Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: fbde68a1-19fd-90f0-c4c5-0d4ae4f5106f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU PHAN THÁI BÌNH: ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG THÊM MỘT ĐIỂM D VÀO KHOẢN 1, ĐIỀU 281 BLTTHS

25/10/2021

Cơ bản đồng tình với giải trình, tiếp thu ban đầu của Viện kiểm sát tối cao và một số ý kiến đại biểu tham gia phát biểu, góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, đại biểu Phan Thái Bình, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Nam chia sẻ về 2 vấn đề lớn mà đại biểu quan tâm.

Đại biểu Phan Thái Bình phát biểu thảo luận tại phiên họp

Tại phiên thảo luận trực tuyến về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, bày tỏ cơ bản đồng tình với giải trình, tiếp thu ban đầu của Viện kiểm sát tối cao và một số ý kiến đại biểu tham gia phát biểu, góp ý vào Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự, đại biểu Phan Thái Bình, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Nam chia sẻ về 2 vấn đề lớn mà đại biểu quan tâm.

Đầu tiên là nội dung liên quan đến việc bổ sung thêm điểm d, khoản 1, Điều 281 của Bộ luật Tố tụng hình sự với nội dung: "Khi không thể tiến hành các hoạt động tố tụng để xét xử vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết điều này”.

Đại biểu Phan Thái Bình cho rằng, trong Báo cáo tiếp thu, giải trình ban đầu, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có giải trình rằng điều này đã được quy định về việc tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa. Hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa, mà không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa. Ngoài ra, trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao sẽ trình Quốc hội cho ý kiến, quyết định về tổ chức phiên tòa trực tuyến để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xét xử do dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tối cao đề nghị giữ như quy định tại dự thảo Luật.

Về vấn đề này, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình cho rằng: Tố tụng hình sự là một quá trình diễn ra liên tục và xuyên suốt từ khi xử lý tin báo tố giác tội phạm đến điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do vậy không có lý do gì, việc tạm đình chỉ, giải quyết tin báo tố giác tội phạm, tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ truy tố đều được quy định trong sửa đổi bổ sung lần này. Nhưng việc tạm đình chỉ xét xử lại không được đưa vào bởi lý do là sẽ có nghị quyết của phiên tòa trực tuyến sắp tới. Theo đại biểu Phan Thái Bình, làm như vậy là không thống nhất, không phù hợp cũng như không đảm bảo tính nhất quán và tương đồng trong hệ thống pháp luật. Và việc tạm đình chỉ xét xử cũng là lý do vì dịch bệnh, COVID-19. Qua việc phân tích cụ thể như vậy, đại biểu Phan Thái Bình một lần nữa đề nghị cơ quan soạn thảo, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, nên sửa đổi, bổ sung  thêm điểm d vào khoản 1, Điều 281 để đảm bảo tính tương đồng, thống nhất, xuyên suốt trong quá trình tố tụng. Đại biểu Phan Thái Bình cho rằng, hkông thể đến giai đoạn xét xử thì áp dụng Nghị quyết trực tuyến, còn các giai đoạn khác thì áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự. Và tương lai kể cả phiên tòa trực tuyến này, cũng phải đưa vào Bộ luật Tố tụng hình sự để đảm bảo tính thống nhất trong cả quá trình tố tụng.

Nội dung thứ 2 mà đại biểu Phan Thái Bình quan tâm liên quan đến việc cho phép hay không cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng, tiến hành khởi tố vụ án đối với kể cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mà không cần có yêu cầu khởi tố của bị hại. Về quan điểm, đại biểu Phan Thái Bình đồng tình với phương án như giải trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghĩa là việc khởi tố đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mà không cần yêu cầu khởi Tố của người bị hại.

Điều 18.3 của Hiệp định CPTPP về công nhận chỉ dẫn địa lý quy định: “Các bên thừa nhận rằng, chỉ dẫn địa lý có thể được bảo hộ thông qua hệ thống nhãn hiệu hoặc một hệ thống riêng hoặc các biện pháp pháp lý khác”. Như vậy có thể hiểu việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũng tương tự với việc bảo hộ nhãn hiệu. Đồng thời hiệp định CPTPP không cấm việc mở rộng phạm vi bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý nên việc áp dụng cơ chế đối với cả chỉ dẫn địa lý là hoàn toàn không vi phạm hiệp định.

Bên cạnh đó nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là sản phẩm trí tuệ, là đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, hoặc chỉ dẫn địa lý đều có tính chất tương đồng, mức độ nguy hiểm như nhau. Vì vậy đại biểu Phan Thái Bình cho rằng việc áp dụng cơ chế cho cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mới là việc làm cần thiết để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Đại biểu Phan Thái Bình lý giải rõ hơn việc bỏ chỉ dẫn địa lý, khởi tố theo yêu cầu của người bị hại không có nghĩa là làm mất đi quyền này của người bị hại. Bởi khi đó, các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền khởi tố không cần người bị hại, nhưng đồng thời việc này không có nghĩa là mất đi quyền yêu cầu của người bị hại. Có nghĩa rằng: bị hại yêu cầu thì sẽ khởi tố, bị hại không yêu cầu thì vẫn được khởi tố. Như vậy sẽ đảm bảo quyền của người bị hại được bảo vệ ở cấp cao hơn..

Việc khởi tố là thực hiện quyền năng công tố của nhà nước, quyền lực nhà nước. Còn quyền khởi kiện nếu có thiệt hại xảy ra đối với người bị hại thì vẫn được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Do vậy để đảm bảo tính thống nhất trong lập pháp, tính ổn định và xử lý đồng bộ của quy định pháp luật về tố tụng hình sự và các pháp luật liên quan, đại biểu quốc hội Phan Thái Bình tha thiết đề nghị Quốc hội hết sức cân nhắc, nên giữ lại như phương án của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: khởi tố này bao gồm cả nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý./.

Mỹ Phượng - Lê Quang