Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 756a68a1-c9e4-90f0-c4c5-07a551026db9.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHAN THỊ MỸ DUNG: TĂNG TÍNH DỰ BÁO, CHỦ ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN LUẬT

05/07/2022

Đóng góp ý kiến vào dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An cho rằng, cần tăng tính dự báo, chủ động của các cơ quan đề xuất các dự án luật cho kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh...


Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An bày tỏ sự đồng tình với Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2021 đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước và đời sống nhân dân, trong đó công tác xây dựng pháp luật cũng bị ảnh hưởng lớn.

Tuy nhiên, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đánh giá cao các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ đã linh hoạt, chủ động đề xuất Quốc hội kịp thời thông qua những quyết sách cấp thiết để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân, đáp ứng yêu cầu phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới và hội nhập quốc tế. Như 1 luật sửa 8 luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường vào đầu năm 2022 đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch bệnh, đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.


Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An.

Các cơ quan của Chính phủ cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan khác có liên quan để tổ chức xây dựng các luật và chương trình lập pháp đã định với cách thức, hình thức phù hợp trong bối cảnh tình hình, như là làm việc từ xa, họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm trực tuyến… đã thể hiện trách nhiệm của các chủ thể trong quy trình xây dựng luật tiếp tục được tăng cường. Nhờ đó, chất lượng các dự án, các văn bản luật, nghị quyết được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày càng được nâng lên. Từ đây đã kịp thời thể chế Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết, kết luận, quyết sách của Trung ương Đảng, đặc biệt là Kết luận số 19 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ của Quốc hội năm khóa XV 20021-2026.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lập pháp, triển khai thực hiện chương trình, Chính phủ cũng đã mạnh dạn nhìn nhận những hạn chế, bất cập, tồn tại qua nhiều năm chưa được khắc phục triệt để như hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản chưa đảm bảo chất lượng, chưa đầy đủ, đúng theo quy định, chương trình phải điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có những dự án luật đã xin Quốc hội điều chỉnh, đưa vào, rút ra rất nhiều lần. Lần này, Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh lùi hoặc bổ sung vào chương trình các dự án luật thì chắc Quốc hội cũng sẽ thông qua, vì dự án luật nào xin điều chỉnh cũng có lý do chính đáng, thuyết phục và Quốc hội cũng không thể ép khi dự án luật chưa chuẩn bị chín muồi, đầy đủ hoặc lý do vì yêu cầu cấp thiết phải bổ sung vào chương trình để Quốc hội xem xét, thông qua.

Để đáp ứng được những yêu cầu, mong mỏi, kỳ vọng của cử tri, của địa phương về hoạt động lập pháp của Quốc hội, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đề xuất, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm tăng cường với 3 vấn đề như sau:

Một là, tăng tính dự báo, tính chủ động của các cơ quan đề xuất các dự án luật cho kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quan hệ quốc tế, hạn chế việc xây dựng chính sách, cơ chế quy định bằng các nghị quyết thí điểm. Đã thí điểm 5 năm cũng là thời gian đủ cho chúng ta đánh giá để xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nhưng có trường hợp chúng ta xin gia hạn kéo dài thêm 2 năm, 3 năm, thậm chí là 5 năm. Như vậy, thí điểm gần 10 năm thì cũng gần như bằng tuổi thọ trung bình của một luật. Việc thí điểm này có thể tạo ra sự không hài hòa, bình đẳng giữa ngành, lĩnh vực, địa phương này với ngành, lĩnh vực, địa phương kia.

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nhận thấy, thay vào đó, các cơ quan của Quốc hội vẫn có thể giải quyết tình huống do không chuẩn bị kịp việc xây dựng, sửa đổi toàn diện một luật thì có thể áp dụng một luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật theo thủ tục rút gọn. Từ đó, các cơ quan của Quốc hội bóc tách những vấn đề rõ ràng đã lỗi thời, không còn phù hợp, khả thi hoặc vấn đề mới phát sinh để điều chỉnh, bổ sung pháp luật.

Hai là, những vướng mắc, khó khăn, phát sinh mới, chồng chéo giữa các quy định trên các lĩnh vực, chúng ta có thể điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật dưới luật như là nghị định, thông tư, nghị quyết của Chính phủ, của bộ, ngành thì các cơ quan của Chính phủ cũng nên kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để tháo gỡ cho địa phương, doanh nghiệp. Cụ thể như rất nhiều nội dung vướng mắc mà các địa phương đã có báo cáo, rà soát, kiến nghị về những quy định pháp luật gây vướng mắc trong đầu tư kinh doanh và Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chủ trì một Hội nghị trực tuyến toàn quốc về chuyên đề này để lắng nghe vào tháng 9/2021.

Trong nhiều vướng mắc này, có nhiều quy định thuộc văn bản quy phạm pháp luật, dưới luật về đầu tư, đầu tư công, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, đấu thầu, quy hoạch xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, bảo hiểm xã hội, phân cấp, phân quyền cho địa phương... Việc chúng ta kịp thời cụ thể hóa, hướng dẫn tháo gỡ này sẽ giúp cho địa phương chủ động, linh hoạt hơn trong việc phát huy nội lực, hiệu quả trong triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung cũng kiến nghị đề xuất Chính phủ nghiên cứu, xem xét nâng tầm quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế lên thành pháp lệnh hoặc luật để xứng tầm và đảm bảo hiệu quả, phát huy khai thác tối đa về tiềm lực của hoạt động các khu công nghiệp, khu kinh tế. Hiện cả nước có 575 khu công nghiệp, trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 219.500 hecta, 18 khu kinh tế ven biển được lập ở 17 tỉnh và 26 khu kinh tế cửa khẩu đã được đưa vào quy hoạch. Chúng ta đều nhận thấy khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư, cung cấp nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần rất lớn vào nhiệm vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước, đặc biệt là địa phương ở các vùng kinh tế trọng điểm, trong khi hiện nay khu công nghiệp, khu kinh tế chỉ đang được điều chỉnh, quản lý bằng Nghị định 82/2018 của Chính phủ và rải ra ở các văn bản quy phạm pháp luật khác là chưa xứng tầm./.

Bích Lan

Các bài viết khác