Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 587252a1-d901-90f0-c4c5-097b6457a0b3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CẦN CÓ CHIẾN LƯỢC ĐƯA NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

13/04/2021

Chiến lược đưa giống cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất là một trong những nội dung được đề cập tại Nghị quyết số 32 được thông qua tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV. Đây cũng là nội dung được Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Những năm gần đây sự người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long  (ĐBSCL) phải đương đầu với những dấu hiệu biến đổi khí hậu ( BĐKH ) ngày càng gay gắt. Ngoài ảnh sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, mặn xâm nhập đã để lại những hậu quả mà ảnh hưởng nhất là sản xuất nông nghiệp, với vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước mặn xâm nhập sẽ là thiệt hại lớn của người nông dân.

Dưới tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, ước tính hàng trăm ngàn hecta đất bị ngập, hàng triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực của quốc gia. Diện tích canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Cá nước ngọt dự kiến sẽ suy giảm vì diện tích đất đồng bằng và dòng sông nhiễm mặn gia tăng. Ông Kỹ Quang Vinh, nguyên Chánh văn phòng Công tác BĐKH thành phố Cần Thơ cho biết gần đây tình hình BĐKH đã ảnh hướng đến cả nước. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Đầu tiên phải nâng cao trách nhiệm ý thức cộng đồng, nâng cao ý thức lãnh đạo. Thứ 2 là cần nghiên cứu và chỉ ra những việc sẽ cần làm để đối phó với tình hình BĐKH như hiện nay.

Trên thực tế những năm gần đây người dân ĐBSCL đã có bước "tự cứu lấy mình", trong đó thay đổi tập quán sản xuất, hay chọn con giống thích hợp cũng là biện pháp tối ưu. Vùng chịu hạn mặn người dân không con xa lạ với giống lúa ST của anh hùng lao động Hồ Quang Cua. Hơn 20 năm tìm tòi nghiên cứu từ các giống lúa thơm khác, ông đã lai tạo và cho ra đời nhiều loại giống lúa như ST tức Sóc Trăng nổi tiếng không chỉ cả nước mà toàn khu vực bởi chất lượng gọa thơm, cơm ngon... Hiện tại giống lúa thơm kháng mặn CRT và các giống và hơn 22 giống loại ST của kỷ sư Hồ Quang Cua đã có mặt nhiều trên cánh đồng lúa Sóc Trăng chiếm hơn 1/3 diện tích toàn tỉnh hầu hết những loại giống khán mặn cao do ông nghiên cứu lai tạo. Đặc biệt loại lúa chịu hạn mặn cho vùng lúa- tôm như ST 25 còn đạt giải gọa ngon nhất thế giới 2019.

Việc đưa giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất sẽ giúp nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nông dân ở ĐBSCL không chỉ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn biết áp dụng những mô hình sản xuất tiên tiến để mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống. Nông dân Võ Văn Trưng đã đầu tư trồng dưa lưới quanh năm, kể cả trong mùa hạn, mặn theo hướng công nghệ cao.  Nhờ áp dụng trồng dưa trong nhà lưới và áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Israel nên ông tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Với công nghệ này, sau khi ươm hạt dưa  thành cây con tại một góc nhà lưới, ông tiến hành trồng mỗi cây dưa vào một bầu chứa 4 lít giá thể, chủ yếu là xơ dừa nên bộ rễ cây dưa hoàn toàn không tiếp xúc với nền đất lúa trước đây. Mỗi một bầu dưa đều có cắm sẵn vòi tưới nhỏ giọt nối với nhánh dây rẽ được gắn cố định vào đường dây chính bằng nhựa dẻo đã lắp đặt khắp khu nhà kính. Quy trình vận hành tưới thông qua việc thiết lập tầng suất tưới 10 lần/ngày và mỗi lần kéo dài 2 phút. Với cách tưới này, ông Trưng tiết kiệm hơn 80% lượng nước so với cách tưới truyền thống.

Ngày 17/11/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP. Nghị quyết đề ra tầm nhìn tới năm 2100, mục tiêu tới năm 2050, các quan điểm chỉ đạo, chủ trương và định hướng chiến lược phát triển ĐBSCL, các giải pháp tổng thể và các nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới. Và đến nay sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, chủ trương thuận thiên từng bước phát huy hiệu quả, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, tư duy và hành động của các cấp, ngành, địa phương vùng ĐBSCL, được người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia hưởng ứng, đồng thời huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu có những tác động tiêu cực, việc phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, tiếp tục có các giải pháp mang tính chiến lược để triển khai hiệu quả, phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu là việc làm rất cần thiết. Trả lời chất vấn của Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết:

Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang chịu thách thức của tác động biến đổi khí hậu. Trước tình hình đó, để đảm bảo khai thác tiếp tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, trong các nhóm giải pháp thì ngoài việc xoay trục sản phẩm theo hướng:

Một là khai thác tốt tính thích ứng, những sản phẩm gì thích ứng thì chúng ta sẽ mở rộng.

Thứ hai là dựa vào quy luật thị trường. Chính vì thế, chúng ta có chủ trương là sẽ thúc đẩy thủy sản, thúc đẩy trái cây, cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo. Trong các nhóm giải pháp có nhóm giải pháp giống. Chính vì thế, chúng tôi đã đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định các chương trình giống quốc gia. Một là về thủy sản thì có 2 giống thủy sản lớn, đó là giống cá tra và giống tôm, 2 ngành hàng rất chính này. Chúng ta đã có chương trình quốc gia về 2 giống này, cụ thể là đối với giống cá tra thì chúng ta xác định khoảng 6.000 hecta với một công suất 4,4 tỷ con cá giống. Chúng ta đã xây dựng được một chương trình phát triển giống cá tra 3 cấp, hiện nay đang tập trung cùng các doanh nghiệp và các tỉnh trọng điểm tiến hành. Như vậy, phấn đấu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chúng ta hoàn toàn chủ động được con giống tốt, vào khoảng 4,4 tỷ, 135.000 cặp bố mẹ. Hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ mới nhất, tức là đã cấy chip điện tử vào những cặp bố mẹ như chúng ta xem trên truyền hình, để đảm bảo sau này phân bổ tránh cận huyết, có được những dòng lựa chọn cho năng suất cao để không chỉ đảm bảo năng suất cạnh tranh mặt hàng này.

Đối với con tôm cũng vậy, hiện nay một năm chúng ta cần khoảng 120 tỷ con giống, gồm 2 loại tôm sú và tôm thẻ. Chúng ta có chương trình giống này và hiện nay đang tập trung tích cực chỉ đạo. Cho đến nay, chúng ta mới làm chủ được khoảng 40% lượng bố mẹ của con tôm thẻ, còn tôm sú chúng ta hoàn toàn chủ động. Nhưng 2 hướng này chúng ta đều phải tích cực hơn

Một là, đối với tập đoàn giống bố mẹ, mặc dù nhập khẩu 1 năm chỉ hơn 300.000 cặp bố mẹ con tôm nhưng đây là an ninh nguồn hàng. Do đó, có một chương trình để chúng ta cố gắng chủ động hoàn toàn con giống này. Con tôm sú chúng ta thuần hóa để làm sao chọn được dòng tốt nhất. Đó là nhánh thủy sản. Nhánh trái cây, ở đồng bằng sông Cửu Long, lựa chọn 10 trái cây điển hình thì có một chương trình để cố gắng năm 2030, bộ giống 10 trái cây này của chúng ta sẽ thuộc tốp tiên tiến để đảm bảo phục vụ sản xuất cạnh tranh.

Riêng về nhánh lúa gạo, chúng ta rà soát để cơ cấu lại theo 2 hướng:

Một là, tăng cường các giống chất lượng đường cao, thích ứng với thị trường thế giới.

Hai là, chọn nhóm giống tăng cường thích ứng bằng cách chịu hạn, chịu mặn để 7 tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long có thể đưa vào cơ cấu này. Cho đến nay, chúng ta có bước tiến tốt, đó là 9 giống vừa qua, giống thơm Việt Nam đã chính thức được EU cho phép vào, điều đó chứng tỏ chúng ta cơ cấu giống đang đi rất đúng hướng. Chúng ta tập trung thêm các nhóm giống chịu hạn và chịu mặn. Cùng với đó, có một nhóm việc nữa là hiện nay giống tốt, giống xác nhận ở đồng bằng sông Cửu Long 1 năm cần khoảng 250.000 tấn, chúng ta mới chỉ đáp ứng được 65% có chất lượng theo tiêu chuẩn giống xác nhận. Như vậy, phải tăng tỷ nệ này lên để đảm bảo không chỉ có bộ giống phù hợp mà còn có chất lượng phù hợp.

Ba chương trình này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ chúng tôi đã có những chương trình cụ thể, đang phối hợp với các tỉnh, các doanh nghiệp, đặc biệt với bà con nông dân. Rất nhiều bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng trở thành nhà chọn giống rất tốt để chúng ta cố gắng có được bộ giống cho ba nhóm nông sản chủ lực, thủy sản, trái cây và lúa gạo thích ứng trước tác động biến đổi khí hậu và yếu tố thượng nguồn, cũng như yếu tố nội tại của chúng ta.

Đồng tình và đánh giá cao với nội dung trả lời của bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi cho rằng Nghị quyết số 32 đã đạt được nhiều thành quả, nhưng đây cũng chỉ là bước khởi đầu, và còn những chặng đường dài tiếp theo với rất nhiều việc phải thực hiện.

Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi,Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ.

Phóng viên: Thưa đại biểu, xuất phát từ thực trạng nào đại biểu lại có ý kiến chất vấn với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về vấn đề nêu trên?

Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ: Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14, tôi cũng đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xoay quanh vấn đề giống cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu. Có hai lý do mà tôi đặt câu hỏi này cho Bộ trưởng. Thứ nhất, đây là điều mà cử tri Cần Thơ rất quan tâm và đặt vấn đề tới đại biểu Quốc hội sau mỗi lần đi tiếp xúc cử tri. Thứ 2, nội dung này cũng là nội dung mà tôi rất quan tâm bởi vì nó liên quan trực tiếp tới đời sống của người dân. Trong thực tế chúng ta thấy biến đổi khí hậu hiện nay ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt. Mặc dù kịch bản về biến đổi khí hậu chúng ta đã có dự báo. Nhưng đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nhanh nhất thì không ai khác chính là người nông dân và khu vực nông nghiệp trên cơ sở đó tôi đã chất vấn Bộ trưởng Nguyên Xuân Cường.

Phóng viên: Sau khi chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã đăng đàn trả lời chất vấn của bà. Bà có đánh giá như thế nào về câu trả lời của Bộ trưởng?

Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ: Tôi nhận thấy Bộ trưởng có lắng nghe và có sự nghiêm túc trong câu trả lời. Trong nội dung trả lời bộ trưởng cũng gửi đến rất nhiều thông tin để cho tôi và cử tri cả nước biết được việc Bộ trưởng cũng như Bộ NN&PTNT đã làm, đã tham mưu cho chính phủ để thực hiện nghị quyết 32 Quốc hội khóa 14.

Phóng viên: Có thể thấy đại biểu đã nêu rất “đúng” và “trúng” vấn đề được quan tâm hiện nay, đó là thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Chúng ta phải thừa nhận rằng biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hệ luỵ cho nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có nông nghiệp. Đại biểu chia sẻ rõ hơn thực trạng này từ thực tế ở địa phương ạ?

Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ: Với cái nhìn của cá nhân tôi thì ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng đang ngày càng tác động lớn đến sản xuất của người nông dân. Tôi nhìn thấy nó ở 3 góc độ. Thứ nhất là bền vững trong sản xuất nông nghiệp đối với người nông dân của chúng ta đến thời điểm này vẫn chưa nhìn thấy tính ổn định lâu dài. ĐIều này cũng làm cho người dân không an tâm trong quá trình sản . Thứ 2 là các chuỗi liên kết trong sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Do vậy muốn phát triển được, muốn làm giàu trên nền nông nghiệp chỉ xuất hiện số ít của người nông dân. Đa phần người nông dân vẫn còn rất khó khăn và loay hoay với việc làm sao để phát triển bền vững, lâu dài và vươn lên làm giàu. Thứ 3 tôi thấy ảnh hưởng lớn là BĐKH …sẽ có tác động đến 1 vấn đề mà nhiều cử tri đặt ra đó là an ninh nguồn nước. Do vậy định hướng trong thời gian tới để thích ứng với BĐKH, đảm bảo an ninh nguồn nước là rất quan trọng.

Phóng viên: Đáng chú ý, những vấn đề liên quan đến chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu đã được đề cập tại Nghị quyết số 32 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV. Đến nay đã sau kỳ họp thứ 10, theo đại biểu, việc triển khai đã rốt ráo và đem lại hiệu quả thiết thực chưa?

Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ: Trong quá trình tôi quan sát và theo dõi cũng như nắm bắt thông tin thì Bộ NN&PTNT đã có những chương trình, đề án và cũng có sự tham mưu tích cực cho Chính phủ để triển khai thực hiện nghị quyết 32 của QH ban hành. Tuy nhiên ở góc độ của ĐB dân cử và với ý kiến của cử tri thì tôi thấy tiến độ vẫn còn chậm so với mong chờ của người nông dân. Bởi vì có thể nói so với kịch bản được nhiều đánh giá của chuyên gia nói rằng nó đã đi nhanh hơn so với dự báo biến đổi khi hậu và nước biển dâng thì các bộ ngành, nhất là Bộ NNPTNN cần có những giải pháp tích cực hơn và phải suy nghĩ tới người dân sớm hơn để cho người dân an tâm vào quá trình sản xuất và trong định hướng sản xuất nông nghiệp như thế  nào để người dân yên tâm. Đây cũng là vấn đề tôi đặt câu hỏi cho Bộ NNPTNT.

Phóng viên: Thời gian tới, theo đại biểu, Bộ Nông nghiệp và các địa phương cần triển khai các giải pháp nào nhằm ứng phó tốt nhất với điều kiện khí hậu cũng như tác động tới lĩnh vực nông nghiệp?

Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi – Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ: Thích nghi là đánh giá khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, không thể làm tạm thời cho hôm nay, ngày mai mà phải làm thường xuyên, liên tục và mãi mãi để giảm thiểu sự biến đổi của khí hậu. Cần đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, thay đổi cây trồng thông qua yêu cầu của cây đối với mùa sinh trưởng và chế độ canh tác, nâng cao khoa học công nghệ, quản lý nguồn nước. Có như vậy chúng ta mới hạn chế được ảnh hưởng mà BĐKH mang lại.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Qua phần trả lời của đại biểu có thể thấy, thiệt hại do hạn, mặn hàng năm gây ra là rất lớn, năm nay theo dự báo nước mặn sẽ diễn biến phức tạp hơn và có khả năng sâu vào nội đồng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Những tác động tiêu cực của BĐKH đang ngày càng rõ rệt. Chính vì vậy, cần đẩy nhanh việc hiện thực hóa các giải pháp thích ứng cây trồng, vật nuôi để thích ứng với BĐKH. Với những giống cây trồng, vật nuôi đã được thử nghiệm thành công  cần được các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý đánh giá, nghiên cứu, tài liệu hóa để xây dựng thành những chương trình, dự án nhân rộng ra các địa phương có những điều kiện áp dụng tương tự. Đồng thời, cần có những đề tài nghiên cứu phát triển dài hạn, triển khai bảo vệ thực vật khi cơ cấu cây trồng thay đổi để thích nghi với BĐKH góp phần ổn định đời sống người dân và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia./.

Thanh Hải