Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f1db68a1-291a-90f0-c4c5-0100e4a8ed87.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU NGUYỄN QUỐC LUẬN: THỐNG NHẤT TRAO QUYỀN CHO HĐND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ QUY ĐỊNH BỔ SUNG CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ

27/10/2021

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận, Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái tham gia góp ý về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế trong phiên thảo luận trực tuyến sáng 27/10.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành 4 Nghị quyết và cho rằng đây là bước thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các địa phương đã được ban hành trước đó. Qua đó, tạo cơ chế, tạo thêm nguồn lực cũng như đẩy mạnh phân cấp để tăng tính chủ động cho các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư tạo ra những cực tăng trưởng mới, tạo động lực, tạo sự lan tỏa, sự phát triển cho các vùng kinh tế trọng điểm và dẫn dắt các địa phương khác trong vùng cùng phát triển theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua. Qua nghiên cứu báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung các dự thảo Nghị quyết, nhưng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, điều chỉnh bổ sung một số nội dung sau:

Một, về nội dung ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương bằng 70% phần tăng thu ngân sách Trung ương được hưởng trên địa bàn, nhưng đảm bảo không được hụt thu ngân sách Trung ương. Chính sách này cũng đã được áp dụng thí điểm cho thành phố Hải Phòng theo quy định tại Nghị định số 89 năm 2017 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong dự thảo Nghị quyết của 3 địa phương là Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế phần bổ sung có mục tiêu đã xác định rõ là chi cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Với Thanh Hóa bổ sung thêm nội dung chi cho việc di dân, tái định cư trong khu kinh tế Nghi Sơn. Nhưng đối với Hải Phòng thì chưa xác định rõ là được chi cho nội dung gì. Theo đại biểu, phần bổ sung có mục tiêu này chỉ nên dành chi cho đầu tư phát triển thay vì chi thường xuyên, như thế sẽ đảm bảo tính hiệu quả cao hơn của nguồn bổ sung từ ngân sách trung ương. Do vậy, đề nghị cần quy định phần bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho thành phố Hải Phòng cũng chỉ dành cho chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tương tự như 3 địa phương là Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.

Thứ hai, về nội dung thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí. Đại biểu thống nhất trao quyền chủ động cho Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa được quyền quy định bổ sung thêm với các loại phí ngoài danh mục quy định tại Luật Phí và lệ phí, cũng như điều chỉnh các mức phí, lệ phí khác so với quy định của luật. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc lộ trình thực hiện chính sách này, nhất là trong năm 2022 khi chúng ta tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, sau thời gian chịu ảnh hưởng rất nặng nề của dịch COVID-19, trong bối cảnh người dân và các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vận tải, xuất nhập khẩu đang hết sức khó khăn với các khoản đóng thuế, phí và lệ phí.

Thứ ba, về nội dung quản lý đất đai. Dự thảo các Nghị quyết phân cấp rất mạnh, tăng thẩm quyền cho các địa phương trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng. Theo đó, nâng hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất lúa tăng gấp 50 lần; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng tăng gấp 2,5 lần và nâng hạn mức chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất tăng gấp 20 lần so với quy định hiện hành, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng tạo quỹ đất lớn để thực hiện các dự án đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế và các dự án có nhu cầu sử dụng quỹ đất lớn. Trong khi đó, các địa phương khác hiện nay hết sức khó khăn trong việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng do hạn mức quy định cho cấp tỉnh được quyết định rất thấp. Đây là một trong những nút thắt, trở lực rất lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư. Do vậy, việc thực hiện chính sách này có thể dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các địa phương được hưởng chính sách này với các địa phương khác, nhất là các địa phương liền kề trong việc thu hút đầu tư, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi quỹ đất lớn. Đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ hơn tác động của chính sách này để Quốc hội có cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thông qua.

Thứ tư, về nội dung liên quan đến quy hoạch xây dựng. Thống nhất quy định đối với các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khi điều chỉnh cục bộ thì ủy quyền cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định, đại biểu cũng kiến nghị với Chính phủ nghiên cứu quy định này để có thể trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng theo hướng là phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được thực hiện thẩm quyền này, trong trường hợp Quốc hội chưa sửa luật thì Chính phủ có thể quyết nghị để Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho các địa phương, tạo thông thoáng, thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Thứ năm, về bố cục các dự thảo nghị quyết, đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nghiên cứu, sắp xếp lại để đảm bảo tính thống nhất, tương đồng về thứ tự các nhóm chính sách đặc thù được thí điểm áp dụng cho các địa phương, như: tín dụng, tài chính ngân hàng, phí và lệ phí, đất đai, quy hoạch, v.v../..