Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 26cb68a1-e90e-90f0-c4c5-0cddcb1a491e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CƠ QUAN LẬP PHÁP (BÀI 1)

29/10/2020

75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Quốc hội đã và đang ngày càng khẳng định vị thế của cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Để giữ vững vai trò đó, Đảng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo Quốc hội phát huy đầy đủ các chức năng lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

 

BÀI 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XUYÊN SUỐT HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI

Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) năm 2011 của Đảng đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Theo PGS. TS. Trương Ngọc Nam - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đảng Cộng sản là chính đảng duy nhất cầm quyền, giữ vai trò là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản nắm giữ vai trò cầm quyền bằng thể chế hóa đường lối, chính sách thành hiến pháp, pháp luật và cầm quyền theo pháp luật; đồng thời thông qua những cán bộ ưu tú, tổ chức Đảng được bố trí trong các cơ quan nhà nước. Đảng Cộng sản xác lập và củng cố vai trò cầm quyền bằng uy tín chính trị, phát huy dân chủ rộng rãi để nhân dân ủng hộ, nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng là vấn đề luôn được Đảng ta hết sức coi trọng.

Đảng cầm quyền bằng thể chế hóa đường lối, chính sách của mình thành pháp luật của Nhà nước và phải tuân thủ theo pháp luật để cầm quyền. Vì vậy, ngay sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Đảng ta đã có chủ trương tổ chức tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội. Ngày 03/9/1945, một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Ngày 06/01/1946, cuộc tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam, đánh dấu mốc quan trọng, hiện thực hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Với thắng lợi vang dội của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Quốc hội lập hiến được thành lập và bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946) của một Nhà nước dân chủ được xây dựng và thông qua. Ngay tại lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1946, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ Nhà nước đã được xác định: “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.

Cử tri Hà Nội bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa I. (Ảnh: quochoi.vn)

Quan điểm xây dựng và thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân được khẳng định từ Hiến pháp năm 1946, được kế thừa và phát triển nhất quán trong suốt lịch sử lập hiến của Việt Nam. Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đều khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chủ quyền nhân dân là nội dung xuyên suốt tất cả các bản Hiến pháp và đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một trong những người được chứng kiến và tham gia vào công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên lập ra Quốc hội Khóa I. Ông cũng từng gắn bó với công tác Mặt trận, theo sát các hoạt động của Quốc hội bày tỏ vui mừng trước sự trưởng thành, lớn mạnh của Quốc hội. Bởi các chủ trương, nghị quyết của Đảng đối với Quốc hội ngày càng thiết thực, kịp thời, hiệu quả.

Ông Nguyễn Túc cho rằng hoạt động của Quốc hội đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, với quyết tâm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Chủ trương, đường lối của Đảng mang tính định hướng, Quốc hội đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng thành pháp luật, sát hợp với điều kiện thực tiễn. “Tiếng nói” của Đại biểu Quốc hội ngày càng có trọng lượng, dám chịu trách nhiệm trước những phản ánh của mình… vì đây là tiếng nói xuất phát từ nhân dân, cử tri cả nước.

Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đánh giá cao về quá trình hoạt động của Quốc hội. Theo ông Nguyễn Viết Chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội Việt Nam đã lập nên những kỳ tích. Trải qua hàng ngàn năm phong kiến, cả trăm năm chịu sự đô hộ của đế quốc thực dân, sau Cách mạng Tháng 8, từ vị thế nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. Bài toán lãnh đạo đất nước như thế nào đặt ra cho Đảng ta nhiều trăn trở. Nhưng điều được đánh giá là thần kỳ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có chủ trương lập ra Quốc hội, ngay sau đó Quốc hội đã ban hành bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp được đánh giá là tiến bộ hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.

Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, việc xây dựng và hoạt động của Nhà nước pháp quyền đã được Đảng ta nêu ra rất sớm. Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với Đảng lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, xóa bỏ chính quyền thuộc địa, phong kiến xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam. Một trong những nội dung nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền. Ngay ở Điều 1, Hiến pháp năm 1946, Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” - đó là tư tưởng nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong phiên họp Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị tiến hành cuộc Tổng tuyển cử. Người khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì có quyền đi bầu cử… Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là Chính phủ của toàn dân”. Quyền lực Nhà nước là quyền lực của nhân dân, do nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nhân dân có quyền kiểm soát đại biểu mà mình đã bầu ra. Người viết: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình”. Tư tưởng ấy đã được nêu bật trong Tuyên ngôn Độc lập, trong các bài viết của Người, trong bản Hiến pháp 1946 và các bản hiến pháp sau này.

Từ khi Quốc hội khóa đầu tiên được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội Việt Nam luôn đồng hành và hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và cơ quan giám sát tối cao để giúp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Nhà nước, trong đó có Quốc hội, TS.Đinh Xuân Thảo - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp (thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội), đại biểu Quốc hội Khóa XII, XII cho biết, trong các văn kiện của Đảng; cũng như Điều 4, Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

TS.Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong từng hoạt động, nhất là hoạt động xây dựng pháp luật, là quá trình thể chế hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.

Điều 4 Hiến pháp 2013 cũng quy định, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình và các quyết định này thông qua quyết định của Quốc hội. Để các quyết định ấy đúng đắn và hợp lòng dân thì công tác giám sát được đề cao. Vai trò giám sát của Quốc hội đã được Hiến định, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực thi pháp luật, thực thi các quyết định của Nhà nước trên cơ sở thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.

TS.Đinh Xuân Thảo cũng nhấn mạnh, Đảng lãnh đạo xã hội thông qua Nhà nước. Để sự lãnh đạo của Đảng hiệu quả thì trước tiên phải thông qua Quốc hội, nên tất cả hoạt động của Quốc hội đều thể hiện tinh thần, chủ trương, đường lối của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện trong từng hoạt động, nhất là hoạt động xây dựng pháp luật, là quá trình thể chế hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng thành pháp luật của Nhà nước.

Để xây dựng Nhà nước pháp quyền, trải qua 14 nhiệm kỳ, Quốc hội Việt Nam đã có 5 bản Hiến pháp được ban hành (Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013). Đặc biệt, nhiều đạo luật, pháp lệnh, trong đó có nhiều bộ luật lớn được Quốc hội thông qua đã tạo nền tảng chính trị, pháp lý quan trọng cho sự tồn tại và phát triển các quan hệ kinh tế hiện nay. Tiếp tục giữ vững thành quả này, nhất là trong bối cảnh thế giới biến chuyển không ngừng và hội nhập sâu rộng, đòi hỏi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội không ngừng được đổi mới và phát huy đầy đủ vai trò là cơ quan lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Ở mỗi giai đoạn, thời kỳ phát triển, Đảng luôn quan tâm chỉ đạo đúng đắn, kịp thời các hoạt động của Nhà nước. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết mang tính định hướng nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp. Trong đó phải kể đến Nghị quyết 02 và Nghị quyết 08 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và các báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI đã khẳng định quan điểm cơ bản làm cơ sở quan trọng để đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội.

Đặc biệt, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cũng đề ra mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch với trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực thi pháp luật.

Đảng lãnh đạo Quốc hội bằng nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách.

Điều 69, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, Quốc hội chính là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thông qua đó nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước của mình. Thông qua Quốc hội, ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước thể hiện bằng các đạo luật mang tính bắt buộc chung. Cũng thông qua Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, thành lập Chính phủ, bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các cơ quan này tổ chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp quy định, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Quốc hội giám sát toàn bộ mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Với vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, vừa là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, điều này đòi hỏi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải phù hợp, bảo đảm phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, bảo đảm cho ý chí của Đảng và nguyện vọng của nhân dân do Quốc hội với vai trò đại diện.

Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Theo GS.TS Vũ Văn Hiền - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Đại biểu Quốc hội Khóa XI, XII - Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và toàn xã hội bằng nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách. Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua Đảng Đoàn Quốc hội; thông qua đảng viên tại Quốc hội. Đặc biệt, Đảng lãnh đạo Quốc hội một cách trực tiếp, toàn diện nhưng không phải là cầm tay chỉ việc hay làm thay.

Chính hoạt động lập pháp của Quốc hội là nhằm thể hóa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng cầm quyền. Còn việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng xuất phát từ chủ trương của Đảng. Bởi mục tiêu cao cả của Đảng chính là lợi ích của dân tộc, của nhân dân, được đúc kết trong các Nghị quyết của Đảng. Quốc hội cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng bằng việc thảo luận và đưa ra các quyết định về các chỉ tiêu kinh tế xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, hay việc gia nhập các điều ước quốc tế…. Điều này cho thấy, các chủ trương của Đảng về các lĩnh vực không phải do Đảng trực tiếp quyết định mà thông qua Quốc hội được Đảng giao thực hiện trọng trách này.

Trong hoạt động giám sát của Quốc hội, sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện qua các chủ trương tăng cường, nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội. Các quan điểm và chủ trương của Đảng được xác định trong các Nghị quyết của các đại hội từ Đại hội VI đến Đại hội XII và các Nghị quyết tương ứng của mỗi khóa, các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Ban Bí thư luôn là các căn cứ chính trị quan trọng đối với xây dựng và thực hiện Chương trình, kế hoạch giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội toàn khóa và theo từng năm. Các hoạt động giám sát đều được thực hiện bám sát nhiệm vụ chính trị đã được Đảng xác định trong các văn kiện của Đảng. Kết quả giám sát đều được báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng. Việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội cũng là cơ sở quan trọng để Đảng hoàn thiện, điều chỉnh các chủ trương, chính sách phù hợp với các yêu cầu phát triển của thực tế đổi mới đất nước.

GS.TS Vũ Văn Hiền - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, cũng lưu ý, trong quá trình lãnh đạo của Đảng với Quốc hội cũng còn những vấn đề mới nảy sinh đặt ra cần được nghiên cứu kỹ để giải quyết, vì sự vật hiện tượng biến chuyển không ngừng. Như vừa qua, đại dịch Covid 19, tình trạng biến đổi khí hậu cực đoan, bão tố, lũ lụt ở miền Trung… đòi hỏi Đảng phải có những chỉ đạo, định hướng để đảm bảo xử lý tốt an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống. Trong quá trình xuất hiện những vấn đề đột xuất đó, Đảng đưa ra quan điểm, chủ trương, còn Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa quan điểm của Đảng đưa vào cuộc sống. Trong quá trình đó, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, không phải công việc nào cũng thực hiện tốt. Chính điều này đặt ra vấn đề tác động trở lại, Đảng phải có phương thức lãnh đạo càng ngày càng chặt chẽ, cụ thể hơn nhưng lại tránh làm thay, cầm tay chỉ việc, mà chỉ lãnh đạo trên cơ sở định hướng.

Bên cạnh đó, trong thời kỳ đổi mới, 3 nhánh quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp trong một Nhà nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới để hệ thống này hoạt động, vận hành ngày càng thông suốt, hiệu quả, làm sao mỗi cơ quan không chỉ hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, mà còn phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy sức mạnh của một Nhà nước thống nhất. Lý thuyết là vậy, nhưng trong quá trình hoạt động thực tiễn cũng khó tránh khỏi những vướng mắc, thiếu nhịp nhàng, ăn khớp. Vì vậy, sự lãnh đạo khéo léo, tài tình của Đảng trong thời gian tới sẽ cần tiếp tục phát huy, tiếp tục được đổi mới để minh chứng rõ nét cho tính đúng đắn của đường lối lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội trong thời kỳ mới. (Còn tiếp)

Lan Hương - Hồng Loan - Trung Hiếu