Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a50668a1-0957-90f0-c4c5-0ba92538ad63.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẶT CHẼ NGƯỜI NGHIỆN Ở CỘNG ĐỒNG

28/11/2019

Hiện các đối tượng sử dụng ma túy chưa cai nghiện ở ngoài cộng đồng rất nhiều. Các đối tượng sau cai nghiện về sống tại cộng đồng hầu hết đều nghiện trở lại, chỉ có số ít hoàn lương, gây bất an cho xã hội. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm về giải pháp quản lý chặt chẽ người nghiện ở cộng đồng, giảm thiểu số người tái nghiện.

Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 TP.Hà Nội

Tỷ lệ tái nghiện cao
Kết quả khảo sát, thống kê của lực lượng Công an cho thấy, đến tháng 11/2018 toàn quốc có trên 225.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Tuy nhiên, con số thực tế còn lớn hơn 3 đến 4 lần, tức là ước tính khoảng gần 1 triệu người nghiện. Số người nghiện, nghi nghiện cao và hiện chủ yếu đang ở ngoài xã hội. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây mất an ninh, trật tự, phát sinh nhiều loại tội phạm khác như: giết người, cướp, trộm cắp, hủy hoại tài sản… và làm gia tăng nguồn “cầu” về ma túy. Qua thực tế quản lý tại địa phương, Ông Ngô Quốc Trịnh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội cho biết: “tại thị trấn, gây mất ổn định trật tự chủ yếu tập trung vào các đối tượng nghiện. Các đối tượng này trà trộn vào sinh viên ăn trộm máy tính, tiền, điện thoại; trộm cắp cả giống cây trồng quý hiếm của nông dân. Hiện tượng này gây tâm lý bất an cho người dân sống tại khu vực. Mặc dù, đến thời điểm này, công tác phòng chống ma túy trên địa bàn cũng tương đối được ổn định, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn”.

Ông Ngô Quốc Trịnh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội 

Hiện nay, đa số người nghiện là thanh niên, chủ yếu dưới 35 tuổi,  đang ở độ tuổi là lực lượng lao động chính trong xã hội. Trong đó có 8% người nghiện ở độ tuổi học sinh. Số liệu thống kê cho thấy 70% số xã, 100% số huyện có người nghiện ma túy. Trong khi tình hình buôn bán, sử dụng ma túy ngày càng phức tạp thì công tác cai nghiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ tái nghiện sau khi cai nghiện vẫn ở mức cao. Từ khi thực hiện Đề án Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện vào năm 2013 đến nay, tỷ lệ người tái nghiện sau khi cai nghiện bắt buộc đã giảm nhưng vẫn ở mức cao 70-80%. Theo báo cáo của Hà Nội, tỷ lệ tái nghiện sau 6 tháng, 1 năm, 3 năm ngày càng tăng, đến năm thứ 4, thì không còn tìm thấy người nào … chưa tái nghiện. Thực tế này cho thấy công tác cai nghiện đang gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là chính sách cho người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Theo ông Phùng Quang Thức, Chi Cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Tp. Hà Nội, những chính sách cho những người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng được học nghề, được tìm kiếm việc làm và có những việc làm ổn định trong tổ chức, trong doanh nghiệp, trong những cơ sở kinh tế, hầu như cho đến bây giờ trên thực tế chưa được thực hiện hiệu quả. Làm sao để thu hút các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế người ta tiếp nhận người sau cai nghiện vào làm việc vẫn là vấn đề khó khăn.

Như vậy, số người nghiện ma túy chưa giảm theo các mục tiêu, yêu cầu đề ra; việc cai nghiện ma túy chưa đạt hiệu quả cao, tỷ lệ tái nghiện còn cao… vẫn đang là những vấn đề nhức nhối đặt ra cho công tác quản lý nhà nước hiện nay.

Vướng mắc trong quy trình cai nghiện bắt buộc 

Cơ sở cai nghiện ma túy số 2, Thành phố Hà Nội có quy mô điều trị 600 người nhưng hiện nay chỉ có 400 học viên ở đây. Câu hỏi đặt ra là tại sao số người nghiện ma túy nhiều mà trung tâm vẫn chưa hoạt động hết công năng? Nguyên nhân nằm ở thủ tục đưa người nghiện đi cai. Theo quy định, muốn đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc, đầu tiên phải xác định tình trạng nghiện, xử phạt hành chính, kế đến đưa về giáo dục tại phường, xã. Nếu tái nghiện mới đưa đi cai bắt buộc. Thẩm quyền quyết định đưa người nghiện vào trung tâm cai nghiện bắt buộc là tòa án các huyện, thị xã, thành phố. Vậy là ngay từ khâu đầu tiên: xác định tình trạng nghiện đã gặp vướng mắc.

Ông Phùng Quang Thức, Chi Cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Tp. Hà Nội phân tích: Muốn xác định tình trạng nghiện phải lưu giữ người sử dụng ma túy 3 ngày đối với người sử dụng ma túy nhóm opiats, 5 ngày đối với người sử dụng ma túy tổng hợp. Trong khi đó hiện nay chúng ta chưa có cơ chế nào để giữ họ trong cơ sở y tế. Có khá nhiều trường hợp chúng ta biết họ sử dụng ma túy nhưng chúng ta không xác định được tình trạng nghiện của họ để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được và như vậy không đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Ông Phùng Quang Thức, Chi Cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Tp. Hà Nội 

Với quy trình rườm rà, nhiều tầng nấc và có những thủ tục không khả thi như thế này đã gây ra tâm lý chờ đợi, mệt mỏi cho cả gia đình và người nghiện. Một học viên cai nghiện, Cơ sở cai nghiện ma túy số 2, thành phố Hà Nội chia sẻ: Do ở ngoài tôi sử dụng nhiều chất ma túy nên đầu óc tôi không được minh mẫn, bình thường, thời điểm đó tôi rất muốn được đi cai nghiện luôn nhưng thủ tục làm lâu nên cứ phải chờ đợi.

Đa số người nghiện ma túy có tiền án, tiền sự, nhất là những đối tượng nghiện lang thang, không có nơi cư trú ổn định. Việc lập hồ sơ quản lý đối với người nghiện này thường rất khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Phú, Phó Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 2, thành phố Hà Nội, các văn bản pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể như thế nào là không có nơi cư trú ổn định gây lúng túng trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 

Như vậy, một số vướng mắc trong quy định đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cai nghiện. Điều này không chỉ gây mất thời gian, tốn kém tiền của của nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người nghiện không được điều trị nghiện sớm, gây nguy hại cho an ninh trật tự của xã hội.

Bộ Công an trả lời chất vấn

Thứ trưởng Bộ Công an Thượng tướng Lê Quý Vương

Ngày 20 tháng 06 năm 2019, Thứ trưởng Bộ Công an Thượng tướng Lê Quý Vương đã có Văn bản số 1675 trả lời chất vấn của Đại biểu Phạm Văn Hòa. Văn bản nêu rõ: Công tác cai nghiện ma túy hiện nay thuộc trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, trong đó chủ trì chính là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Những năm gần đây, công tác cai nghiện ở nước ta được triển khai theo hướng đa dạng hóa các hình thức cai nghiện (cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, cai nghiện tự nguyện tại trung tâm và cai nghiện bắt buộc tại trung tâm). Qua thực tế cho thấy việc cai nghiện là rất khó khăn, tỷ lệ tái nghiện cao, người nghiện ở ngoài xã hội còn nhiều, gây nhiều lo lắng, bất an trong nhân dân. Để góp phần làm giảm số người nghiện, quản lý chặt chẽ người nghiện tại cộng đồng và hạn chế tình trạng tái nghiện, theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Công an đã và đang phối hợp với các ngành triển khai thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp đối với thanh, thiếu niên. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể cùng phối hợp tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và tệ nạn ma túy; cảm hóa, quản lý, giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư; quản lý, giáo dục con em không tham gia vào tệ nạn ma túy; tham gia công tác cai nghiệm và quản lý sau cai, giúp đỡ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng…

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để quản lý người nghiện tại cộng đồng, phòng ngừa phát sinh tội phạm. Bộ Công an đang tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung Luật phòng chống ma túy năm 2000, trong đó bổ sung nội dung quan trọng về quản lý người nghiện để tạo cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả công tác này.

- Phối hợp với các ngành chức năng (Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế…) tiếp tục nghiên cứu các giái pháp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai, góp phần làm giảm số người nghiện hiện nay.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức 

Như vậy, công tác cai nghiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục được tháo gỡ. Để khắc phục thực trạng này, trong văn bản trả lời, Bộ Công an đã nêu ra 03 nhóm giải pháp cơ bản. Vậy, những giải pháp do Bộ đưa ra liệu có phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khả thi? Để góp phần làm giảm số người nghiện, quản lý chặt chẽ người nghiện tại cộng đồng và hạn chế tình trạng tái nghiện thì trách nhiệm của Bộ Công an được nhìn nhận như thế nào? Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp về vấn đề này:

Phóng viên: Thưa đại biểu Phạm Văn Hòa, được biết tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, ông  đã có câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an. Vậy cụ thể nội dung đại biểu đã chất vấn là gì?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, tôi đã có câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an về vấn đề: Hiện nay các đối tượng sử dụng ma túy chưa cai nghiện ở ngoài cộng đồng rất nhiều; các đối tượng sau cai nghiện về sống tại cộng đồng hầu hết đều nghiện trở lại, chỉ có số ít hoàn lương, gây bất an cho xã hội. Vậy Bộ trưởng có giải pháp nào để số người nghiện này được quản lý chặt chẽ ở cộng đồng, số người tái nghiện ngày một ít hơn?”

Phóng viên: Xuất phát từ thực trạng nào đại biểu lại chất vấn Bộ trưởng về vấn đề nêu trên?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Xuất phát từ kiến nghị của cử tri, từ tình hình thực tế cho thấy các đối tượng chưa cai nghiện hoặc đã cai nghiện nhưng tái nghiện sống tại cộng đồng rất nhiều, trong đó chỉ có số ít hoàn lương vì vậy gây bất an cho xã hội, lo lắng cho người dân sống cận kề. Tình trạng này nếu không sớm được giải quyết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, đến tính mạng, tài sản của người dân.

Phóng viên: Ngày 20 tháng 6 năm 2019, Bộ Công an đã có Văn bản số 1675 trả lời chất vấn. Vậy đại biểu có đồng tình với nội dung trả lời tại văn bản?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Tôi cơ bản đồng tình với nội dung trả lời của Bộ Công an. Tại văn bản trả lời, Bộ đưa ra nhiều giải pháp khắc phục tình trạng này. Cụ thể: Bộ Công an sẽ tiếp tục tập trung vào công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp đối với thanh, thiếu niên nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tránh xa tệ nạn ma túy. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để quản lý người nghiện tại cộng đồng, phòng ngừa phát sinh tội phạm. Ngoài ra, Bộ Công an phối hợp với các Bộ liên quan để nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai, góp phần làm giảm số người nghiện hiện nay.

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về công tác cai nghiện hiện nay ở nước ta?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng công tác cai nghiện hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Qua thực tế cho thấy việc cai nghiện là rất khó khăn, tỷ lệ tái nghiện cao, người nghiện ở ngoài xã hội còn nhiều, gây nhiều lo lắng, bất an trong nhân dân. Quy trình đưa người nghiện đi cai nghiên bắt buộc cũng gặp nhiều vướng mắc. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn liên quan, việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải trải qua nhiều tầng nấc rườm rà, gây khó khăn cho các cấp, ngành trong quá trình thực hiện. Công tác quản lý người nghiện ngoài cộng đồng chưa được phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng khiến một bộ phận bị buông lỏng. Công tác tái hòa nhập cộng đồng thực hiện chưa hiệu quả, đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ tái nghiện cao. 

Phóng viên: Công tác cai nghiện ma túy hiện nay thuộc trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành. Vậy, vai trò của Bộ công an trong công tác này được nhìn nhận như thế nào thưa đại biểu?

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp: Công tác cai nghiện ma túy thuộc trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành trong đó có Bộ Công an. Tôi thấy Bộ trưởng đã rất trách nhiệm, cầu thị trong nhiệm vụ này. Tới đây, trách nhiệm của Bộ Công an cần tiếp tục nỗ lực thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm ma túy. Bên cạnh đó, Bộ Công an cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để kịp thời triển khai các giải pháp góp phần làm giảm số người nghiện, quản lý chặt chẽ người nghiện tại cộng đồng và hạn chế tình trạng tái nghiện.

Phóng viên:Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Cơ bản đồng tình với nội dung trả lời chất vấn của Bộ Công an, đại biểu Phạm Văn Hòa ghi nhận và đánh giá cao tinh thần cầu thị, trách nhiệm của Bộ Công an trong việc phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và kịp thời triển khai các giải pháp để góp phần làm giảm số người nghiện, quản lý chặt chẽ người nghiện tại cộng đồng và hạn chế tình trạng tái nghiện. Đại biểu kỳ vọng với quyết tâm chính trị cao những giải pháp do Bộ đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện sẽ sớm đem lại chuyển biến tích cực trên thực tế./.

Lê Anh