Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 48c868a1-693a-90f0-c4c5-05099e622164.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM TRỌNG NGHĨA: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KT-XH VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS & MN LÀ ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

09/11/2021

Tham gia thảo luận tại Hội trường về nội dung phát triển KT-XH, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, cho rằng cần bổ sung các nhóm chính sách, giải pháp riêng hoặc lồng ghép trong các chính sách chung những giải pháp đặc thù, liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn phát biểu

Phát biểu tại Phiên thảo luận toàn thể, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, chỉ ra rằng, 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ hiện đang chủ yếu sinh sống ở các Vùng Tây bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và Tây duyên hải Miền trung, chiếm 3/4 diện tích của cả nước. Trong đó, có có 382 xã biên giới. Đây là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Đại biểu cho biết, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, quy định để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Gần đây nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tuy nhiên, theo đại biểu, đời sống vật chất, tinh thần, y tế, giáo dục của đồng bào còn rất nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của cả nước.

Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, nghiên cứu của Viện Xã hội, Kinh tế và Môi trường nhận định, không chỉ ảnh hưởng về kinh tế, COVID-19 tác động đến mọi mặt cuộc sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Đồng thời, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 có nêu về kết quả thực hiện chính sách dân tộc, bên cạnh đó, một số nội dung liên quan đến đồng bào được lồng trong các giải pháp liên quan đến đào tạo nghề, giảm nghèo và chăm sóc y tế trong dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022. Tuy nhiên, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 cần phải được đặt trong tổng thể của Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, tương thích với Chiến lược phòng, chống Covid và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội hậu COVID-19.

Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Hội trường về nội dung kinh tế- xã hội

Qua nghiên cứu Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, đại biểu nhận thấy, mức độ quan tâm của các chính sách, vai trò và tác động của các chính sách đến vùng đồng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất khiêm tốn. Chỉ có 1/130 nhiệm vụ có quy định trực tiếp liên quan đến Đồng bào. Trong khi đó, 4 giải pháp lớn để cơ cấu lại nền kinh tế với hơn 100 nhiệm vụ còn lại chưa thể hiện sự quan tâm này. Theo đó, có nhiều giải pháp liên quan trực tiếp đến sinh kế, đến sự phát triển cũng như cần vai trò tham gia của Đồng bào như: giải pháp thứ 2 về phát triển các loại thị trường; giải pháp thứ 4 về cơ cấu lại không gian kinh tế; hay giải pháp thứ 5 về phát huy yếu tố con người, giá trị văn hoá, truyền thống, lịch sử, ý chí tự lực, tự cường.

Đại biểu phân tích, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xác định quan điểm: “Tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển”. Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội khẳng định: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đầu tư cho phát triển bền vững đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số so với bình quân chung của cả nước. Do đó, với mong muốn Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được quan tâm nhiều hơn, được tham gia nhiều hơn. Để Đồng bào không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta, đại biểu đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần xem xét, bổ sung nhóm chính sách, giải pháp riêng hoặc lồng ghép cụ thể hơn trong các chính sách chung những giải pháp đặc thù, liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022 cũng như Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế  giai đoạn 2021 - 2025.

Thứ hai, cần xem xét, bổ sung chỉ tiêu riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong một số chỉ tiêu chung của 16 chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022 như: Chỉ tiêu về giảm nghèo, chỉ tiêu về tỷ lệ lao động qua đào tạo, chỉ tiêu về tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế và về tỷ lệ bác sỹ, giường bệnh trên 1 vạn dân. Ví dụ dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH đặt mục tiêu năm 2022 giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 1-1.5% thì sẽ bổ sung thêm chỉ tiêu đối với tỷ lệ hộ nghèo trong trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3% để bảo đảm thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội./.

Hồ Hương