Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ac6e68a1-1927-90f0-c4c5-0f43e061b3c0.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VŨ HUY KHÁNH: CẦN THIẾT DUY TRÌ MÔ HÌNH TỔ CHỨC THANH TRA CẤP HUYỆN

18/07/2022

Phát biểu thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 3, đại biểu Vũ Huy Khánh- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng cần thiết tiếp tục duy trì mô hình tổ chức Thanh tra cấp huyện, đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ hơn và đánh giá tác động kỹ hơn về nội dung này.

Đại biểu Vũ Huy Khánh- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Tham gia ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Vũ Huy Khánh- Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho biết, về hệ thống cơ quan thanh tra theo cấp hành chính, đại biểu nhất trí với quan điểm thứ nhất của cơ quan thẩm tra cho rằng việc tiếp tục duy trì mô hình tổ chức Thanh tra cấp huyện là cần thiết, tuy nhiên cơ quan soạn thảo cần giải trình rõ hơn và đánh giá tác động kỹ hơn. Vì trong Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thanh tra năm 2010 đưa ra những vướng mắc, bất cập, dẫn đến việc trong giai đoạn đầu của quá trình soạn thảo cơ quan chủ trì soạn thảo có đề xuất là không quy định tổ chức Thanh tra cấp huyện. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo thì một số ý kiến đề nghị tiếp tục duy trì mô hình này nên trong dự thảo hiện nay thì lại có mô hình tổ chức Thanh tra cấp huyện. Điều này được thể hiện tại cuối điểm 2 Mục II Tờ trình số 150 của Chính phủ.

Về việc thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, đại biểu cho rằng việc thành lập là cần thiết để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và trên thực tế hiện nay đã có hơn 50 cơ quan cấp Tổng cục, Cục, tuy không có tổ chức thanh tra chuyên ngành độc lập nhưng đã được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, đúng chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì trong luật phải quy định những nguyên tắc, tiêu chí cơ bản để làm căn cứ thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ. Đối với các cơ quan khác thuộc Chính phủ thì việc thành lập tổ chức thanh tra chuyên ngành cần hết sức hạn chế. Đại biểu cũng đề nghị trong dự thảo luật cũng như các tài liệu trình có liên quan không dùng từ “Bộ thuộc Chính phủ”, chỉ sử dụng bộ, ngành, còn các cơ quan thuộc Chính phủ thì mới có chữ “thuộc Chính phủ” theo quy định của pháp luật hiện nay.

Về cơ chế để bảo đảm không có sự chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm toán, đại biểu cho rằng việc bổ sung quy định này trong dự thảo luật là rất cần thiết. Tuy nhiên để bảo đảm thực hiện đúng như nguyên tắc được thể hiện tại Điều 107 dự thảo luật đó là một nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân chỉ có thể là đối tượng của một cơ quan thanh tra hoặc kiểm toán thì Điều 52 dự thảo luật chưa chặt chẽ và chưa giải quyết được theo hướng này.

Điều 52 quy định: "Hai cơ quan thỏa thuận, trao đổi với nhau, nếu không thỏa thuận được thì cơ quan nào đến trước sẽ tiếp tục tiến hành". Đại biểu cho rằng quy định như vậy không bảo đảm được nguyên tắc, nếu bảo đảm nguyên tắc thì phải được tiến hành sớm hơn từ khi xây dựng kế hoạch của hai cơ quan. Theo tờ trình và giải trình của cơ quan soạn thảo thì giữa hai cơ quan đã có quy chế phối hợp, vậy phải giải quyết ngay từ khâu trước khi vào đơn vị, tổ chức thanh tra chứ không phải ai đến trước làm trước mà vấn đề đến trước làm trước lại thực hiện sau khi trao đổi không thành. Đại biểu cho rằng quy định như dự thảo Luật là không đảm bảo khả thi trong thực hiện.

Về việc bảo đảm sự thống nhất giữa Luật Thanh tra với một số luật chuyên ngành, trong dự thảo hiện nay để tăng cường hiệu lực, hiệu quả và tăng sức mạnh của đoàn thanh tra cũng như các thanh tra viên, dự thảo luật đã bổ sung một số quy định, trong đó có liên quan đến pháp luật chuyên ngành và đặc biệt là Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đó là các quy định liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đến tạm đình chỉ, đến tạm giữ các phương tiện, tang vật để sau này xử lý, đến việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận sau thanh tra. Các quy định này đều liên quan đến một số chế định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bổ sung năm 2020 và những quy định này chỉ có hiệu lực trên thực tế nếu trong luật này có điều khoản chuyển tiếp và dùng luật này để sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật Xử lý phạm hành chính. Tuy nhiên điều này chưa thấy có trong dự thảo luật. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để bổ sung nội dung này.

Ngoài ra, về xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra, khoản 3 Điều 66 dự thảo luật quy định: "Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn báo cáo người ra quyết định thanh tra chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật". Khoản 4 điều này quy định: "Cơ quan thanh tra có trách nhiệm theo dõi việc giải quyết của cơ quan điều tra. Trường hợp không đồng ý với giải quyết của cơ quan điều tra thì thủ trưởng cơ quan thanh tra báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên và xin ý kiến chỉ đạo". Đại biểu cho rằng quy định như vậy còn chung chung, bởi cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thanh tra là cơ quan nào? Ý kiến chỉ đạo của cấp trên tiếp theo sẽ ra sao? Việc không đồng ý sẽ giải quyết theo trình tự, thủ tục nào? Cũng liên quan đến quy định này, đại biểu đề nghị sửa lại Điều 110 trách nhiệm của cơ quan điều tra là tiếp nhận hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm thay vì chỉ tiếp nhận vụ việc vi phạm pháp luật chung chung như trong dự thảo luật.

Hồ Hương