Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 990768a1-a916-90f0-c4c5-0e049619cd94.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN CÔNG HOÀNG: 05 NỘI DUNG TRỌNG TÂM CẦN NGHIÊN CỨU BỔ SUNG VÀO DỰ THẢO LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI)

23/02/2023

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới. Tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật này, PGS.TS Nguyễn Công Hoàng – ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên kiến nghị 05 nội dung trọng tâm cần nghiên cứu bổ sung…

QUY ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI) PHẢI CHẶT CHẼ, KHẢ THI - KHẮC PHỤC TRIỆT ĐỂ BẤT CẬP CỦA LUẬT HIỆN HÀNH

 

NHẬN DIỆN VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP ĐỂ SỬA ĐỔI, HOÀN THIỆN LUẬT ĐẤU THẦU

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cho ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) và dự kiến, Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến đối với dự thảo Luật này tại Kỳ họp họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5/2023. Để có thêm ý kiến, đề xuất góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đạt chất lượng tốt trước khi trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội có cuộc trao đổi PGS.TS Nguyễn Công Hoàng – Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Phóng viên: Thưa đại biểu, qua thực tế đã cho thấy, Luật Đấu thầu hiện hành còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Vậy đại biểu có đánh giá như thế nào về việc sửa đổi Luật này trong bối cảnh hiện nay?

PGS.TS Nguyễn Công Hoàng – ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Tôi cho rằng, sau gần 9 năm áp dụng, Luật Đấu thầu năm 2013 đã có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình, bối cảnh mới, sự phát triển chung của xã hội.

Quá trình triển khai thi hành Luật Đấu thầu đã phát sinh một số hoạt động mua sắm, đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế nhưng chưa được Luật này quy định hoặc quy định chưa đầy đủ. Một số quy định của Luật Đấu thầu đã phát sinh vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải có quy định sửa đổi, bổ sung tháo gỡ kịp thời. Bên cạnh đó, sau khi Luật Đấu thầu được ban hành, một số Luật liên quan đã sửa đổi hoặc có quy định khác so với Luật Đấu thầu. Điều đó đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện một số quy định của Luật Đấu thầu nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tránh mâu thuẫn, xung đột trong quá trình thi hành Luật này. 

Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu, góp phần công khai, minh bạch, tiết kiệm trong chống tiêu cực, sử dụng ngân sách Nhà nước. Đồng thời, đảm bảo hành lang pháp lý cho người thực hành luật, việc sửa đổi Luật đấu thấu theo tôi là cần thiết.

PGS.TS Nguyễn Công Hoàng – ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Phóng viên: Việc sửa đổi Luật Đấu thầu nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo niềm tin cho các cơ quan, đơn vị triển khai hoạt động đấu thầu. Theo đại biểu, những nội dung sửa đổi nào đáng lưu ý, cần có sự điều chỉnh kịp thời trong dự thảo Luật lần này?

PGS.TS Nguyễn Công Hoàng – ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung trong Luật Đấu thầu một số quy định như sau:

Thứ nhất, quy định lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Ở trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu quy định rõ thêm hình thức lựa chọn nhà thầu (Chỉ định thầu rút gọn, chỉ định thầu thông thường,…), phương thức lựa chọn nhà thầu (một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ,….) để thực hiện các công trình khẩn cấp quy định tại Điều 130 Luật Xây dựng được sửa đổi tại khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi số 62 sửa đổi một số điều của Luật Xây dựng và các gói thầu cần thực hiện trong tình huống khẩn cấp. Ví dụ gói thầu mua sắm trang thiết bị Y tế, thuốc chữa bệnh, xây dựng công trình khẩn cấp... nhằm kịp thời trong tình huống phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Thứ hai, việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) hoặc Chính phủ quy định cụ thể, lý do như sau: Tại Mục 32, Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 151 Khoản 3, Điểm b, Khoản 5, Khoản 6, bổ sung khoản 6a Điều 47 như sau: Việc lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc liên doanh, liên kết phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật. Tôi đề nghị bổ sung một số quy định như sau:

- Quy định rõ về quy trình lựa chọn đối tác để thực hiện liên doanh, liên kết (Các trường hợp được đấu thầu rộng rãi, hay đấu thầu hạn chế, hay chào hành cạnh tranh,…; cách xác định giá trị thương hiệu để đưa vào góp vốn liên doanh, liên kết)

- Quy định cụ thể Hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu các gói thầu (thi công xây dựng, tư vấn, mua sắm…) và Chủ thể đứng ra tổ chức lựa chọn nhà thầu sau khi ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết với đối tác.

- Quy định về thẩm định hồ sơ trong quá trình chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, kết thúc dự án với Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, Cơ quan chủ quản đầu tư.

Thứ ba, tôi đề nghị bổ sung quy định về Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, được nhận và khai thác tài sản (Là máy móc, thiết bị kèm theo hóa chất trúng thầu chuyên dùng để xét nghiệm) của các đơn vị trúng thầu cung cấp hóa chất, sinh phẩm mà không phải thực hiện lựa chọn đơn vị cho thuê máy theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Vì nếu tách riêng việc đấu thầu mua sắm hóa chất sinh phẩm và đấu thầu thuê máy móc, thiết bị xét nghiệm sẽ xảy ra tình huống sau: Có nhà thầu trúng thầu hóa chất sinh phẩm nhưng không trúng thầu cho thuê thiết bị xét nghiệm hoặc ngược lại. Như vậy, gây khó khăn cho các đơn vị khi thực hiện các dịch vụ xét nghiệm cho người bệnh.

Thứ tư, về hình thức lựa chọn nhà thầu (LCNT) trong Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Ngoài 8 hình thức LCNT được quy định tại Luật Đấu thầu số 43/QH13 thì dự thảo Luật sửa đổi có bổ sung thêm 01 hình thức LCNT quy định tại Điều 27. Lựa chọn tư vấn cá nhân. Hình thức này được áp dụng khi công việc của gói thầu chỉ yêu cầu một hoặc một số chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực thực hiện mà không cần sự tham gia của tổ chức, không yêu cầu các điều kiện để thực hiện công việc như đối với nhà thầu là tổ chức. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nhiều cho các đơn vị thực hiện trong việc mời  các chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực để đào tạo, chuyển giao kĩ thuật, công nghệ như đặc thù nghành y tế.

Thứ năm, về loại hợp đồng, Theo Luật Đấu thầu số 43/QH13 có 04 loại hợp đồng trong đó Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng bắt buộc phải áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ. Điều này gây khó khăn cho các chủ đầu tư, bên mời thầu đặc biệt đối với gói thầu mua sắm hàng hóa của các cơ sở y tế khó xác định được số lượng thực tế sử dụng so với kế hoạch vì lượng bệnh nhân và mô hình bệnh tật thay đổi thường xuyên.

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) có bổ sung thêm 03 loại hợp đồng phù hợp với đặc thù, tính chất của các gói thầu khác nhau. Mặt khác không còn quy định bắt buộc phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ. Đó cũng là điểm mở trong quá trình thực hiện cho các đơn vị.

Phóng viên: Qua thực tế đã cho thấy, việc mua sắm hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế chưa thực sự tạo cơ chế linh hoạt để các cơ sở y tế triển khai và quản lý hiệu quả. Vậy đại biểu có kiến nghị, đề xuất như thế nào đối với cơ quan soạn thảo và thẩm tra trong việc hoàn thiện dự thảo Luật đạt chất lượng cao để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới?

PGS.TS Nguyễn Công Hoàng – ĐBQH tỉnh Thái Nguyên: Hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế là hàng hóa đặc thù không thể thực hiện đấu thầu mua sắm chung chung như các loại hàng hóa thông thường khác được. Song song với việc hoàn thiện dự án Luật Đấu thầu cần phải nhanh chóng xây dựng, ban hành Luật trang thiết bị y tế để đạt chất lượng cao về công tác quản lý. Các Bộ, ban, ngành có liên quan phối hợp xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết các vấn đề đấu thầu trang thiết bị y tế là hành lang pháp lý cho các đơn vị tổ chức thực hiện.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Ánh Nguyệt - Bích Lan

Các bài viết khác