Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 705d54a1-e991-90f0-c4c5-0b84fb2ca0e0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ: DU LỊCH VIỆT NAM CẦN TÌM THỜI CƠ TRONG THÁCH THỨC

31/12/2021

Diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế-xã hội, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí- Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội đã chia sẻ những giải pháp được cho là “chìa khóa” để phục hồi ngành du lịch sau đại dịch trong thời gian tới.

 

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí- Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội

Phóng viên: Thưa đại biểu, sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19, ngành du lịch toàn thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề, trong đó có Việt Nam. Theo đại biểu, đại dịch đã tác động đến ngành du lịch của Việt Nam như thế nào?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội: Chúng ta đều thấy rõ, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngành Du lịch Việt Nam cũng đang trong tình cảnh chung của ngành du lịch toàn thế giới, chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra trước đó. Kể từ tháng 3/2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón khách quốc tế, chỉ còn hoạt động du lịch trong nước. Nhưng thị trường du lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội khi dịch bùng phát.. Đang trong đà tăng tốc đầy khí thế của năm 2019, năm 2020, du lịch lao đao. So với năm 2019, Việt Nam mất 80% lượng du khách quốc tế; khách nội địa giảm 50%... Tôi cho rằng, ngành du lịch của chúng ta đã chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề.

Nhưng năm 2020 chưa phải là kết thúc. Năm 2021, liên tiếp các đợt dịch COVID-19 bùng phát liên tục, và đợt dịch COVID-19 thứ tư đã khiến mùa du lịch hè của chúng ta “đóng băng”. Đến tận đầu tháng 11, “ánh sáng” cho ngành du lịch chỉ manh nha rồi rõ ràng dần, khi chúng ta chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã trở thành hành động. Chúng ta đã chính thức đón những vị khách quốc tế lần đầu tiên đến Việt Nam sau gần hai năm đóng cửa. Điều này không chỉ tạo ra niềm vui được lần đầu tiên đón khách quốc tế, được cảm giác bình thường trở lại cho các hoạt động du lịch mà còn là sự chuẩn bị một khí thế mới, để những người làm du lịch vững tâm tiến bước về phía trước, chuẩn bị tốt nhất cho sự phục hồi và tạo sức bật cho ngành kinh tế không khói.

Phóng viên: Ngày 25/12 vừa qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo Du lịch 2021 “Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển”. Hội thảo hội tụ rất nhiều ý kiến, sáng kiến, giải pháp tâm huyết từ các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội...để phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới. Theo đại biểu, Hội thảo này có ý nghĩa như thế nào khi đặt trong bôi cảnh nước ta hiện nay?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội: Sau 4 đợt dịch bùng phát liên tiếp từ đầu năm nay, nguồn lực doanh nghiệp đã cạn kiệt, du lịch gần như đã "chạm đáy". Thời điểm này, việc khôi phục lại hoạt động của ngành du lịch là một trong những yêu cầu cấp bách. Việc tìm ra được những giải pháp mở cửa du lịch an toàn trở lại sẽ giúp hoạt động du lịch dần trở lại quỹ đạo sau hai năm đứt gãy. Vì vậy, tôi cho rằng, Hội thảo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục rất kịp thời, đúng lúc. Đây là sự tiếp nối hoạt động của các cơ quan của Quốc hội làm sâu sắc thêm các vấn đề đã được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021. Tôi đánh giá, chủ đề “Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển” của Hội thảo có tính thời sự cao, sát thực tiễn, đúng những gì ngành du lịch đang cần.

Hội thảo này đã thể hiện, sự quan tâm lớn của Quốc hội dành cho ngành du lịch. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng trực tiếp tham dự. Thời gian qua, mặc dù các bộ, ngành đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên ngành du lịch của chúng ta còn rất nhiều “điểm nghẽn”. Và Hội thảo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với quy mô đủ lớn, quy tụ được khối lượng lớn các ý kiến, sáng kiến, giải pháp tâm huyết, có lý luận khoa học và thực tiễn từ các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, và đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu, nghiên cứu sâu sắc về lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác có liên quan…Trên cơ sở đó, chúng ta nhất định sẽ tìm ra được những giải pháp phù hợp.

Đặc biệt, tại Hội thảo này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn có đề nghị Ban tổ chức Hội thảo không chỉ tiếp thu các ý kiến phát biểu tại Hội thảo, mà còn tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để bao phủ hết các đối tượng tác động. Chính vì vậy, Hội thảo này sẽ có được những ý kiến đóng góp một cách toàn diện. Đó là điều hết sức cần thiết để tìm ra tiếng nói chung, con đường đúng cho ngành du lịch của chúng ta.

Phóng viên: Mặc dù phía trước còn rất nhiều thách thức, ngành du lịch của Việt Nam đang dần mở cửa và phục hồi, theo đại biểu, để du lịch nước ta mở cửa an toàn và tiếp tục phát triển bền vững, đâu là những giải pháp căn cơ?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội: Đúng là đối với ngành du lịch còn rất nhiều thách thức đang chờ đón, nhưng dù khó đến đâu, để tồn tại, phục hồi, ngành du lịch buộc phải nỗ lực, thích ứng. Và trước hết, phải hiểu đúng khó khăn để đi vững, để biến những tia hy vọng le lói thành ánh sáng rạng ngời giúp du lịch Việt Nam vượt bão, bứt phá và đi lên. Du lịch Việt Nam trong năm 2022 cần phải tìm thời cơ trong thách thức.

Trước hết để mở cửa du lịch an toàn, chúng ta cần làm thật tốt công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt là công tác phòng dịch. Chúng ta phải hiểu đúng, bình tĩnh, không hoảng loạn, cực đoan và có những kịch bản ứng phó, phòng, chống khoa học, thích hợp đối với các diễn biến của dịch COVID-19 có thể xảy ra; tạo điều khiện thuận lợi để đón khách quốc tế du lịch Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vaccine; đẩy mạnh hoạt động kiểm soát dịch trong nước và chiến dịch vaccine cho nhân dân; bảo đảm 5K thật tốt, không có tâm lý chủ quan…

Để tìm cơ hội phát triển du lịch trong đại dịch, tôi cho rằng, chúng ta cần khai thác thêm các loại hình du lịch mới, đón đầu xu hướng du lịch và phát triển mạnh loại hình du lịch đó. “Mở cửa đón khách an toàn” chỉ thực sự bền vững khi du khách an toàn, hành trình an toàn, điểm đến an toàn và xây dựng đội ngũ phục vụ du lịch xanh. Ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch sẽ giúp tạo đà xây dựng du lịch thông minh, từ đó nâng cao tính cạnh tranh lâu dài cho các điểm đến du lịch Việt Nam… Ví dụ như mô hình du lịch “không chạm” có nghĩa là khi triển khai các dịch vụ vận chuyển, nghỉ chân, lưu trú, tham quan, ăn uống, du khách đều không tiếp xúc trực tiếp với người địa phương, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh. Phương tiện chở du khách được dừng ở những điểm dừng chân, điểm ăn được đặt trước. Các điểm ăn phục vụ riêng, thức ăn được chuẩn bị sẵn để khách tự chọn, tự ăn, tự phục vụ. Đoàn khách nào ăn xong là di chuyển ngay; việc thanh toán tiền qua ứng dụng ngân hàng, ví thanh toán điện tử… Mô hình du lịch “không chạm” thực chất là áp dụng thông điệp “5K” nâng cao trong quy trình phục vụ. Không chạm khi đi du lịch không chỉ là hạn chế tiếp xúc giữa người với người, giữa con người với các vật dụng, bề mặt mà còn là trải nghiệm du lịch với các thiết bị và công nghệ tự động hóa. Trước đây, các loại giấy tờ thông hành được trao tay khi làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát... Điều này khiến mọi người phải xếp hàng chờ đợi và gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Nhưng với du lịch thời COVID-19, mọi quy trình tại quầy làm thủ tục, quầy lễ tân sẽ được tự động hóa. Tôi cho rằng, mô hình này sẽ giúp từng bước phục hồi ngành du lịch mà vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19. Các cơ quan quản lý nhà nước cùng với Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch nên cùng thống nhất đưa ra các tiêu chí phục vụ “không chạm”, tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho các đơn vị, nhân viên cùng thực hiện.

Bên cạnh đó, loại hình du lịch về miền hoang sơ, biệt lập, cô lập kết hợp chăm sóc sức khỏe như nhạc thiền, yoga.. cũng là một xu thế du lịch mới và an toàn. Đặc biệt, những vùng biên giới, hải đảo…cũng có thể trở thành một địa điểm du lịch thú vị trong đại dịch. Tôi đã từng được may mắn đến huyện đảo Trường Sa thăm quan, thực sự cảnh vật nơi đây đẹp tuyệt vời, nó để lại trong tôi những cảm nhận không thể nào quên. Nếu không tạo điều kiện để người dân Việt Nam được trải nghiệm đến vùng đất này thì thật đáng tiếc. Những tour du lịch như vậy không những giúp cho thế hệ trẻ, con người Việt Nam hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của những vùng đất ý nghĩa này, mà còn luyện thêm tình yêu quê hương, đất nước thông qua những chuyến đi...

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Thu Phương

Các bài viết khác