Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 467168a1-b92e-90f0-c4c5-0a651d774a0a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN ĐÌNH GIA: CÒN LÃNG PHÍ TRONG CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC

17/06/2022

Thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, đại biểu Trần Đình Gia – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho biết, công tác chuyển đổi quản lý, sử dụng trụ sở làm việc còn nhiều lãng phí. Cụ thể, sau khi được xây dựng trụ sở mới cho các cơ quan để phù hợp với yêu cầu công việc, vấn đề giải quyết các trụ sở cũ rất mất thời gian do vướng mắc các thủ tục hành chính.

Đại biểu Trần Đình Gia – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh tham gia thảo luận

Tham gia phát biểu thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, đại biểu Trần Đình Gia – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, chúng ta đã nỗ lực, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và đạt được một số kết quả quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, cụ thể hóa và triển khai nghị quyết Đại hội Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được điều hành linh hoạt, triệt để, tiết kiệm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt khá so với các năm trước; sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế tiếp tục được đẩy mạnh; quản lý, khai thác nguồn lực đất đai, tài nguyên, khoáng sản góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Qua thực tế, nhất là đợt giám sát tối cao chuyên đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa qua, đại biểu nhấn mạnh có 4 vấn đề cần được quan tâm như sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện thể chế để sát với thực tế và phát huy hiệu quả nguồn lực. Đại biểu bêu rõ, quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Nhà ở năm 2014 và khoản 2 Điều 26 Nghị định 100 về quản lý và phát triển nhà ở xã hội là một chủ trương rất đúng đắn và nhân văn nhằm giải quyết nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thu nhập thấp. Theo chủ trương này, chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê, sau thời hạn tối thiểu là 5 năm, nếu không còn thuê thì mới được bán nhà ở này.

Thực tế tại đô thị loại 2 và loại 3, nhu cầu người thuê nhà ở xã hội rất thấp, người lao động không đủ nguồn lực để thuê hàng tháng, nên chỉ có nhu cầu mua, vay Ngân hàng chính sách xã hội để mua. Nêu thực tế thí điểm nhà ở xã hội ở Hà Tĩnh, đại biểu cho biết, hiện nay còn 80 căn hộ cho thuê nhưng không ai thuê, trong lúc đó, có đến 350 đơn xin mua nhưng không được mua. Đây là một sự lãng phí rất lớn.

Thứ hai, một số quy định của pháp luật về định mức, tiêu chuẩn được ban hành đã lâu, không phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được rà soát và điều chỉnh. Trong báo cáo có 60% các tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật đã phù hợp với quốc tế và khu vực, nhưng hiện nay con số thống kê này vẫn còn cao hơn so với thực tế, nên dễ dàng thấy được chi phí đầu tư một công trình công so với một công trình tư có sự chênh lệch rất cao. Một công trình ở địa phương như trường học, đường giao thông nông thôn, nếu đầu tư công thành một dự án thì rất lớn, nhưng người dân đầu tư bằng phương thức góp vốn, góp công sức để làm chỉ bằng một nửa chi phí, như vậy nghĩa là chi phí gián tiếp quá lớn. Đại biểu nêu rõ, đây là một sự lãng phí, đồng thời cũng là chỗ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng.

Thứ ba, việc chuyển đổi quản lý, sử dụng trụ sở làm việc. Đại biểu cho rằng việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, sáp nhập các cơ quan, đơn vị là một kết quả rất đáng trân trọng và ghi nhận trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sau sát nhập, việc xử lý các trụ sở, các trường học, các công trình công cộng là một vấn đề còn rất lãng phí. Sau khi được xây dựng trụ sở mới cho các cơ quan để phù hợp với yêu cầu công việc, vấn đề giải quyết các trụ sở cũ rất mất thời gian do vướng mắc các thủ tục hành chính. Có những cơ quan đã chuyển đổi, nhưng cơ quan cũ 4 đến 5 năm sau chưa giải quyết được, vừa lãng phí tài sản công vừa gây mất mỹ quan đô thị.

Ngoài ra, những năm gần đây giá đất lên cao. Nhiều địa phương đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất để chuyển sang đất ở, đất công nghiệp và tổ chức đấu giá. Giá đất lên rất cao, người có nhu cầu đấu giá thì không có nhu cầu ở, người có nhu cầu ở thì không thể có tiền để đấu giá, dẫn đến rất nhiều diện tích đất chuyển thành đất ở nhưng khi đấu giá không đưa vào làm đất ở, nên nhiều đất sản xuất trở thành đất để hoang. Từ thực tế này, đại biểu kiến nghị Quốc hội sớm xem xét sửa đổi Luật Đất đai để khắc phục những bất cập nêu trên.

Minh Hùng