Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 3efe67a1-19cb-90f0-c4c5-023af0350309.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ DU LỊCH VIỆT NAM PHÁT TRIỂN XỨNG VỚI TIỀM NĂNG

15/03/2023

Sau một năm chính thức mở cửa, du lịch Việt Nam đã từng bước phục hồi và phát triển, tuy nhiên, với tiềm năng lớn, dư địa phát triển của ngành công nghiệp không khói này còn rất lớn. Quan tâm đến sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đề đưa du lịch Việt Nam phát triển xứng đáng với tiềm năng và kỳ vọng.

Cách đây tròn 1 năm, ngày 15/3/2022, du lịch Việt Nam chính thức mở cửa trở lại sau nhiều tháng “ngủ đông” trong đại dịch Covid-19. Đó là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy du lịch phục hồi mạnh mẽ và sôi động trở lại, cả du lịch nội địa.

Sự phục hồi của du lịch Việt Nam trong thời gian vừa qua đã củng cố niềm tin, khẳng định được vị trí quan trọng của ngành du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội; khẳng định hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ngành du lịch vẫn tồn tại những hạn chế như việc khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn trước COVID-19 vẫn thấp hơn một số nước trong khu vực; tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại chưa cao.

Quanh vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đề đưa du lịch Việt Nam phát triển xứng đáng với tiềm năng và kỳ vọng.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Phóng viên: Sau một năm chính thức mở cửa trở lại, đến nay, với nhiều nỗ lực, ngành du lịch Việt Nam đã gặt hái được thành công nhất định, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của du lịch nội địa. Đại biểu có nhận định gì về sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch trong thời gian vừa qua?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: 

 Trong 1 năm qua, du lịch nội địa và quốc tế đều đã phục hồi mạnh mẽ và có những chuyển biến thực sự tích cực. Các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch đã có những bước bứt phá khá ngoạn mục ngay từ khi mở cửa du lịch và nhanh chóng có những đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi kinh tế, xã hội của đất nước.

Với sự phục hồi ấn tượng, đặc biệt là du lịch nội địa, ngành du lịch ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo tồn, lan tỏa và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần làm đẹp hình ảnh về đất nước, dân tộc Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Việt Nam chưa thật sự là điểm đến đáng chú ý đối với khách quốc tế (Ảnh minh họa)

Phóng viên: Theo đại biểu, hiện tại ngành du lịch nước ta đang có những tồn tại, hạn chế, khó khăn nào? Quốc hội, Chính phủ cần có những chính sách gì để tháo gỡ bất cập, khơi thông những điểm nghẽn, giúp ngành du lịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: 

Thực tế cho thấy, bên cạnh những ưu điểm nói trên, ngành du lịch sau một năm mở cửa hoàn toàn cũng đã bộc lộ một số nhược điểm.

Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia mở cửa du lịch tương đối sớm sau đại dịch so với nhiều quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực. Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo của ngành du lịch, tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2022 vừa qua thấp hơn so với năm 2019 (ngay trước đại dịch), và thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực. Theo số liệu của Hội đồng tư vấn du lịch thì chỉ số phục hồi du lịch sau Covid-19 của Việt Nam chỉ ở mức 18,1%. Đây là mức thấp nhất trong khu vực. Rõ ràng du lịch Việt Nam 1 năm qua ở trong tình thế "đi trước về sau". Chúng ta mở cửa du lịch khá sớm nhưng tốc độ tăng trưởng lại về sau so với nhiều quốc gia. Điều này có nguyên nhân từ những "điểm nghẽn" của du lịch Việt Nam khiến cho khách quốc tế chưa thật sự mặn mà với việc lựa chọn Việt Nam là điểm đến. 

Thứ hai, việc phát triển du lịch của Việt Nam dù đã được quan tâm rất nhiều nhưng chưa có những bứt phá quan trọng và táo bạo. Chúng ta vẫn quá phụ thuộc vào những thị trường khách du lịch truyền thống (Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc... vv) mà chưa có những xúc tiến quan trọng vào các thị trường mới mẻ, tiềm năng. Thủ tục cấp visa cho khách du lịch quốc tế còn rườm rà, diện khách được miễn visa chưa nhiều...

Ngoài ra, vẫn còn tư tưởng "tiểu nông", manh mún và cát cứ khi làm du lịch khiến du lịch Việt Nam còn nhiều "sạn", lượng khách quốc tế quay lại Việt Nam vì thế còn hạn chế.

Để tháo gỡ những điểm nghẽn này, cần rà soát để có những giải pháp đồng bộ và đủ mạnh. Về thể chế, Quốc hội đã ban hành Luật Du lịch (sửa đổi) năm 2017, qua đó tạo hành lang pháp lý quan trọng để phát triển du lịch trong tình hình, điều kiện mới. Luật đã thể chế hoá quan điểm, tinh thần của Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; luật cũng tháo gỡ nhiều rào cản trong phát triển du lịch như đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh lữ hành...

Quốc hội khóa XV thảo luân về Quy hoạch Tổng thể Quốc gia tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 

Bên cạnh đó, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 vừa qua, Quốc hội khóa XV đã thông qua Quy hoạch Tổng thể Quốc gia, trong đó có quy hoạch ngành, quy hoạch vùng. Quy hoạch du lịch được đặc biệt chú ý trong bản quy hoạch tổng thể quốc gia. Bởi vậy, Chính phủ cần sớm triển khai cụ thể quy hoạch du lịch với những nhiệm vụ cụ thể trước mắt cũng như lâu dài.

Phóng viên: Đại biểu có kỳ vọng gì vào sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi cũng như rất nhiều người dân Việt Nam, rất tự hào về nguồn tài nguyên du lịch dồi dào của quốc gia, về vẻ đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc. Trong thời gian tới, với sự nỗ lực của ngành du lịch, sự quyết tâm của Chính phủ và sự đồng hành của Quốc hội, tôi tin rằng du lịch Việt Nam sẽ phát triển tương xứng với tiềm năng, đóng góp xứng đáng vào nền kinh tế-xã hội và sự phát triển nói chung của đất nước.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Minh Hùng