Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: adca68a1-79d5-90f0-c4c5-0972a2d5452b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU NGUYỄN DANH TÚ: CẦN TIẾP TỤC QUY ĐỊNH NHẠC SỸ LÀ ĐỐI TƯỢNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SỸ NHÂN DÂN, NGHỆ SỸ ƯU TÚ

30/10/2021

Trong phiên thảo luận trực tuyến về Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Nguyễn Danh Tú đã có nhiều đề xuất, trong đó có việc xem xét, cân nhắc kỹ cần tiếp tục quy định nhạc sĩ là đối tượng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

 

Đại biểu Nguyễn Danh Tú, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang phát biểu thảo luận

Đại biểu Nguyễn Danh Tú cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong tờ trình báo cáo thẩm tra và dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), ,đồng thời có thêm một số ý kiến đóng góp như sau:

Một về danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Điều 64 dự thảo luật. So với khoản 1 Điều 64 Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành thì khoản 1 Điều 64 dự thảo luật không quy định nhạc sĩ và phát thanh viên là đối tượng được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

Thứ nhất, việc không quy định đối tượng xét danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú đối với nhạc sĩ, vì nhạc sĩ là người sáng tác và soạn nhạc. Tác phẩm của nghệ sĩ có giá trị và đủ các tiêu chuẩn sẽ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. Thực tế thấy họa sĩ cũng là người sáng tác tranh, tác phẩm của họa sĩ có giá trị và đủ các tiêu chuẩn cũng sẽ được xem xét để tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Dự thảo luật vẫn quy định họa sĩ là đối tượng sẽ tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú nhưng lại không quy định nhạc sĩ là đối tượng xét tặng các danh hiệu này, như vậy chưa bảo đảm sự thống nhất trong dự thảo luật.

Bên cạnh đó, để sáng tác và soạn nhạc, nhất là các tác phẩm âm nhạc hay đi vào lòng công chúng thì cần nhiều yếu tố quan trọng, trong đó yếu tố tài năng nghệ thuật của nhạc sĩ. Đây chính là một trong những yếu tố để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú. Việc xét tặng các danh hiệu này đối với nhạc sĩ là niềm vinh dự, tự hào to lớn đối với nhạc sĩ, là sự ghi nhận những đóng góp, cống hiến nghệ thuật của nhạc sĩ. Vì vậy, đề nghị xem xét, cân nhắc kỹ cần tiếp tục quy định nhạc sĩ là đối tượng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

Thứ hai, việc không quy định đối tượng xét danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú đối với phát thanh viên, vì phát thanh viên làm việc ở các đài phát thanh, truyền hình. Trên thực tế, phát thanh viên đảm nhận cả việc biên tập tin tức như một nhà báo và thực hiện nhiệm vụ theo vị trí việc làm. Việc phát thanh viên đảm nhiệm cả việc biên tập tin tức như một nhà báo không ảnh hưởng đến việc xem xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú đối với phát thanh viên. Không nên vì phát thanh viên đảm nhiệm cả việc biên tập tin tức như một nhà báo mà lược bỏ quy định đối tượng xét tặng các danh hiệu này đối với phát thanh viên. Đại biểu đề nghị cần xem xét luận giải kỹ hơn đối với việc dự thảo luật không quy định phát thanh viên là đối tượng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

Về Bằng khen của cấp bộ, ban, ngành, tỉnh tại Điều 73. Về tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh so với điểm c khoản 2 Điều 72 Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành thì điểm d khoản 3 Điều 73 dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung 2 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là tiêu chuẩn để phân loại, đánh giá thực hiện nhiệm vụ thành 2 năm liên tục được công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc hoặc đơn vị quyết thắng là tiêu chuẩn về danh hiệu thi đua. Theo tờ trình đây là bổ sung quy định lấy danh hiệu thi đua làm tiêu chuẩn xét khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được. Tuy nhiên, trong tiêu chuẩn xét khen thưởng, việc lấy danh hiệu thi đua thay cho kết quả phân loại, đánh giá thực hiện nhiệm vụ thì cần được cân nhắc kỹ. Việc bổ sung thêm khác với việc thay thế. Có một số danh hiệu thi đua được giới hạn tỷ lệ phần trăm nên có thể có trường hợp cá nhân, tập thể được phân loại, đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng chưa có danh hiệu thi đua do giới hạn tỷ lệ phần trăm của danh hiệu thi đua. Vì vậy, đề nghị xem xét, cân nhắc bên cạnh việc bổ sung thêm danh hiệu thi đua là một trong các tiêu chuẩn để xét khen thưởng thì cũng nên giữ tiêu chuẩn phân loại, đánh giá tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ là một trong các tiêu chuẩn xét khen thưởng tại điểm d khoản 3 Điều 13 và một số điều trong dự thảo luật để vừa khuyến khích tập thể, cá nhân trong công tác thi đua, vừa ghi nhận thành tích của tập thể, cá nhân trong nỗ lực tích cực thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Về xử lý vi phạm thi đua, khen thưởng tại Điều 93. Khoản 3, khoản 6 Điều 93 dự thảo luật quy định về việc tước danh hiệu vinh dự Nhà nước. Thực tế có trường hợp cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm các quy định về khen thưởng, như gian dối trong kê khai thành tích, v.v. để nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước thì cần thiết quy định việc xem xét xử lý hủy bỏ quyết định. Đối với trường hợp tại thời điểm được nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, cá nhân, pháp nhân thương mại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định để nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, sau đó cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật hình sự, cá nhân bị hình phạt tù có thời hạn trở lên, pháp nhân thương mại bị hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Nếu hành vi vi phạm pháp luật hình sự này không liên quan đến việc khen thưởng danh hiệu vinh dự Nhà nước trước đó, nhất là đối với trường hợp cá nhân vi phạm pháp luật hình sự về lỗi vô ý, pháp nhân thương mại ở các giai đoạn, thời kỳ khác nhau, với người quản lý và những người làm việc trong pháp nhân thương mại là khác nhau thì việc dự thảo luật quy định mọi trường hợp đều tước danh hiệu vinh dự Nhà nước nên được nghiên cứu, xem xét, cân nhắc thêm. Hơn nữa, khi xem xét xử lý hình sự thì danh hiệu vinh dự Nhà nước có thể được xem xét tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Trường hợp tòa án đã căn cứ danh hiệu vinh dự Nhà nước để xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi xét xử vụ án, sau đó danh hiệu vinh dự Nhà nước bị tước theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 93 dự thảo luật thì lúc đó có xem xét lại việc áp dụng căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?

Về khoản 5 Điều 93 dự thảo luật, tôi nhận thấy Điều 57 dự thảo luật quy định 8 danh hiệu vinh dự Nhà nước, Điều 32 Bộ luật Hình sự quy định 7 hình phạt chính, từ hình phạt cảnh cáo đến hình phạt tử hình. Theo đại biểu, khoản 5 Điều 93 dự thảo luật quy định tương ứng với các hình phạt nào thì sẽ tước đối với danh hiệu vinh dự Nhà nước đó là chưa rõ, chưa quy định cơ quan và cơ sở nào để xác định sự tương ứng giữa từng loại hình phạt để tước danh hiệu vinh dự Nhà nước đó, chưa thống nhất với quy định ngay tại khoản 3 điều này là cá nhân chỉ bị hình phạt tù có thời hạn trở lên mới bị tước danh hiệu vinh dự Nhà nước. Vì vậy, đề nghị xem xét, cân nhắc thêm một số nội dung quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 93 dự thảo luật./.