Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a71168a1-c9a4-90f0-c4c5-0ebdeaafd013.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI THỊ QUỲNH THƠ: PHẢI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG, CÂN NHẮC NGHIÊN CỨU KỸ VỀ VẤN ĐỀ HỘ KINH DOANH

10/02/2020

Phát biểu ở Hội trường về dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi trong Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đề nghị phải đánh giá tác động, nghiên cứu kỹ về vấn đề hộ kinh doanh quy định trong dự Luật.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho ý kiến tại Phiên họp

Cho ý kiến về vấn đề hộ kinh doanh, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ bày tỏ sự đồng tình với quan điểm Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Theo đại biểu, hiện nay cả nước có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh, thực tế cho thấy, quy mô và vốn kinh doanh của hộ kinh doanh thường nhỏ. Luật Doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức, quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp.

Tờ trình của Chính phủ cũng thể hiện rằng hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Vậy có nên đưa hộ kinh doanh Luật Doanh nghiệp hay không? Lý do đưa hộ kinh doanh vào luật theo Tờ trình số 533 của Chính phủ là vì Nghị định số 78/2015 của Chính phủ có thể hiện một số khiếm khuyết như hộ kinh doanh không rõ ràng về địa vị pháp lý và trách nhiệm dân sự. Quyền kinh doanh bị giới hạn trong phạm vi cấp quận, huyện chỉ được sử dụng tối đa 10 lao động, v.v.. Tuy nhiên, Chương VIIa quy định về hộ kinh doanh lại chỉ mới dừng ở khái niệm về hộ kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh và thu hồi đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận mà chưa giải quyết căn bản được các vấn đề nêu trên cũng như chưa phản ánh được các nội dung tương đối quan trọng khác về thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, nội dung cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hay là trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh. Nếu như lý do đưa hộ kinh doanh vào luật để sau đó có thể chuyển sang doanh nghiệp thì có cần thiết không? Khi mà việc chuyển đổi vẫn phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của luật như bao doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập khác.

Đại biểu cũng chỉ rõ, sau khi tiếp cận được bản dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi tại Ủy ban Kinh tế, đại biểu đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu đối với một số chủ hộ kinh doanh với câu hỏi cơ bản, đó là: hoạt động kinh doanh của họ có vướng mắc hay bất cập gì không và có muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp hay không? Hầu như nhận được câu trả lời là không, nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh lên doanh nghiệp nhằm né nghĩa vụ nộp thuế, không ký hợp đồng với các lao động dù biết chuyển đổi lên doanh nghiệp các hộ kinh doanh được nhận nhiều ưu đãi, hỗ trợ hơn. Bên cạnh đó, một số hộ kinh doanh cũng có nguyện vọng làm ăn lớn, mở rộng quy mô kinh doanh chuyên nghiệp hơn nhưng lại chưa được trang bị đầy đủ nhận thức về kỹ năng quản trị trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Điều này khiến các hộ kinh doanh thiếu tự tin chấp nhận nằm im để kinh doanh an toàn. Một số doanh nghiệp cho rằng nếu chuyển đổi nghĩa vụ pháp lý sẽ nhiều hơn. Ví dụ, các giấy phép liên quan, giấy phép môi trường hoặc các cuộc thanh tra, kiểm tra, thủ tục kế toán, kê khai sẽ phức tạp hơn, làm tăng chi phí gián tiếp…

Từ những phân tích trên, đại biểu đồng ý với nội dung Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế, theo đó hộ kinh doanh có phạm vi lớn đề nghị đánh giá tác động, cân nhắc nghiên cứu để xây dựng một nghị định riêng về hộ kinh doanh nhằm đảm bảo khuyến khích, quản lý hộ kinh doanh để họ phát triển sản xuất, kinh doanh theo năng lực và tuân thủ pháp luật./.

Hồ Hương