Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 751168a1-f9e7-90f0-c4c5-062762a43059.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ ANH TUẤN: CẦN RÀ SOÁT KỸ LƯỠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA DỰ ÁN LUẬT ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

22/02/2020

Phát biểu ở Hội trường tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đại biểu Lê Anh Tuấn- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra một số ý kiến về các vấn đề chung của dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

 

Đại biểu Lê Anh Tuấn phát biểu tại Hội trường

Về cách tiếp cận của dự luật đối với vấn đề hợp đồng Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đại biểu Lê Anh Tuấn cho rằng, theo thông lệ quốc tế, hợp đồng Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hợp đồng hành chính, trong đó Nhà nước là một bên dùng quyền lực công, tài sản công hợp tác với các đối tác tư nhân để cung cấp dịch vụ công và do đó cần có sự giám sát của nhân dân về nội dung của hợp đồng, sau khi chính thức có hiệu lực, chứ không chỉ giám sát chung theo Điều 84 và 85 của dự thảo; đồng thời bảo đảm quyền khởi kiện của người dân với tư cách là người sử dụng dịch vụ công khi dịch vụ công đó được cung cấp không đúng nội dung hợp đồng Đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã được ký kết. Theo đại biểu, cách tiếp cận của dự Luật về hợp đồng Đầu tư theo hình thức đối tác công tư chỉ thuần túy về thương mại và chỉ chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là Nhà nước và nhà đầu tư. Dự luật chưa đề cập đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng dịch vụ công và bên cung cấp dịch vụ công theo Đầu tư theo hình thức đối tác công tư cũng như trách nhiệm công khai, minh bạch nội dung hợp đồng của nhà đầu tư trong giai đoạn thực hiện dự án. Do đó, đại biểu đề nghị cần xem xét kỹ vấn đề này.

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, Dự luật quy định về phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam nhằm thu hút khu vực tư nhân đầu tư với đối tượng áp dụng là các bên trong hợp đồng và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hợp đồng Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo Khoản 6 và Khoản 8 của Điều 4, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật tham gia đầu tư, nhà đầu tư trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam và như vậy đối tượng áp dụng trong dự thảo mở rộng sang cả doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo Điều 6 Luật Đấu thầu năm 2013 và Điều 2 Nghị định số 32 năm 2015, nhà đầu tư dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau để đảm bảo cạnh tranh công bằng, minh bạch và thu hút được nguồn vốn tư nhân đầu tư vào lĩnh vực, nhà nước phải đầu tư cung cấp dịch vụ công đúng với mục đích đầu tư theo phương thức Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Do đó, theo đại biểu, vấn đề này không nên mở rộng đối tượng áp dụng sang cả doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Về mối quan hệ giữa Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư và các luật chuyên ngành, đại biểu đánh giá, do tính chất phức tạp và dài hạn của mô hình đầu tư theo phương thức đối tác công tư nên bên cạnh Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư còn có nhiều luật khác cùng điều chỉnh như Luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách nhà nước. Dẫn chứng từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, quốc gia được đánh giá là thành công trong triển khai Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, theo đại biểu cần cân nhắc lại một số khía cạnh của quy định về mối quan hệ giữa luật này và các luật có liên quan vì về bản chất hợp đồng Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hợp đồng giữa nhà nước và nhà đầu tư. Những quy định trực tiếp trong hợp đồng Đầu tư theo hình thức đối tác công tư sẽ ràng buộc trực tiếp nghĩa vụ của tất cả cơ quan nhà nước và nhà đầu tư. Bởi thế, trong điều khoản này của luật chỉ nên quy định những vấn đề đặc thù của Đầu tư theo hình thức đối tác công tư được ưu tiên áp dụng như trình tự, thủ tục đầu tư thực hiện dự án, hoạt động của doanh nghiệp dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Ngoài các vấn đề chung của Dự luật, đại biểu Lê Anh Tuấn cũng chỉ ra rằng, vấn đề doanh nghiệp dự án Đầu tư theo hình thức đối tác công tư cũng cần cân nhắc lại vì: Về nguyên tắc doanh nghiệp dự án có quyền mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đăng ký. Bên cạnh đó, khi pháp luật thừa nhận doanh nghiệp có mục đích duy nhất để thực hiện dự án theo mô hình công ty cổ phần mà không có quyền phát hành cổ phiếu là trái với nguyên tắc hình thành cấu trúc vốn của công ty cổ phần.

Ngoài các vấn đề trên, đại biểu cũng đề nghị Cơ quan soạn thảo rà soát kỹ lượng lại nhiều quy định của Dự luật để đảm bảo tính khả thi và thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành./.

Hồ Hương