Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d92c54a1-296b-90f0-c4c5-086f92975cd0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH ĐỖ THỊ VIỆT HÀ: SỚM NGĂN CHẶN PHIM CÓ NỘI DUNG THIẾU LÀNH MẠNH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

26/05/2022

Thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà- Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho rằng, cần có những quy định chặt chẽ để ngăn chặn những bộ phim có hình ảnh bạo lực, phản cảm trên không gian mạng

Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà- Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang 

Theo Báo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã được thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021). Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 9 và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan hữu quan theo quy định.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 9 và tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan hữu quan theo quy định. Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) có tính chuyên môn sâu, phức tạp, do đó, việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật đã được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng; xem xét, đánh giá các chính sách một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. So với dự thảo Luật được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, dự thảo Luật sau khi tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội đã bổ sung nhiều nội dung mới, đáp ứng các mục tiêu đề ra.

Phát biểu ý kiến tại hội trường về dự thảo Luật này, đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà- Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đánh giá cao  sự chuẩn bị của các cơ quan đối với dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi); cho rằng nhiều nội dung của dự thảo luật đã tiếp thu các ý kiến góp ý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.

Góp ý đến nội dung liên quan đến quy định hình thức phổ biến phim trên không gian mạng, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho biết, với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến, khối lượng phim trên không gian mạng rất lớn, nhu cầu sử dụng ứng dụng xem phim trên không gian mạng chiếm phần lớn lưu lượng truy cập trên internet, khiến thị trường phim trên không gian mạng phát triển ngày càng sôi động.

Tuy nhiên, đại biểu cho biết, bên cạnh các bộ phim hay cũng còn những bộ phim thiếu lành mạnh, lạm dụng hình ảnh bạo lực, phản cảm. Do vậy, chúng ta cần có những quy định chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng này. Từ quan điểm đó, đại biểu để nghị cần quy định mở về hình thức để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chủ thể phổ biến phim phải gỡ bỏ phim theo hướng khái quát. Đồng thời, bổ sung quy định về thời hạn gỡ phim để chủ thể phổ biến phim thực hiện gỡ phim theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó cần quy định trường hợp phải gỡ ngay sau khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, sau đó có thực hiện báo cáo giải trình phản hồi thì mới thực hiện bảo đảm tính kịp thời trong việc xử lý phim khi có vi phạm, để hạn chế tối đa những hậu quả thiệt hại xảy ra; đồng thời quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với phim phát hành, phổ biến trên không gian mạng./.

Thu Phương