Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bdc852a1-7910-90f0-c4c5-03572d3dd4de.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: GIẢM BỚT QUY ĐỊNH CHỨNG CHỈ CŨNG GIÚP LOẠI BỎ KHE HỞ TRONG THỰC HIỆN CƠ CHẾ XIN - CHO

16/03/2021

Vừa qua, Bộ Nội vụ đã dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư. Trong đó, có đề xuất bỏ hai loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho công chức.

Đồng tình với điểm mới tại dự thảo Thông tư do Bộ Nội vụ đề xuất, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội cho rằng, việc loại bỏ, giảm bớt những yêu cầu chứng chỉ không trong tuyển dụng, bổ nhiệm cho sát với thực tế là vô cùng cần thiết và cần triển khai sớm. Tuy nhiên, bỏ các điều kiện chứng chỉ không có nghĩa là không cần trình độ ngoại ngữ, tin học. Trình độ ngoại ngữ, tin học vẫn cần nhưng ở vị trí việc làm nào thì phải đáp ứng yêu cầu của vị trí đó, công chức làm hợp tác quốc tế yêu cầu phải khác với làm văn thư lưu trữ, và quan trọng nhất là phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội

Phóng viên: Thưa đại biểu, thời gian vừa qua trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức, viên chức vẫn tồn tại nhiều quy định yêu cầu về chứng chỉ. Vậy, quy định này đã và đang gây nên những hệ lụy gì trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội: Thời gian qua, các cấp ủy, tổ chức đảng đã quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW, ngày 26/4/2019 của Ban Bí thư về kết quả tự kiểm tra, rà soát thực hiện công tác cán bộ theo Thông báo kết luận số 43-TB/TW, ngày 28/12/2017 của Bộ Chính trị; rà soát, xử lý các trường hợp chưa thực hiện đúng các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục trong công tác quy hoạch, luân chuyển, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử. Tuy nhiên, qua rà soát, kiểm tra, thanh tra cho thấy, còn vướng mắc, bất cập, trong đó có vướng mắc, bất cập trong quy định yêu cầu về chứng chỉ.

Quy định này đã và đang gây nên những hệ lụy trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm đó là làm tha hóa, vẩn đục môi trường học vấn; làm gia tăng cơ hội tham nhũng, tiêu cực từ thủ tục xin – cho; làm sai lệch việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ công chức, viên chức, không đúng người, đúng việc; làm mất hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và nguy hiểm hơn là làm mất niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Phóng viên: Có ý kiến cho rằng, việc giảm bớt quy định chứng chỉ không chỉ làm lành mạnh môi trường học vấn, loại bỏ dần việc xin - cho mà quan trọng hơn là nhằm hướng tới nâng cao chất lượng trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Vậy quan điểm của đại biểu như thế nào về ý kiến này?

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội: Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến này. Việc giảm bớt quy định chứng chỉ trong tuyển dụng, bổ nhiệm sẽ giúp lành mạnh môi trường học vấn. Mỗi cán bộ công chức, viên chức hay đối tượng tuyển dụng nói chung phải nhận thức rõ việc học, hoàn thiện các kỹ năng phải là thực chất và cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ, công việc chứ không phải dùng hình thức mua bằng, mua chứng chỉ để đối phó.

Giảm bớt quy định chứng chỉ cũng giúp loại bỏ khe hở trong thực hiện cơ chế xin – cho vẫn còn tồn tại như hiện nay, tránh được tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Mục đích cuối cùng của các tiêu chuẩn, điều kiện đề ra cũng nhằm hướng tới nâng cao chất lượng trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Vì vậy, thiết nghĩ quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ hay các tiêu chuẩn khác trong bổ nhiệm cần sát với thực tế, phù hợp với vị trí việc làm cũng như đối tượng tuyển dụng, bổ nhiệm hướng tới thực chất và hiệu quả trong công việc.   

Phóng viên: Để tiến tới bỏ các quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về ngạch công chức, hạng viên chức. Vậy, đại biểu có đánh giá như thế nào về những động thái tích cực của Bộ Nội vụ? 

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội: Tôi đánh giá cao động những đổi mới tích cực của Bộ Nội vụ, nhất là việc tiến tới bỏ các quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức; việc Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về ngạch công chức, hạng viên chức.

Thay vì quy định công chức, viên chức phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, Bộ Nội vụ đang xây dựng thông tư theo hướng chỉ yêu cầu trình độ đáp ứng được công việc. Điểm mới của dự thảo Thông tư nhằm triển khai các luật và nghị định liên quan, thực hiện chủ trương đơn giản hóa thủ tục về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

Theo dự thảo Thông tư mới, những trường hợp có bằng tốt nghiệp chuyên môn tại các cơ sở đào tạo đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học (ví dụ tốt nghiệp đại học phải đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3), tương ứng với yêu cầu tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng thì công chức được sử dụng bằng tốt nghiệp đó thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Các trường hợp đã được miễn thi ngoại ngữ, tin học trong kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch, thăng hạng thì công chức, viên chức sẽ không còn phải nộp chứng chỉ. Tùy từng vị trí việc làm, các cơ quan sẽ xây dựng điều kiện tương ứng.

Tuy nhiên, cần lưu ý là, dự thảo Thông tư lần này tuy bỏ các điều kiện chứng chỉ nhưng không có nghĩa là công chức, viên chức không cần trình độ ngoại ngữ, tin học. Trình độ ngoại ngữ, tin học vẫn cần nhưng ở vị trí việc làm nào thì phải đáp ứng yêu cầu của vị trí đó, công chức làm hợp tác quốc tế yêu cầu phải khác với làm văn thư lưu trữ, và quan trọng nhất là phải xuất phát từ nhu cầu tự thân. Mỗi cán bộ công chức, viên chức muốn hoàn thành nhiệm vụ thì phải có trình độ, năng lực, phải không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh