Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f07068a1-89dc-90f0-c4c5-04a22eb42125.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ THANH HOÀN: PHẠM NHÂN ĐƯỢC TRẢ CÔNG KHI THAM GIA LAO ĐỘNG, HƯỚNG NGHIỆP, HỌC NGHỀ NGOÀI TRẠI GIAM

13/06/2022

Đóng góp ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, đại biểu Lê Thanh Hoàn- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá đề nghị quy định rõ, phạm nhân tham gia lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được trả công theo quy định của pháp luật về lao động, đồng thời cần có các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.

 

Tham gia thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, đại biểu Lê Thanh Hoàn- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá bày tỏ tán thành với nội dung Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, trong đó đã nêu rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước là coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý đối với người phạm tội, từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án.

Đại biểu cho biết, nội dung lao động ngoài trại giam cũng đã được Quốc hội thảo luận và cho ý kiến khi xây dựng dự án Luật Thi hành án hình sự năm 2019, còn có nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay, Bộ luật Hình sự và Luật Thi hành án hình sự hiện hành đã thống nhất với tinh thần chế độ lao động là bắt buộc đối phạm nhân và có vai trò rất quan trọng trong giáo dục, cải tạo phạm nhân và là bước chuẩn bị các điều kiện để cho họ tái hòa nhập cộng đồng. Thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy điều hay xảy ra là các cựu phạm nhân thường phải sống với sự kỳ thị của xã hội, ngay cả khi họ ra tù và có thể là sự trừng phạt nhiều hơn cả bản án tù mà họ đã phải chấp hành. Nhiều phạm nhân khi được trả tự do lại thấy bế tắc và như bước vào nhà tù thứ hai theo đúng nghĩa đen của nó. Chính vì thế, theo quan điểm của các nhà quản lý thì lao động, dạy nghề là điều quan trọng để giúp mở khóa cánh cửa nhà tù thứ hai, để tạo điều kiện cho phạm nhân khi ra tù sẽ có cơ hội để làm điều tốt, sống có ích cho xã hội, tái hòa nhập cộng đồng, tìm tới hy vọng để bắt đầu với công việc mà họ được đào tạo, lao động trong quá trình chấp hành án.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá

Trong Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ quan điểm thực hiện thí điểm mô hình lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam không vi phạm công ước quốc tế về lao động cưỡng bức thể hiện qua các yếu tố cơ bản: phạm nhân phải tự nguyện tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam, phạm nhân được trả tiền công lao động, trại giam là đơn vị trực tiếp quản lý, giám sát và tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân. Theo đó, quan điểm phạm nhân được trả công lao động được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, trong dự thảo nghị quyết, nội dung này hạ xuống, theo đó phạm nhân chỉ được trả một phần công lao động và có quyền và nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự. Do đó, đối với phạm nhân tham gia lao động ngoài trại giam với yếu tố tự nguyện, cũng cần có những cơ chế trả công tương xứng khác với chế độ lao động bắt buộc theo quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Thi hành án hình sự, ngay cả khi lao động là bắt buộc. Căn cứ theo Điều 14 Công ước 29 về lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế thì lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc dưới mọi hình thức đều phải được trả công bằng tiền, mức trả công không được thấp hơn mức hiện hành đối với cùng loại công việc trong vùng mà người lao động đang được sử dụng, phải có một chế độ trả công thỏa đáng đối với công việc của phạm nhân. Đây cũng là yêu cầu tại Điều 76 của Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu phải đối xử với tù nhân của Liên Hợp quốc năm 1955. Do đó, đại biểu đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 3 của dự thảo nghị quyết theo hướng "phạm nhân tham gia lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được trả công theo quy định của pháp luật về lao động", cùng với đó là các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động cũng phải được chú ý đến, đó là phải có những quy định bảo đảm cho phạm nhân đề phòng tai nạn lao động, kể cả bệnh nghề nghiệp với những điều khoản không kém thuận lợi hơn so với quy định pháp luật áp dụng đối với lao động tự do.

Đồng thời, để làm rõ phạm vi điều chỉnh dự thảo nghị quyết, đại biểu đề nghị làm rõ hơn về hoạt động hướng nghiệp, hoạt động dạy nghề, ví dụ trường hợp phạm nhân tham gia lao động với mục đích đã được học nghề, hướng nghiệp thì cơ chế thế nào, thời gian kéo dài bao nhiêu lâu, khi nào thì chuyển sang lao động có trả công. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo cũng làm rõ thêm trong quá trình phạm nhân tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam thì các quyền của phạm nhân như hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, chế độ y tế được đảm bảo như thế nào. Theo dự thảo nghị quyết thì ngành, nghề được tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề là ngành, nghề mà pháp luật không cấm, tập trung vào các ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước.

Bên cạnh đó, về ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, đại biểu đề nghị cần quy định rõ đây là ngành, nghề được sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, trại giam sẽ là cơ quan trực tiếp quản lý mà về nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước chỉ làm những gì pháp luật cho phép. Trên nguyên tắc này, Chính phủ sẽ quy định cụ thể những ngành, nghề được tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện. Đồng thời, chúng ta quy định rõ là chỉ sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước, không phải là tập trung các ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước, bởi quy định như dự thảo có nghĩa là vẫn được phép sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. Về vấn đề này, đại biểu cũng cho rằng cần xem xét dưới góc độ pháp luật của một số quốc gia liên quan đến việc cấm nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc lao động từ phạm nhân. Ví dụ như Hoa Kỳ với Đạo luật Thuế quan, mục 307 "cấm nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào được khai thác, sản xuất bởi lao động kết án hoặc lao động cưỡng bức", hay Vương quốc Anh cũng có đạo luật về hàng hóa sản xuất trong nhà tù nước ngoài, theo đó cấm nhập khẩu hàng hóa được sản xuất tại các nhà tù nước ngoài vào Vương quốc Anh. Đối với thị trường lớn nhất là EU, hiện cũng đang xem xét thông qua đạo luật tương tự như vậy, tháng 9/2021 Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Âu đã công bố cam kết của Ủy ban về cấm nhập khẩu các sản phẩm làm từ lao động cưỡng bức vào Liên minh châu Âu.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát để quy định cụ thể hơn về công tác bảo đảm an ninh, an toàn, quản lý, giam giữ. Đồng thời, cần quy định cụ thể biện pháp phòng ngừa tình trạng lao động cưỡng bức, như quyền được chấm dứt lao động của phạm nhân theo đề nghị của họ cũng như việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có liên quan.

Hồ Hương

Các bài viết khác