Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f51a68a1-7985-90f0-c4c5-0d9b2fa6c093.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TÔ VĂN TÁM: VẤN ĐỀ MIỄN NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP TRONG DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

04/03/2020

Theo ĐBQH Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum, việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp khi bị xử lý kỷ luật hoặc khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 điều 7 là không phù hợp với bản chất của miễn nhiệm.

Cụ thể, điều 10 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp quy định việc miễn nhiệm giám định viên. Theo đó dự thảo quy định các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp, đó là: Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại điều 7 khoản 1; thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều 7; bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử lý hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp…. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu đã bị kỷ luật tức là đã vi phạm pháp luật, và điểm b, c khoản 2 điều 7 quy định như sau: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý, đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.

ĐBQH Tô Văn Tám – Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum

Vậy nên đặt vấn đề miễn nhiệm hay bãi nhiệm? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần xem xét bản chất của việc miễn nhiệm và bãi nhiệm. Miễn nhiệm là cho thôi giữ chức vụ do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, hạn chế về trình độ năng lực, do yêu cầu của nhiệm vụ hoặc theo đề nghị của cán bộ, công chức, viên chức vì lý do sức khỏe, hoặc do thuyên chuyển, điều động làm nhiệm vụ khác. Bãi nhiệm là cho thôi giữ chức vụ khi đang tại vị do vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao, được bổ nhiệm. Với bản chất như trên thì việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp khi bị xử lý kỷ luật hoặc khi thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 điều 7 là không phù hợp với bản chất của miễn nhiệm, do vậy cần đặt vấn đề bãi nhiệm để phù hợp với bản chất của vấn đề.

Nếu tiếp cận theo hướng này thì điều 10 của luật cần được thiết kế lại như sau: Về tên gọi điều luật là “miễn nhiệm, bãi nhiệm giám định viên tư pháp”, và nội dung của điều luật được bổ sung thêm một khoản quy định bãi nhiệm, như thế điều 10 được quy định sau:

Khoản 1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp

a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 điều 7 của luật này;

b) Có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về lao động;

c) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;

d) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp.

Khoản 2. Các trường hợp bãi nhiệm giám định viên tư pháp

a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 7 của luật này;

b) Bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;

c) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại điều 6 của luật này;

Khoản 3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm giám định viên tư pháp gồm …

Quy định như vậy sẽ rõ ràng hơn và đúng với bản chất của vấn đề, và tương xứng với tính chất, mức độ của các hành vi sai phạm trong hoạt động giám định của các giám định viên tư pháp, nâng cao tính răn đe và tính nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động giám định tư pháp, một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xử lý đúng đắn một quá trình tố tụng, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật./.

(Theo Trang thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Kon Tum)