cà phê.  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường,cho rằng: Ngành cà phê muốn tồn tại và phát triển được thì ngành cà phê phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín,… Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Và để tránh phụ thuộc quá nhiều vào biến động giá cả từ thị trường thế giới, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng cà phê, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu chế biến, xuất khẩu cà phê rang xay, thay vì chủ yếu xuất khẩu cà phê thô như hiện tại.

Theo kế hoạch đến năm 2030, ngành hàng cà phê Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu và tiêu dùng nội địa cà phê chế biến sâu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến cà phê. Đây quả là con số không hề đơn giản khi hiện nay chúng ta mới chỉ có 10% cà phê được chế biến sâu. Đối với ngành hồ tiêu dù đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng ngành hàng này vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh là một nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu trên thế giới. Trước thực trạng còn nhiều khó khăn, thách thức này, đại biểu Đinh Duy Vượt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã đưa ra ý kiến chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về giải pháp hữu hiệu nhất nâng cao giá trị gia tăng cho ngành cà phê, hồ tiêu để người dân yên tâm sản xuất.

Ngày 06/12/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công văn 11713 trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai. Công nêu rõ: Trong giai đoạn kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu hạt tiêu và cà phê của nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ. Giai đoạn 2011 - 2015, xuất khẩu hạt tiêu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 24,5%/năm, xuất khẩu cà phê đạt 7,63%/năm. Tính đến hết tháng 10 năm 2016, xuất khẩu cà phê đã đạt 1,52 triệu tấn với kim ngạch 2,76 tỷ USD, tăng 39,8% về lưọmg và 25,3% về kim ngạch so với cùng kỳ; xuất khẩu hạt tiêu đạt 159 nghìn tấn với kim ngạch 1,3 tỷ USD, tăng 35,5% về lượng và 15,1% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Bộ Công Thương xác định giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu cho hạt tiêu và cà phê Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung theo các hướng chính như sau:

Với hạt tiêu, cần quan tâm hơn đến khâu sản xuất và khâu sau thu hoạch để bảo đảm chất lượng và từng bước nâng cao giá trị. Các vấn đề cần lưu ý đặc biệt bao gồm: tăng dần sản lượng hạt tiêu hữu cơ; xây dựng hoặc xây dựng lại hệ thống tiêu chuẩn cho hạt tiêu Việt Nam, kết hợp với một chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để từng bước khẳng định và nâng dần giá trị thương hiệu cho hạt tiêu Việt Nam.

Với cà phê, do một số doanh nghiệp đã đủ sức đưa cà phê chế biến của Việt Nam ra thị trường ngoài, Bộ Công Thương sẽ chú trọng khâu đàm phán mở cửa thị trường và khâu xúc tiến thương mại tại một số thị trường trọng điểm như thị trường Nam Trung Quốc, thị trường Nga, thị trường các nước ASEAN để nâng dần sản lượng cà phê chế biến xuất khẩu và tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho các thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam.

Trong Công văn trả lời đại biểu Quốc hội Đinh Duy Vượt, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nêu nhiều giải pháp nâng cao giá trị xuất khẩu cho hạt tiêu và cà phê. Những giải pháp đó đã có chuyển biến như thế nào kể từ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIV đến nay? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với đại biểu Đinh Duy Vượt về nội dung này:

Đại biểu Đinh Duy Vượt: Đổi mới công nghệ, tăng cường chế biến sâu, xây dựng chiến lược sản phẩm theo nguyên tắc sản xuất sản phẩm thị trường cần 

Phóng viên: Thưa Đại biểu, được biết tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV, Đại biểu đã có văn bản chính thức chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về việc ngành hồ tiêu và cà phê đang gặp khó khăn. Đại biểu có thể cho biết nội dung chất vấn tập trung ở khía cạnh nào?

Đại biểu Đinh Duy Vượt, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lĩnh vực nông nghiệp có những tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, đối với Tây Nguyên, nhất là sản phẩm có lợi thế, có giá trị xuất khẩu trên tỷ đô thì đang rất khó khăn, đặc biệt là hồ tiêu và cà phê đang đua nhau giảm giá.

Qua ý kiến, kiến nghị của cử tri, tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương và các Bộ có liên quan, có giải pháp hữu hiệu để nâng cao giá trị gia tăng cho cây hồ tiêu và cà phê, đầu ra sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là cây chủ lực của Tây Nguyên ổn định, đảm bảo đời sống của nhân dân, tránh tình trạng “được mua, mất giá”, “mất mùa, mất giá”, kéo theo nhiều hệ lụy khác.  

Phóng viên: Với vai trò đại diện cho cử tri, quan điểm của đại biểu về nội dung trả lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh như thế nào?

Đại biểu Đinh Duy Vượt, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Trong văn bản trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã đưa ra nhiều giải pháp rất khả thi. Ví dụ đối với cây tiêu làm thế nào xuất khẩu tiêu sạch từ khâu sản xuất cho đến sau thu hoạch, đảm bảo việc xuất khẩu. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cây tiêu, giá trị hạt tiêu để đảm bảo đầu ra, mở rộng thị trường, không những ở châu Á mà sang cả những thị trường khó tính trên thế giới. Tôi cho rằng đây là giải pháp bền vững. Bộ trưởng cũng đưa ra giải pháp làm thế nào để có những doanh nghiệp dẫn đầu sản xuất trong lĩnh vực này, để các doanh nghiệp dẫn dắt sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo sản phẩm chất lượng. Đặc biệt, Bộ trưởng cũng đưa ra giải pháp xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cho hạt tiêu đảm bảo xuất khẩu tiêu sạch, tiêu hữu cơ.

Qua hơn 2 năm tôi chất vấn, đến nay vẫn còn nhiều giải pháp chưa đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị gia tăng cho hồ tiêu và cà phê thì từ khâu sản xuất cho đến khâu sau thu hoạch, chế biến, xuất khẩu thì không chỉ riêng Bộ Công thương đảm trách mà liên quan đến rất nhiều bộ, ngành khác như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ khoa học và công nghệ... Riêng đối với Bộ Công Thương tôi nghĩ rằng làm thế nào tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản này. Đó là vấn đề then chốt đảm bảo tránh bài ca “được mùa, mất giá; mất mùa, mất giá”, “trồng,chặt - chặt, trồng”.

Phóng viên: Hạt tiêu thông thường xuất khẩu dưới dạng thô nhưng còn đối với cà phê, có tới 90% xuất khẩu dưới dạng thô, chỉ có 10% được chế biến sâu. Đây là điều hết sức không bình thường. Quan điểm của đại biểu như thế nào trước thực trạng này?

Đại biểu Đinh Duy Vượt, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cà phê, tiêu là cây chủ lực của Tây Nguyên. Trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến khâu chế biên sâu, xuất khẩu…vẫn còn nhiều hạn chế, do đó hiệu quả thu nhập, giá trị sản phẩm không cao. Do vậy, cần đẩy mạnh chế biến sâu, tránh tình trạng xuất thô, trong đó vai trò của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng, đảm bảo đưa sản phẩm đang có lợi thế áp đảo trên thị trường, nâng cao giá trị trong chuỗi sản phẩm.

Do xuất khẩu thô là chủ yếu và các mặt hàng cũng chưa đa dạng, phong chú cho nên giá trị xuất khẩu sụt giảm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của nhân dân và gây ra nhiều hệ lụy phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, để cây trồng đảm bảo ổn đinh cho người nông dân, các cấp chính quyền địa phương và Chính phủ hỗ trợ làm sao để các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp có năng lực thực chất thì mới tháo gỡ được khó khăn. Ngân hàng cũng tiếp tục khoanh nợ, giãn nợ và cho vay phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, Bộ Công thương tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn người dân sản xuất sản phẩm sạch để chuỗi sản xuất có giá trị cao.

Phóng viên: Trong một thời gian dài, những vấn đề đã được đại biểu chất vấn vẫn chưa được xử lý triệt để. Vậy theo đại biểu cần có những giải pháp thế nào để hồ tiêu và cà phê giữ vững thế mạnh của mình và được thị trường quốc tế hướng đến?

Đại biểu Đinh Duy Vượt, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Mặc dù những năm vừa qua xuất khẩu nông sản có giá trị kinh tế rất cao, có bước tiến nhảy vọt, tuy nhiên, chúng ta vẫn đang trong tình trạng luẩn quẩn “trồng, chặt”, “chặt, trồng” rất lớn, chưa có đầu ra ổn định. Trách nhiệm không riêng gì Bộ Công thương mà rất nhiều Bộ liên quan. Bộ Công thương đã đưa ra giải pháp xây dựng tiêu chuẩn hạt tiêu, mở rộng thị trường, tăng cường sản xuất sản phẩm sạch, tôi cho đây là giải pháp hữu hiệu, giải quyết được tình trạng hiện nay.

Đối với địa phương, theo tôi giải pháp quan trọng là làm thế nào thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã để làm bà đỡ dẫn dắt sản xuất, ngay từ khâu sản xuất cũng phải sạch, sản phẩm sạch cho đến chuỗi giá trị sau thu hoạch và xuất khẩu. Đối với các cơ quan Trung ương, tiếp tục mở rộng thị trường, nhất là các thị trường khó tính. Bên cạnh đó không ngừng đổi mới công nghệ, tăng cường chế biến sâu, xây dựng chiến lược sản phẩm theo nguyên tắc sản xuất sản phẩm thị trường cần, ưu tiên chuyển đổi cơ cấu sản phẩm tham gia thị trường ở phân khúc có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho người dân cũng như doanh nghiệp. Cần có những mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến cà phê, hồ tiêu an toàn và nên truy xuất xuất xứ sản phẩm để bảo vệ uy tín và thương hiệu cho nông dân và doanh nghiệp.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

 

 

 

Lê Phương