Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 894f54a1-c93a-90f0-c4c5-08b4dc334c9a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CẦN QUAN TÂM ĐỀ VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CHO NHÂN VIÊN Y TẾ

27/02/2022

Chế độ phụ cấp cho cán bộ, nhân viên y tế đang là vấn đề được quan tâm hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng có ba nút thắt lớn về thể chế cần phải tập trung tháp gỡ để cán bộ ngành y tế được hưởng thù lao thoả đáng, đó là: Thiết kế bảng lương phù hợp; áp dụng phụ cấp nghề nghiệp và phụ cấp đặc biệt để khi có biến cố xảy ra. Bên cạnh đó yếu tố triển khai thực thi chính sách ở các cấp cơ sở cũng là điều cần được chú trọng, cải thiện.

Năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện được đánh giá là dịch bệnh tồi tệ nhất trong khoảng 100 năm trở lại đây, bùng phát ở nhiều nước đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Hai năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân cả nước, đội ngũ y bác sĩ là những người đã trực tiếp tham gia phòng, chống dịch, ảnh hưởng đến mọi mặt về thể chất, tinh thần. Thời gian qua, các chế độ chính sách đối với nhân viên y tế, đặc biệt là cán bộ y tế trực tiếp tham gia chống dịch, được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên, điều đó vẫn là chưa đủ và cần có các bước cụ thể hơn để triển khai các chính sách hỗ trợ cán bộ y tế. Đây là việc làm cấp thiết giúp bảo đảm và củng cố đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là nhân lực y tế cơ sở trong bối cảnh mới hiện nay.

Theo số liệu nghiên cứu "Tác động của đại dịch COVID-19 với sức khỏe và điều kiện kinh tế, xã hội, việc làm của cán bộ y tế" do Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam chủ trì khảo sát trên 2.700 nhân viên y tế cả nước tính tới hết tháng 12/2021 cho thấy, hơn 62% cán bộ y tế chưa nhận được bất kỳ một khoản phụ cấp nào. Hơn 80% không thể chi trả hoặc chỉ có thể chi trả một phần chi phí sinh hoạt của bản thân và gia đình. 

Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam chủ trì khảo sát về "Tác động của đại dịch COVID-19 với sức khỏe và điều kiện kinh tế, xã hội, việc làm của cán bộ y tế"  

Về chính sách đãi ngộ đối với ngành y trong suốt thời gian dài chống dịch COVID-19 vừa qua, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, trong 3 năm qua nhà nước ta và toàn dân luôn quan tâm chăm lo những người tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ trong đó có vấn đề về tiền lương, thu nhập của ngành y tế.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, các quy định của pháp luật hiện nay đã đầy đủ nhưng có lẽ các quy định chưa lường hết đến các chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế trong những trường hợp đặc biệt, bất ngờ, chưa có tiền lệ. Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, có ba vấn đề về thể chế cần tập trung tháo gỡ để đội ngũ cán bộ y tế được hưởng lương, thu nhập thỏa đáng.

Thứ nhất, cần điều chỉnh thang bảng lương, trợ cấp, phụ cấp đặc thù khi có biến cố xảy ra. Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi nêu rõ, ngành y có thời gian đào tạo kéo dài hơn những ngành khác nên rất cần thiết phải thiết kế lại bảng lương phù hợp với quá trình đào tạo.

Thứ hai, y tế là ngành chăm sóc sức khỏe Nhân dân, bảo vệ tính mạng con người như lực lượng vũ trang, đặc biệt trong các trường hợp bất thường như 3 năm vừa qua có dịch bệnh. Do đó cần có phụ cấp đặc thù cho ngành y tế tương tự như lực lượng vũ trang là rất thỏa đáng.

Thứ ba, khi dịch bệnh bùng phát, lực lượng y tế phải đương đầu chống dịch nên rất cần có phụ cấp đặc biệt để khi biến cố xảy ra, chúng ta áp dụng ngay chứ không phải ra nghị quyết rồi xin ý kiến.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi

Nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng điều này nên để cho Chính phủ linh hoạt. Trước mắt, khi chưa sửa đổi được pháp luật và chính sách tiền lương thì cần tăng phụ cấp hỗ trợ cho cán bộ y tế và lực lượng tham gia phòng chống dịch có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết.

Đồng thời, để nâng cao năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân thực sự bền vững và căn cơ lâu dài thì vấn đề cải cách và đổi mới cơ chế tài chính đối với ngành y tế đặt ra hiện nay cần được sửa đổi bổ sung trong hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách hỗ trợ, đãi ngộ nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Do đó, cần phải sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế và thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp để tiền lương tưng xứng với giá trị sức lao động. Khi tiền lương tương xứng với giá trị sức lao động sẽ là đòn bẩy nâng cao năng xuất, hiệu quả công việc của cán bộ, nhân viên y tế.

Trước quan điểm cho rằng ngành y tế cần có đãi ngộ, phụ cấp như lực lượng vũ trang, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng cho biết, chính sách đối với cán bộ y tế gồm lương, trợ cấp và chi…. Chính sách không thiếu, nhưng mức lương nên như thế nào? Bệnh viện là nơi làm việc nhiều rủi ro nên mức lương cần khác biệt. Đặc biệt y tế là lĩnh vực cần đầu tư nhà nước nhiều, một trong những dịch vụ công quan trọng nhất là y tế bên cạnh giáo dục. Do đó đầu tư công cho y tế là rất quan trọng để bảo đảm công bằng xã hội. Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, việc các bệnh viện phải tự chủ là sức ép quá lớn dẫn đến ảnh hưởng đầu tiên đến lương của các y bác sỹ.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh chính sách chỉ thực sự tốt khi nó được thực hiện trong cuộc sống, không nên để xảy ra tình trạng chính sách trên vô tuyến. Khi ban hành chính sách cần phải được thực thi ngay. Tuy nhiên thực thi chính sách lại là điểm yếu của hệ thống hiện nay.

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng, nếu như các cơ quan ở cấp ban hành chính sách đã có phản ứng nhanh nhưng các cơ quan thực thi chính sách lại rất chậm. Từ xây dựng, ban hành chính sách đến lên kế hoạch thực hiện và triển khai được phải có năng lực trong tổ chức thực hiện, cụ thể hóa, nếu còn yếu cần phải được chú trọng cải thiện. Ngoài ra, cần phải áp đặt thời hạn áp dụng chính sách và chính sách ban hành xong phải kiểm tra thực hiện. Đây là những điều rất cần thiết, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.

Trước quan điểm ngành y cần phải có phụ cấp như lực lượng vũ trang, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng thậm chí còn phải hơn nữa bởi thời gian qua những vất vả, nguy cơ mà lực lượng y bác sỹ phải đối mặt nguy hiểm hơn, áp lực hơn rất nhiều lực lượng vũ trang trong thời bình. Do đó trợ cấp cần cao hơn, đặc biệt hơn.

Đại dịch COVID-19 đã gây áp lực rất lớn đến hệ thống y tế, trong đó đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế luôn là tuyến đầu trong phòng, chống dịch. Với những căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những "chiến sĩ áo trắng" vẫn thầm lặng gánh trên vai sứ mệnh cao cả là chữa bệnh cứu người. Sự hy sinh đó nói bao nhiêu cũng không đủ. Các y, bác sỹ xứng đáng nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa cả về vật chất và tinh thần để có thể thực hiện sứ mệnh cao cả của mình./.

Bảo Yến

Các bài viết khác