Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 292c67a1-d940-90f0-c4c5-033a12984850.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ MAI HOA: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH NHÀ GIÁO CẦN CỤ THỂ HÓA TRONG ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG VÀ TÔN VINH

22/03/2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, mã số, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Chùm thông tư hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận, đặc biệt là tâm tư của hàng triệu giáo viên.

Làm công tác chủ nhiệm đã nhiều năm và luôn nỗ lực phấn đấu, nhiệt huyết trong công việc nhưng khi tiếp cận với Thông tư 02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô Ngô Thị Thanh Hương, giáo viên trường tiểu học Chu Văn An, quận Tây Hồ, Hà Nội cho rằng yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên là rất khắt khe.

Cô Ngô Thị Thanh Hương: Yêu cầu giáo viên tiểu học hạng I phải có bằng thạc sĩ là rất khó

Theo cô Hương, để làm tròn trách nhiệm và vai trò của giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi phải đảm nhiệm một khối lượng lớn công việc. Ngoài thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm còn phải nắm chắc mọi mặt của học sinh lớp mình phụ trách như về học lực, năng khiếu, hạnh kiểm đạo đức, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình và về tâm sinh lý cá biệt. Do vậy, để bố trí được thời gian học thạc sỹ là rất khó khăn.

Đối với giáo viên ở các thành phố lớn việc dành thời gian để học thạc sỹ đã khó thì đối với giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn hơn rất nhiều. Như vậy, đối với giáo viên vùng khó khăn để đạt được tiêu chuẩn quy định trong thông tư là giáo viên hạng I dường như là một sự rất hi hữu.

Cô Nguyễn Thị Huyền Trang dạy tiểu học ở quận Ba Đình cho rằng thông tư quy định nhiều tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên hạng I tiểu học, trong đó có tiêu chuẩn được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên, đây là là những yêu cầu mà rất nhiều giáo viên không thể có cơ hội để chuyển hạng. 

Tại thông tư 03 quy định giáo viên Trung học cơ sở hạng I hiện nay đã đáp ứng đủ tất cả các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng I mới thì được bổ nhiệm và xếp lương vào hạng I theo quy định tại Thông tư này. Tuy nhiên, nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn của hạng I thì được xếp vào hạng II, khi nào tích lũy đủ điều kiện thì mới được bổ nhiệm, xếp lương vào hạng I. Điều này đang ảnh hưởng lớn tới tâm tư nhiều giáo viên, bởi lẽ hiện nay có rất nhièu giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông hạng I chỉ có bằng cử nhân. Nếu chiếu theo thông tư này thì nhiều thầy cô không đủ điều kiện để giữ hạng do thiếu bằng thạc sỹ.

 PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Quy định tham gia biên soạn hoặc thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa​ là yêu cầu quá cao

Nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng I được quy định tại Thông tư 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định phải tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục tại địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng giáo viên. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, đây là một trong những nhiệm vụ đòi hỏi yêu cầu quá cao và không sát với thực tế, bởi lẽ không phải ai cũng có thể viết sách được. Và khi tiêu chuẩn quá cao thì rất khó thực hiện và như vậy thông tư không hiệu quả!

Những văn bản mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn gây nhiều ý kiến khi ở từng hạng giáo viên lại có riêng tiêu chí về đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể, đạo đức nhà giáo hạng I cao hơn hạng II, còn đạo đức nhà giáo hạng II cao hơn nhà giáo hạng III. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là quy định không hợp lý, bởi đã là tiêu chuẩn đạo đức thì các hạng phải cùng tiêu chí, không phân biệt. Giống như đạo đức xã hội là chuẩn mực chung.

Câu chuyện xếp hạng giáo viên còn tạo dư luận lớn khi yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Nhiều quan điểm cho rằng đây là một quy định thừa, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc. Bởi lẽ những người tốt nghiệp các trường sư phạm, nhận tấm bằng sư phạm là đủ tư cách và năng lực, trình độ chuyên môn là giáo viên. Nếu phải có cái chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới được công nhận chính thức là giáo viên thì phải chẳng bấy lâu nay các trường sư phạm chưa làm trọn chức trách đào tạo giáo viên? Tuy nhiên, bản chất giáo viên trước khi ra giảng dạy là đã được đào tạo và công nhận nghề nghiệp sư phạm. Do đó, giáo viên không nhất thiết phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Chùm thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đang khiến tâm tư của nhiều giáo viên bị trùng xuống khi những quy định dường như không sát với thực tế. Đáng buồn hơn khi có nhiều giáo viên đã dốc hết tâm huyết, sức lực, năng lực, giành được thành tích cao, nhiều sáng kiến kinh nghiệm và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi và đạt giáo viên hạng I từ nhiều năm trước cũng rất có thể phải ngậm ngùi không thể giữ hạng, tụt hạng. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi lại ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa: Xây dựng chính sách nhà giáo cần cụ thể hóa trong đào tạo, sử dụng và tôn vinh

Phóng viên: Thưa đại biểu, các thông tư 01, 02, 03, 04/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có tác động như thế nào đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến trung học phổ thông?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa: Về mặt tích cực, các thông tư đã nhìn nhận đúng các hạn ngạch của các bậc học và trên cơ sở đó có những thay đổi về cách xếp lương theo hướng tăng lương cho giáo viên như Giáo viên THCS hạng I thì có mức lương bằng chuyên viên chính hay các Thông tư 01 và 02 đối với bậc mầm non và tiểu học đã bỏ bậc 4 mà bổ sung thêm hạng I với các yêu cầu cao hơn về trình độ, chuyên môn. Như vậy có nghĩa là các Thông tư có những quy định mới để tăng lương cho giáo viên. Các Thông tư cũng đã bỏ quy định giáo viên phải thi nâng hạng mà thay vào đó là xét. Đây là một trong những tin vui đối với giáo viên bởi vì trước đây giáo viên phải chờ đợi để có một kỳ thi vừa gây tốn kém, lãng phí thời gian. Thông tư cũng đã gỡ bỏ được một số loại chứng chỉ chỉ mang tính hình thức như giáo viên không phải nộp chứng chỉ tin học và ngoại ngữ khi thực hiện xét, thi nâng ngạch, thăng hạng. Điều này tạo hành lang pháp lý thông thoáng để giáo viên yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Tuy nhiên, các Thông tư cũng gây một số băn khoăn đối với nhiều bậc giáo viên. Đơn cử dù tăng lương cho giáo viên nhưng tổng thu nhập của giáo viên có thể thấp hơn so với trước do một số phụ cấp thâm niên của nhà giáo đã bị cắt đi. Bên cạnh đó, các quy định liên quan tới tiêu chuẩn để xếp hạng ngạch giáo viên có thể gây ra tình trạng khó giữ được các hạng đã được công nhận từ trước, dẫn đến tụt hạng, ảnh hưởng đến tâm tư của nhiều giáo viên.

Phóng viên: Đại biểu có thể chia sẻ rõ hơn quy định nào có thể ảnh hưởng tới việc giữ hạng của giáo viên?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa: Trước hết tôi rất chia sẻ với các thầy cô giáo. Việc nâng hạng, tụt hạng hay giữ hạng ảnh hưởng đến tâm tư của giáo viên, nhất là đối với giáo viên đang ở hạng I khi không có bằng thạc sĩ.

Bằng thạc sỹ là một trong những tiêu chí cứng trong điều kiện thăng hạng. Tôi muốn nhìn nhận về mặt quy định này từ hai góc độ. Nếu xét về mặt tích cực, việc quy định giáo viên có bằng thạc sỹ sẽ giải quyết vướng mắc từ trước đến nay với nhóm giáo viên có trình độ bậc cao, đã đầu tư để nâng cao trình độ nhưng chưa có điều kiện để xếp lương tương xứng thì việc quy định có bằng thạc sỹ ở thông tư mới này sẽ là điều kiện để xét lên hạng I, đây là một ưu thế. Như vậy, khắc phục được bất cập đối với nhóm giáo viên có trình độ đào tạo cao nhưng chưa được hưởng lương tương xứng. Mặt khác nếu đào tạo thạc sỹ đúng chất lượng thì việc có trình độ thạc sỹ đối với giáo viên sẽ có những tác động lớn trong nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học tới.

Tuy nhiên nhìn ở một góc độ khác, nếu chúng ta đặt quá nặng về trình độ đào tạo thạc sỹ, coi đó là điều kiện để nâng lên bậc I thì bất lợi đối với nhóm giáo viên có năng lực sư phạm rất tốt nhưng chưa có điều kiện học lên thạc sỹ. Như vậy cơ hội để được xếp hạng 1 đối với giáo viên có năng lực nhưng không có bằng thạc sỹ là không thực hiện được.

Mặt khác, có những giáo viên thời gian qua đã tham gia thi xét nâng hạng ngạch do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức năm 2018 đã được công nhận hạng I nhưng bây giờ do thiếu bằng thạc sỹ thì họ có thể sẽ bị hạ hạng ngạch. Như vậy đây là một trong những vấn đề giáo viên rất băn khoăn.

Tôi nghĩ rằng đối với những băn khoăn này của giáo viên, thì có lẽ trong hướng dẫn triển khai thực hiện sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các cấp quản lý cũng phải tính đến để làm sao vừa động viên đội ngũ giáo viên học nâng cao trình độ để đóng góp cho giáo dục đồng thời cũng tránh tình trạng quá coi nặng bằng cấp mà có thể bỏ qua một số giáo viên có kỹ năng sư phạm tốt mà lại không đủ điều kiện để nâng hạng ngạch. Do vậy, theo tôi cần phải có đánh giá hài hoà làm sao để vừa tôn trọng những người có trình độ cao, ghi nhận đóng góp của những người có năng lực có kỹ năng sư phạm giỏi để đóng góp cho ngành giáo dục.

Phóng viên: Việc quy định phải có bằng thạc sỹ hay các chứng chỉ liên quan mới được giữ hạng hoặc nâng hạng sẽ để lại những hệ lụy gì thưa đại biểu? Liệu có xảy ra tình trạng học đối phó hay mua bằng cấp dẫn đến hiệu quả không cao?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa: Tôi nghĩ rằng khi đưa ra tiêu chí về bằng cấp thì giáo viên sẽ chạy theo tiêu chí để phấn đấu đạt tiêu chí đấy bởi vì phần lớn ai cũng muốn nâng hạng trong quá trình cống hiến của mình. Vậy hệ luỵ nhìn rõ nhất là tạo ra một nhu cầu nghiêng về hình thức nhiều hơn là thực chất. Tức là làm sao để tích luỹ cho được bằng thạc sỹ trong khi đó việc chính của giáo viên là tập trung vào nghiên cứu và đổi mới nội dung phương pháp dạy học, nâng cao kỹ năng sư phạm của mình. Thứ hai, nếu như giáo viên tập trung quá nhiều cho thời gian đào tạo thạc sỹ thì có thể sẽ dẫn tới khó khăn cho các cơ sở giáo dục khi có những thời điểm thiếu giáo viên trực tiếp giảng dạy. Mặt khác sẽ tạo ra quan điểm đánh gía giáo viên là coi trọng bằng cấp hơn là năng lực thực chất.

Vấn đề đặt ra làm sao chúng ta phải có được một đội ngũ giáo viên có năng lực sư phạm và có cống hiến cho ngành sư phạm hơn là chạy theo hình thức, chạy theo bằng cấp. Nếu việc có chứng chỉ, bằng cấp chỉ là điều kiện mang tính hình thức, đối phó thì bằng cấp không chỉ khiến giáo viên mất công sức tiền của mà còn gây lãng phí cho cá nhân và xã hội. Ngoài ra còn tạo cơ hội làm lợi cho các đơn vị chức năng đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ, trong khi đó thực tế đã xảy ra tình trạng mua bán bằng cấp, chứng chỉ. Do vậy, chúng ta cần có cách ứng xử và có cách đánh giá phù hợp, khuyến khích học nâng cao trình độ là cần nhưng cần chú trọng nhiều hơn tới năng lực sư phạm, tâm huyết nhà giáo.

Phóng viên: Để giáo viên hội tụ đầy đủ năng lực đồng thời yên tâm công tác, nhiệt huyết với nghề, theo đại biểu cần có những cơ chế, chính sách như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa: Quan điểm của chúng ta luôn luôn đề cao giáo dục và giáo dục xác định là quốc sách hàng đầu cho nên nâng cao chất lượng giáo dục để giáo dục phát triển tương xứng với vai trò vị thế thì việc quan tâm đầu tư cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Thời gian qua chúng ta có rất nhiều cơ chế chính sách cho giáo viên trong đó bao gồm cả những cơ chế chính sách tạo môi trường, điều kiện làm việc phù hợp để giáo viên yên tâm với công việc của mình. Đơn cử mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 04 Thông tư, chính là một trong những bằng chứng thực hiện các cơ chế chính sách, xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp cho giáo viên.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải thấy được rằng, để cho đội ngũ giáo viên yên tâm với công việc của mình và để cho giáo viên có được một môi trường làm việc thuận lợi và cống hiến nhiều hơn thì việc xây dựng cơ chế chính sách cần phải quan tâm nhiều hơn nữa. Ví dụ, cần phải quan tâm xây dựng những chính sách cụ thể để làm sao thể hiện rõ quan điểm xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu và giáo viên là nghề cao quý cần phải được cụ thể hoá bằng chính sách về lương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng về đánh giá và thi đua khen thưởng…Tất cả các chính sách này phải cụ thể hoá quan điểm để giáo viên thấy được vai trò, vị thế và có điều kiện tốt nhất để cống hiến.

Đối với các cơ sở giáo dục phải xây dựng được môi trường làm việc thoải mái và công bằng, có những độc lực để giáo viên có thể cống hiến hết mình, đem hết tâm huyết giảng dạy tốt.

Về phía các cơ quan quản lý giáo dục, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để làm sao các quy định trong Luật giáo dục hiện hành được đi vào cuộc sống sớm nhất. Ngoài ra cần phải xây dựng một hệ thống công tác tuyên truyền, công tác thanh tra kiểm tra để việc triển khai hệ thống luật pháp vào thực tiễn bảo đảm chặt chẽ và chuẩn.

Về phía Quốc hội cũng phải có trách nhiệm rà soát lại các quy định của hệ thống luật pháp để những quy định nào phù hợp thì chúng ta giữ, những quy định nào không phù hợp, ảnh hưởng tới chính sách cho giáo viên thì cần phải có những điều chỉnh. Đồng thời tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân để những quy định về các cơ chế chính sách đối với nhà giáo phải được triển khai thực hiện một cách đầy đủ nhất. Có như vậy chúng ta mới có thể bảo đảm được đầu tư cho giáo dục đúng nghĩa là quốc sách hàng đầu.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, không chỉ giáo viên mà nhiều ngành nghề lĩnh vực khác, hàng triệu viên chức ồ ạt đi học đi thi để bổ sung các loại bằng cấp, chứng chỉ vào hồ sơ của mình theo yêu cầu của các bộ chuyên ngành. Tuy nhiên, đáng quan ngại, nhiều người đi học chỉ để đảm bảo có bộ hồ sơ đẹp nên học với tâm lý cho có và học cho xong nên không đảm bảo chất lượng. Mặt khác nội dung chương trình học đa phần trùng lặp với các nội dung mà viên chức đang làm công việc chuyên môn. Điều này không những không phản ánh đúng thực trạng năng lực của công chức, viên chức mà còn gây mất thời gian, công sức và tiền của. Theo quan điểm của ông Nguyễn Tư Long, Phó vụ trưởng Vụ Công chức-Viên chức, Bộ Nội vụ, muốn vào công tác ở một vị trí nào thì cũng phải có một tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên, không nhất thiết viên chức tất cả các ngành, nghề phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Bởi nếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp không gắn với hoạt động nghề nghiệp, không đáp ứng, không phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp thì không có ý nghĩa./.

Lê Phương

Các bài viết khác