Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 25ed68a1-3954-90f0-c4c5-0a992b836e53.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN TIẾN CHẤT VẤN CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

15/12/2020

Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, trong phiên chất vấn trực tiếp tại nghị trường, đại biểu Trần Văn Tiến - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, đã có chất vấn đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng về việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

 

Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính tại Bộ phận 1 cửa - 1 cửa liên thông

Hiệu quả từ mô hình 1 cửa liên thông

Thực hiện cải cách hành chính theo Đề án số 30 của Chính phủ và hướng tới 1 nền hành chính nhà nước văn minh, hiện đại, các tỉnh, thành phố đã triển khai dịch vụ công trực tuyến và triển khai mô hình 1 cửa điện tử liên thông.

Để làm thủ tục xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, chuẩn bị cho việc đăng ký kết hôn anh Nguyễn Hải Nam, nhà ở tổ 6, phường Thạch Bàn, quận Long Biên Tp. Hà Nội không cần ra phường làm thủ tục như trước kia. Giờ đây, với ứng dụng dịch vụ công trực tuyến và mô hình 1 cửa điện tử liên thông chỉ cần ngồi tại nhà và tiến hành các thao tác khai báo/đăng ký trên dịch vụ công trực tuyến của Hà Nội.  “Với hệ thống dịch vụ công trực tuyến này tôi thấy rất là hữu ích và có thể làm trực tiếp tại nhà được mà không cần phải ra ủy ban phường. Mọi thứ trên hệ thống rất là rõ ràng và tiện lợi cho người sử dụng... ” - Anh Nguyễn Hải Nam, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Tp. Hà Nội chia sẻ.

Anh Nguyễn Hải Nam, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Tp. Hà Nội 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện mô hình điện tử một cửa liên thông đã giúp phường Thạch Bàn xây đựng được bộ mặt hành chính hiện đại, tinh gọn và hiệu quả. Qua thời gian triển khai, mô hình này đã phát huy hiệu quả và nhận được những đánh giá, phản hồi tích cực từ phía người dân.

Theo bà Lã Thị Hương, tổ dân số 14, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Tp. Hà Nội, thái độ phục vụ người dân rất là tốt, khi chúng tôi đến không gì được cán bộ bộ phận 1 cửa giải thích, hướng dẫn tận tình. Hẹn giờ trả kết quả đúng hẹn, chúng tôi cảm thấy giữa công dân và cán bộ như người nhà...

Một trong những nét mới mang tính ưu việt trong công tác cải cách thủ tục hành chính thông qua mô hình 1 cửa liên thông chính là việc áp dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc không chỉ giảm phiền hà cho người dân mà còn tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ công chức giải quyết công việc một cách khoa học và hiệu quả hơn.

“Hiện nay mỗi hồ sơ đều có mã và đều được nhập máy và in phiếu hẹn cho công dân. Như vậy, rất thuận tiện cho quá trình nhập hồ sơ đầu vào, công dân có giấy hẹn, cán bộ công chức có mã để quản lý ....” - bà Nguyễn Thị Bích Huệ, Cán bộ Bộ phận 1 cửa phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Tp. Hà Nội cho biết.

Việc triển khai mô hình 1 cửa liên thông đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính; góp phần làm thay đổi mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Theo ông Tạ Văn Hạ, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, sau khi Nghị quyết 36a năm 2015 về Chính phủ điện tử ra đời thì việc xây dựng Chính phủ có sự chuyển biến rất lớn, góp phần cải cách hành chính trong đó có triển khai liên thông một cửa của nhiều địa phương, nhiều tỉnh, thành phố đã làm tương đối tốt. Đặc biệt, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng rộng rãi và cụ thể hóa trong các văn bản, nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công bước đầu được cải thiện…

Ts. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế

Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc thực hiện cơ chế một cửa, cổng dịch vụ công quốc gia ra đời, do Văn phòng Chính phủ xây dựng và thống nhất quản lý trên cơ sở tích hợp, trao đổi dữ liệu về thủ tục hành chính, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và tích hợp dịch vụ công trực tuyến với hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Đây là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ tra cứu thông tin, giám sát tình trạng giải quyết thủ tục hành chính và tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết quả đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính; công khai kết quả xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến.

Ts.Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cho biết, “Dịch vụ công trực tuyến là xu thế tất yếu của thế giới. Tại Việt Nam đã ứng dụng và phát triển mạnh mẽ dịch vụ công trực tuyến, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm ngân sách, thời gian, công sức của người dân;....”

Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, được khai trương ngày 09/12/2019. Sau gần 11 tháng triển khai đã có hơn 85 triệu lượt truy cập, 25 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; đã cung cấp 2.200/6.790 dịch vụ công trực tuyến và phấn đấu từ nay đến cuối năm cung cấp khoảng 2.500 thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Như vậy, mỗi năm tiết kiệm trên Cổng Dịch vụ công quốc gia khoảng 6.300 tỷ đồng.

Tiếp tục đổi mới, tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại

Cải cách thủ tục hành chính là một nhu cầu tất yếu khách quan của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính là cải cách thủ tục hành chính. Muốn cải cách hành chính thì thủ tục hành chính phải được đơn giản hóa một cách tối đa, tránh rườm rà. Để đáp ứng yêu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25-3-2015 về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đây được coi như là một giải pháp mang tính đột phá trong việc cải cách thủ tục hành chính.

Đến nay, 100% các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc kiện toàn Bộ phận Một cửa các cấp để giải quyết thủ tục hành chính, trong đó, 58/63 địa phương thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh. Đặc biệt có địa phương đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính theo phương thức “5 tại chỗ” như Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Nhiều địa phương đã gắn kết chặt chẽ giữa việc thiết lập một cửa “vật lý” và một cửa điện tử để tạo thuận lợi cho người thực hiện như: Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dương… Nhiều Bộ, cơ quan tiên phong như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bảo hiểm xã hội, Tập đoàn Điện lực…

Tuy nhiên, việc giải quyết thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn một số, hạn chế, vướng mắc nhất định, đặc nhất là tình trạng chậm - muộn, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính, người thực hiện phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan và chờ đợi rất lâu mà không biết kết quả giải quyết ra sao. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hiện tượng cá biệt xảy ra ở một số ít cơ quan, là “con sâu làm rầu nồi canh”.  

"Cải cách hành chính là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thời gian qua, công tác cải cách hành chính được triển khai một cách tích cực, mang lại những chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, đôi chỗ vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tạo ra những khe hở cho nạn tham nhũng vặt; tình trạng chạm – muộn trả kể quả còn xảy ra,…”- Ông Cao Sỹ Khiêm, Đại biểu Quốc hội khóa XII chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc triển khai cơ chế một cửa còn thiếu đồng bộ,thủ tục hành chính thiếu tính liên thông và phối hợp, việc giải quyết một số loại hồ sơ hành chính còn bị cắt khúc, chưa tạo thành quy trình thống nhất dẫn đến người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc.

Cải cách thể chế hành chính, trong đó có cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Thủ tục hành chính có phạm vi tác động rộng, liên quan đến các tổ chức, doanh nghiệp và đời sống của các tầng lớp nhân dân. Do đó, đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung và hiệu quả mô hình 1 cửa liên thông nói riêng để đáp ứng yêu cầu phục vụ xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Chỉ rõ nguyên nhân của tồn tại

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Văn Tiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ. Tuy nhiên, đúng như nhận định của đại biểu Quốc hội, việc giải quyết thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn một số, hạn chế, vướng mắc nhất định.

“Việc giải quyết thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn một số, hạn chế, vướng mắc nhất định, đặc nhất là tình trạng chậm - muộn, nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính, người thực hiện phải đi lại nhiều lần, nhiều cơ quan và chờ đợi rất lâu mà không biết kết quả giải quyết ra sao. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hiện tượng cá biệt xảy ra ở một số ít cơ quan, là “con sâu làm rầu nồi canh”. Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh tình trạng này…” - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân của vướng mắc, hạn chế nêu trên bên cạnh là do yếu tố con người còn có các yếu tố sau:

.Thứ nhất, việc tổ chức Bộ phận Một cửa hiện nay vẫn còn phân tán, gắn liền với địa giới hành chính, chưa liên thông địa phương này và địa phương khác.

.Thứ hai, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế, phổ biến nhất là tình trạng các phần mềm chuyên ngành, ngành dọc không kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của địa phương.

.Thứ ba, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc người dân ít sử dụng dịch vụ công trực tuyến do chưa tiện ích một cách thực sự.

.Thứ tư, nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính để tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Lấy sự hài lòng của người dân là thước đo

Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông dựa theo nguyên tắc lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân, là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù thời gian vừa qua, chỉ số này được đánh giá ở mức cao nhưng cần có những giải pháp gì để tiếp tục nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình 1 cửa liên thông; đảm bảo thủ tục hành chính được thực hiện kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch? Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của đại biểu Trần Văn Tiến về nội dung này:

Đại biểu Trần Văn Tiến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Phóng viên: Thưa đại biểu, được biết tại kỳ họp thứ 10 đại biểu dã có câu hỏi chất vấn đối với chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng về thực hiện cơ chế 1 cửa liên thông. Vậy, cụ thể hiện nay đang có những bất cập, vướng mắc gì trong thực hiện một cửa liên thông?

Đại biểu Trần Văn Tiến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Thời gian qua, việc triển khai giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính. Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, tại một số bộ, cơ quan, địa phương vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Thực tiễn cũng cho thấy, một số nơi việc chấp hành đúng quy định về thời gian nhận và trả còn chưa đáp ứng mong muốn của người dân. Vì vậy, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại hội trường kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, tôi đã đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm cho biết Văn phòng Chính phủ tham mưu giải pháp nào cho Chính phủ trong việc tiếp tục được cải thiện, đổi mới cơ chế này?

Phóng viên: Ngay sau khi nhân được câu hỏi chất vấn của Đại biểu, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã có phần giải trình trước nghị trường Quốc hội. Vậy, ông có đồng tình với nội dung trả lời của Bộ trưởng?

Đại biểu Trần Văn Tiến, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Ngay tại phiên chất vấn trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã có phần trả lời chất vấn của tôi cũng như một số vị đại biểu khác về nội dung cải cách hành chính. Tôi cơ bản đồng tình với nội dung trả lời của Bộ trưởng. Đúng là chúng ta đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong cải cách hành chính; tiết kiệm được ngân sách, giảm phiền hà cho người dân. Thực tế, kết quả này được người dân và doanh nghiệp đánh giá rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số nơi còn tồn tại hạn chế. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định, đây chỉ là hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh ”. Chính phủ cũng đã kịp thời và có nhiều biện pháp khắc phục tình trạng này. Trong phần trả lời, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng thẳng thắn và phân tích rõ những nguyên nhân dẫn đến bất cập. 

Phóng viên: Để khắc phục những tồn tại hiện nay và nâng cao hơn nữa hiệu quả mô hình 1 cửa liên thông, theo đại biểu cần tiếp tục tập trung thực hiện giải pháp nào?

Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc: Tôi cho rằng, để khắc phục những tồn tại này cần lưu ý hai vấn đề trọng tâm. Thứ nhất, là về chuyên môn của cán bộ ở bộ phận một cửa. Đây phải là những người tinh thần về chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Thứ hai, là đạo đức công vụ, phải tiếp thu tất cả những vấn đề người dân đến giao dịch, tiếp nhận và giải đáp một cách tận tình, thỏa đáng.

Bên cạnh đó, cũng cần tiếp tục mở rộng đối tượng áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cung ứng dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, hợp tác xã. Đồng thời, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, quán triệt, triển khai tới từng cán bộ, công chức, viên chức với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”. Tổ chức tốt hoạt động kiểm tra, giám sát tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở các cơ quan, công sở. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trên lĩnh vực quản lý nhà nước, triển khai đồng bộ hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 thống nhất toàn thành phố, góp phần xây dựng chính quyền điện tử, tạo cơ chế cho việc áp dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến cấp độ 4....

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Cơ bản đồng tình với nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, đại biểu Trần Văn Tiến cho rằng: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông là rất cần thiết nhằm xây dựng môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, có thể dự báo được để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cần thực hiện một số giải pháp như: Tăng cường vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ; hoàn thiện tổ chức, bộ máy bộ phận một cửa, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4, bảo đảm tính kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả, tích hợp các dịch vụ công của các địa phương vào Cổng dịch vụ công quốc gia;…/.

Lê Anh

Các bài viết khác