Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a81b68a1-89c8-90f0-c4c5-0a7fb8564fda.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG: GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ TRONG THỰC HIỆN DỰ ÁN PPP

20/03/2020

Để nâng cao hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong các dự án triển khai theo mô hình hợp tác công - tư (PPP), góp phần cùng Quốc hội trong việc ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng, cần quan tâm đến các giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong thực hiện dự án PPP để tạo hành lang pháp lý, ngăn chặn, phòng trừ.

Góp ý tại Hội thảo "Dự án PPP và vai trò kiểm toán của Nhà nước", Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng, các dự án triển khai theo PPP đã có đóng góp đáng kể trong việc phát triển hạ tầng, cung cấp dịch vụ, hỗ trợ Nhà nước trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, quá trình thực hiện các dự án cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, làm nảy sinh nhiều vấn đề trở ngại, hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn; đặc biệt là đã gây ra không ít thất thoát, lãng phí.

Đề xuất các giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong thực hiện dự án PPP, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề nghị: Thứ nhất: Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý cho các hoạt động PPP, nhất là sớm xây dựng và ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và nghị định hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, luật và các văn bản dưới luật cần đảm bảo chất lượng và có tính khả thi cao, không tạo ra những kẻ hở và đặc biệt là cần có những quy định phù hợp, chặt chẽ, phát huy tốt nhất vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan, nhất là thanh tra, kiểm toán để ngăn chặn, hạn chế tối đa những thất thoát, lãng phí, những tiêu cực phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án PPP.

Hội thảo "Dự án PPP và vai trò kiểm toán của Nhà nước"

Vừa qua, Dự thảo Luật đã được Chính phủ trình, Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8; kết quả bước đầu rất đáng hoan nghênh; tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần tiếp tục được nghiên cứu, thảo luận bổ sung, hoàn thiện cụ thể, chi tiết trước khi thông qua.

Cụ thể là quy định về vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của KTNN trong đầu tư theo phương thức. Dự thảo Luật, chỉ có duy nhất quy định cơ quan KTNN chỉ thực hiện kiểm toán “Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng” (Điều 65) và “Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” (Điều 67); không thực hiện kiểm toán đối với toàn bộ dự án, kể cả các nguồn vốn nhà nước được quy định tại các Khoản b, d, và đ tại Điều 64 của dự thảo Luật, trong khi đó Điều 118, Hiến pháp năm 2013 và Điều 3, khoản 11 Luật KTNN thì các dự án PPP là đối tượng được kiểm toán thực hiện.

Vì vậy, có thể nhận thấy, quy định trên là đúng nhưng chưa đủ, chưa phù hợp và thiếu toàn diện; còn để dự án PPP tách rời thành bộ phận riêng lẻ, chưa xem xét dự án PPP với tư cách là dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, các dự án đầu tư theo hình thức PPP, nhưng không qua KTNN kiểm duyệt, đánh giá tính tuân thủ, tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của dự án vì các tài sản hình thành từ các dự án này là tài sản công và việc quản lý, sử dụng tài sản này là đối tượng kiểm toán của KTNN.

Đây là vấn đề cần phải xem xét để có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp quy định pháp luật hiện hành và sát thực tiễn, có thể sửa đổi quy “Kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm toán về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công trong dự án PPP được quy định tại Luật này”. Quy định về quyền của KTNN trong dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư để dễ áp dụng thực hiện và nâng cao vai trò, trách nhiệm của KTNN, nhất là quy định về trách nhiệm trong việc đánh giá, xác nhận, kết luận nhằm tách bạch rõ ràng, cụ thể vốn của Nhà nước và vốn của nhà đầu tư, cũng như kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, để tránh việc “sân sau”, lợi ích nhóm trong thẩm định, phê duyệt, triển khai các dự án PPP.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình

Thứ hai: Các bộ, ban, ngành và địa phương cần có sự phối hợp để xây dựng một quy hoạch tổng thể về huy động, đầu tư, triển khai dự án. Cần bắt buộc tối đa hóa việc minh bạch thông tin về dự án theo các quy định của pháp luật. Có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của mỗi thành viên Hội đồng thẩm định dự án PPP, tránh sự đổ lỗi cho yếu tố chủ quan khi thực hiện không thành công hoặc gây thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản công. Thực tế đã có không ít những dự án đã gây thiệt hại cho Nhà nước mà người thẩm định lại vô can. Vì vậy, dứt khoát “Không thể để đối tượng gây thiệt hại tài sản của nhà nước và nhân dân bình an vô sự, được hưởng lợi, có sự cố nhưng không chịu trách nhiệm; nhất là, trách nhiệm của người đứng đầu Hội đồng thẩm định”.

Thứ ba: Bên cạnh hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường vai trò của KTNN, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ liên quan về kiến thức thực hiện dự án PPP; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động PPP của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương; đảm bảo được sự tham gia của các cấp các ngành và phát huy vai trò của cộng đồng, người dân trong việc giám sát các dự án PPP. Tạo cơ chế khuyến khích, điều kiện thông thoáng, nhanh chóng và thuận lợi nhưng cần đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng đầu tư thực hiện các dự án PPP trên cơ sở tạo dựng môi trường cạnh tranh công khai, bình đẳng, minh bạch, để vừa thu hút khu vực đầu tư tư nhân có hiệu quả vừa hạn chế rủi ro, thất thoát, lãng phí.

Thứ tư: Kiểm toán cũng cần khắc phục những hạn chế trong kiểm toán để phát huy vai trò chức năng nhiệm vụ của kiểm toán, tạo được niềm tin, uy tín và lòng tin của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Chú trọng phát hiện và xử lý nghiêm các biểu hiện và vi phạm lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán; có khi tìm cớ gây cản trở, tìm kiếm lợi ích cá nhân. Đây cũng chính là những lý do làm thất thoát vốn của Doanh nghiệp và sự không đồng tình của một số cá nhân, doanh nghiệp khi mở rộng vai trò Kiểm toán trong dự án Luật./.

Trọng Quỳnh