Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b40967a1-795c-90f0-c4c5-0150a1efa938.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

KỲ VỌNG VÀO NGƯỜI ''CHÈO LÁI'' CHÍNH PHỦ

04/04/2021

Ngày 05/4, Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu Thủ tướng Chính phủ. Trao đổi với phóng viên bên lề Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, ông rất kỳ vọng vào người đứng đầu Chính phủ sẽ kế thừa, phát huy được những kết quả của Chính phủ trong nhiệm kỳ vừa qua.

Theo đại biểu, trong nhiệm kỳ tới, Chính phủ cần tập trung thực hiện đột phá vào vấn đề gì, nhất là về nguồn nhân lực?  

Tôi cho rằng Chính phủ tâp trung đột phá lấy con người là trung tâm. Con người xây dựng thể chế, con người thực hiện thể chế và phục vụ ngay chính chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực quản lý trên tất cả các lĩnh vực.  

Theo tôi, đối với tầm chiến lược phải được nâng lên. Chiến lược tốt thì chúng ta mới xây dựng hệ thống pháp luật tốt và cần có cả nhà quản trị tốt, các nhà doanh nghiệp, doanh nhân và thậm chí công nhân lành nghề. Có như vậy thì chúng ta mới có được hệ thống năng lực, trên tất cả các lĩnh vực để hoàn thành được nhiệm vụ, từ quản lý đến kinh doanh và phục vụ người dân tốt hơn.

Vậy đại biểu có "đặt hàng" gì ở nhiệm kỳ Chính phủ mới?

Tôi rất nhiều kỳ vọng vào Chính phủ mới, nhưng chúng ta phải lưu tâm tới 3 đột phá chiến lược. Ba đột phá chiến lược này không phải chỉ riêng Chính phủ, mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.  

Thứ nhất là về thể chế đã rất rõ ràng, chúng ta cần phải thay đổi để làm sao việc xây dựng thể chế hiệu quả hơn và nhanh hơn. Trong thời gian qua Chính phủ đã có đánh giá một số việc cũng chưa thật chủ động.

Tôi lấy ví dụ: Có rất nhiều chương trình, dự án chúng ta phải thay đổi, điều chỉnh,  có những cái mới chuẩn bị chưa chín muồi nhưng đã đưa ra xin ý kiến Quốc hội, dẫn đến Quốc hội cũng bị động.  

Thứ hai, chất lượng xây dựng dự án Luật phải nâng cao hơn, trong đó có cả về mặt nội dung và thời gian phải kịp thời. Về quy định, những dự án Luật phải trình ra Quốc hội trước 60 ngày, nhưng nhiều dự án Luật, nghị quyết bị chậm, dẫn đến thời gian thẩm định, thời gian lấy ý kiến nhân dân chưa đủ, dẫn đến nhiều dự án Luật không kịp thông qua Quốc hội như dự kiến do công tác chuẩn bị không kỹ. Đấy là điều đáng tiếc.  

Khi có Luật rồi, Chính phủ cần cố gắng làm sao để triển khai các văn bản dưới luật cho kịp thời, từ nghị định đến thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành để chúng ta tránh khoảng trống pháp lý. Lý do vì Luật cũ đã hết hiệu lực, Luật mới thì chưa thực hiện được, dẫn đến có rất nhiều những khó khăn, xáo trộn cho cuộc sống của người dân, doanh nghiệp. Đấy là những cái thực tiễn.

Thứ ba là việc giám sát thực hiện. Vấn đề này tôi nêu ra đối với cả Quốc hội và Chính phủ.  

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này đã tổng kết một số vấn đề vướng mắc đối với doanh nghiệp, trong đó VCCI đưa ra 24 vấn đề. Là thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chúng tôi rà soát lại thì thấy có đến 20 vấn đề liên quan đến việc chồng chéo, vướng mắc các văn bản dưới Luật và chỉ có 4 vấn đề có liên quan đến Luật. Trước vấn đề này, trong nhiệm kỳ qua Quốc hội đã sửa.  

Những vấn đề liên quan mà VCCI đề cập đến là Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, đối tác công tư… Rõ ràng câu chuyện ở đây là chúng ta phải xử lý các văn bản dưới Luật và việc thực hiện.  

Hay như Kiểm toán Nhà nước trong nhiệm kỳ qua đã phát hiện khoảng 687 văn bản không phù hợp với quy định, nhưng các cơ quan mới rà soát xử lý được 136 văn bản. Đây là con số rất thấp. Rõ ràng trong quá trình tổ chức thực hiện các văn bản dưới Luật còn chồng chéo rất nhiều, thậm chí là trái pháp luật. Cái này chúng ta cần sớm khắc phục.  

Đại biểu Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Vấn đề nữa là thực thi. Có văn bản rồi nhưng tổ chức thực thi không đúng, dẫn đến gây khó khăn cho doanh nghiệp, thậm chí khiếu kiện, một phần còn do công tác thực hiện. Tôi cho rằng ở từng khâu, từng cấp chúng ta phải thực hiện tốt để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi.

Đại biểu có kỳ vọng gì vào tân Thủ tướng?

Tôi cho rằng bất kỳ một người đứng đầu nào cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với các cơ quan theo chế độ thủ trưởng. Tuy nhiên, Chính phủ làm theo chế độ tập thể. Thủ tướng là người đứng đầu có vai trò rất quan trọng.

Anh là thuyền trưởng thì anh cần biết chèo lái con thuyền, quần tụ tất cả những thành viên để con thuyền đi cùng hướng. Còn nếu mỗi người chèo một hướng thì có thể xảy ra: Một là thuyền quay ngược lại, hai là đi thuyền thụt lùi mà thậm chí có khi bị lật.

Cho nên vai trò người thuyền trưởng rất quan trọng. Đã là người đứng đầu thì anh phải giỏi hơn, phải có tầm nhìn hơn, quyết liệt hơn, quyết đoán hơn để dẫn dắt mọi người. Tôi rất kỳ vọng điều này.

Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

(Theo TTXVN)