Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 679255a1-d9fa-90f0-c4c5-0be1b4baf5f8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA ĐỀ NGHỊ CÂN NHẮC VIỆC KHÔNG THU PHÍ HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN

28/05/2020

Đồng tình với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tuy nhiên Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) đề nghị cân nhắc việc không thu phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

 

Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Sáng ngày 25/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ đồng tình với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, về phạm vi hòa giải, đối thoại tại Tòa án, ĐBQH Phạm Văn Hòa thống nhất như dự thảo luật vì không thể điều chỉnh và không loại trừ các hoạt động hòa giải, đối thoại đã được các luật khác quy định như Luật Hòa ở giải cơ sở, Luật Hòa giải, tranh chấp lao động và cá nhân tập thể. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án góp phần quyết định nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp, khiếu kiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự định đoạt của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Về việc thu nộp chi phí hòa giải đối, thoại tại Tòa án (Điều 9), ĐBQH Phạm Văn Hòa đề nghị cân nhắc việc không thu phí hòa giải, đối thoại. Đồng thời đề nghị nên xem xét những trường hợp có vụ việc dân sự có giá trị hàng hóa phạt tiền từ 100 triệu đồng trở lên nên có thu một khoản phí để bù đắp chi phí cho công tác hòa giải, đối thoại vì có những vụ không chỉ hòa giải, đối thoại một lần mà có thể nhiều lần, chi phí cho hòa giải viên, chi phí cho mỗi lần hòa giải tại các Tòa án trong cả nước, ngân sách Nhà nước bỏ ra một số tiền tương đối lớn, nên cần thu phí để bù đắp. Mặt khác có thu phí để mọi đối tượng tác động cân nhắc việc có nên gửi đơn hay không gửi đơn hòa giải, đối thoại hoặc áp dụng các hình thức khác cho phù hợp.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) bày tỏ đồng tình với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về tiêu chuẩn hòa giải viên, ngoài các chức danh được ghi trong luật, ĐBQH Phạm Văn Hòa đề nghị các chức danh luật sư, chuyên gia, các nhà chuyên môn khác chỉ cần có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác là được thay vì 10 năm. Bởi nếu quy định chuẩn như dự thảo thì chỉ có những chức danh quy định trong Luật mới làm hòa giải viên được. Các chức danh khác rất khó được công nhận hòa giải viên. Như vậy có ưu ái đối với các chức danh tư pháp khi đã nghỉ hưu hay không?

Cũng theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, nhiệm vụ hòa giải viên 3 năm là phù hợp, 3 năm là vừa đủ để cho mỗi hòa giải viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ để được tái bổ nhiệm. Mặt khác, 3 năm cũng là thời gian cho Chánh án Tòa án tỉnh sàng lọc, cân nhắc có nên hay không nên tái bổ nhiệm đối với hòa giải viên không đáp ứng được yêu cầu công việc, sức khỏe hoặc vì nhiều lý do khác, nhưng thủ tục hồ sơ tái bổ nhiệm cần phải đơn giản hơn so với bổ nhiệm lần đầu.

Về cân nhắc việc quy định tối đa hòa giải viên cho mỗi lần hòa giải, ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng tùy thực tiễn mỗi vụ hòa giải mà Tòa án phân công hòa giải viên nhưng phải có khung tối đa để tránh những trường hợp đơn giản mà bố trí nhiều hòa giải viên sẽ gây tốn kém cho ngân sách. Đề nghị xem xét xử lý vi phạm của hòa giải viên, hình thức khiển trách là hình thức kỷ luật, cân nhắc nên xử lý hành chính nếu hòa giải viên vi phạm. Đây cũng là điều kiện có hay không bổ nhiệm lại hòa giải viên, thẩm phán theo dõi công tác hòa giải, thậm chí có điều kiện dự khán hòa giải, đối thoại cho khách quan. Mặt khác, thẩm phán chịu trách nhiệm chính ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, nên việc theo dõi công tác công tác hòa giải là rất phù hợp.

Về phạm vi hoạt động của hòa giải viên (Điều 15), ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng, theo hướng hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải ở các Tòa án khác trong phạm vi địa giới hành chánh của Tòa án cấp tỉnh. Quy định như vậy sẽ tạo thuận lợi cho các đối tượng được chọn lựa hòa giải viên mà mình tín nhiệm với điều kiện được Tòa án nơi bổ nhiệm đồng ý. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi hòa giải viên có công việc để hòa giải, đối thoại, có kinh nghiệm phục vụ cho công tác của mình.

Về địa điểm đối thoại hòa giải, theo dự thảo, việc hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án là phù hợp, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hòa giải nhưng cũng cần làm cho rõ do Tòa án quyết định hay do các bên tự thỏa thuận. Vì nếu một trong các bên hòa giải không đồng thuận, hòa giải bên ngoài, Tòa án sẽ giải quyết ra sao? ĐBQH Phạm Văn Hòa đề nghị việc này cũng cần làm rõ.

Về thủ tục ra quyết định công nhận hòa giải thành đối thoại, theo Điều 32, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành đối với những việc không cần phải mở phiên họp, như vậy sẽ mất thời gian khi các bên hòa giải đã đồng thuận với nhau. Mặt khác, thẩm phán theo dõi vụ việc thường xuyên đã xem xét kỹ hồ sơ trước khi kí quyết định, nếu thấy chưa rõ thì yêu cầu mỗi bên đương sự bổ sung hồ sơ. Tuy nhiên, thời gian 15 ngày để thẩm phán ký quyết định công nhận là dài, đề nghị rút ngắn lại còn 10 ngày.

Về thủ tục ra quyết định công nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo Điều 32, theo ĐBQH Phạm Văn Hòa là rất cần thiết. Mặc dù ở mỗi bên tự nguyện định đoạt và tự thỏa thuận với nhau, không cần phải có quyết định công nhận, nếu không quyết định tính pháp lý sẽ không cao. ĐBQH Phạm Văn Hòa đề nghị sau khi hòa giải, đối thoại thành là phải có quyết định công nhận của Tòa án, không nhất thiết phải có các bên yêu cầu./.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác