Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 17fe67a1-b9de-90f0-c4c5-097a0b86e277.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: HỘI NGHỊ ĐBQH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN TRÁCH LÀ KÊNH THÔNG TIN QUAN TRỌNG ĐỂ HOÀN THIỆN NỘI DUNG CÁC DỰ ÁN LUẬT TRƯỚC KHI TRÌNH QUỐC HỘI

04/04/2023

Quan tâm đến Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách diễn ra từ ngày 05-07/4, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBHQ tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, Hội nghị là một trong những kênh thông tin quan trọng để các cơ quan có cơ sở, căn cứ hoàn thiện, chỉnh lý nội dung của các dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới, đặc biệt là đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: KỲ VỌNG CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 21 CỦA UBTVQH - CHỈ RÕ VƯỚNG MẮC, KHẮC PHỤC HẠN CHẾ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CỤ THỂ CỦA NGÀNH TOÀ ÁN VÀ KIỂM SÁT

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Phóng viên: Căn cứ quy định của pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận, góp ý kiến về 07 dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Đại biểu đánh giá như thế nào về vai trò, ý nghĩa của Hội nghị này?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sẽ diễn ra trong 03 ngày, từ 05-07/4/2023 theo hình thức họp tập trung tại Hội trường Diên Hồng để thảo luận, góp ý kiến về 07 dự án Luật được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV sắp tới, bao gồm Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Phòng thủ dân sự và Luật Đất đai (sửa đổi).

Hội nghị được tổ chức với sự tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương,Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước…, một số chuyên gia, nhà khoa học và các vị đại biểu hoạt động chuyên trách cùng một số đại biểu hoạt động không chuyên trách quan tâm đến các vấn đề thảo luận.

Tôi cho rằng, đây là một trong những kênh thông tin quan trọng để các cơ quan có cơ sở, căn cứ hoàn thiện, chỉnh lý nội dung của các dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới, đặc biệt là đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Qua đó sẽ góp phần vào việc xem xét, thông qua các dự án Luật của Quốc hội một cách thận trọng, kỹ lưỡng, đạt tỷ lệ tán thành, đồng thuận cao, bảo đảm chất lượng tốt nhất.

Phóng viên: Đại biểu bày tỏ kỳ vọng gì về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để góp ý về 07 dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 tới?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi thấy rằng, những dự án Luật được xem xét tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đều là những dự án Luật rất quan trọng, có nhiều nội dung ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi)… trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, không điều chỉnh được các vấn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, tại phiên họp lần này, với vai trò nòng cốt trong trong hoạt động Quốc hội của các đại biểu chuyên trách, tôi kỳ vọng các đại biểu sẽ trách nhiệm, tích cực thảo luận, góp ý xây dựng sâu sắc, đặc biệt tập trung trọng tâm, trọng điểm vào những nội dung có nhiều quan điểm khác nhau để thống nhất ý kiến, lựa chọn phương án tốt nhất để tiếp tục hoàn thiện dự thảo các dự án luật trình Quốc hội, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội, tháo gỡ các nút thắt về thể chế đang tồn tại.

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số dự án Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4

Phóng viên: Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những dự án Luật nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu, chuyên gia và đông đảo cử tri cả nước. Với những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật, đại biểu có đề xuất, kiến nghị gì nhằm hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật quan trọng này?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một dự thảo Luật vô cùng quan trọng và có tác động to lớn đến đời sống của toàn xã hội, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp nhân dân. Xác định được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của Luật Đất đai (sửa đổi) nếu được thông qua và ban hành, ngày 23/12/2022 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân trong xây dựng hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi). Quá trình lấy ý kiến nhân dân đã nhận được rất nhiều các góp ý của các cơ quan, tổ chức, địa phương, của các chuyên gia, nhà khoa học và toàn thể các tầng lớp nhân dân với những nội dung khác nhau. Vì vậy, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần trách nhiệm, nghiêm túc, tích cực tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến, nội dung phù hợp để đưa vào dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua để các quy định của Luật Đất đai sẽ đi vào thực tế cuộc sống khi được ban hành.

Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều các đại biểu Quốc hội khác đều đặc biệt quan tâm đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vì sức ảnh hưởng của Luật sau khi được ban hành và thông qua vô cùng to lớn. Trong quá trình thi hành các chính sách về đất đai hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc, và cũng là lĩnh vực phát sinh nhiều đơn thư, khiếu nại, tố cáo về các nội dung liên quan nhất.

Vì vậy, khi Luật Đất đai được sửa đổi phù hợp tình hình kinh tế - xã hội, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân thì không chỉ góp phần phát triển đất nước mà còn góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, giảm bớt các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của nhân dân, hạn chế được sự lợi dụng của các thế lực thù địch gây bất ổn về chính trị.

Để bảo đảm tính chất lượng, khả thi, đồng bộ, hiệu quả, phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân và đất nước khi luật có hiệu lực thi hành, tôi cho rằng, cần tiếp tục rà soát sự thống nhất trong hệ thống pháp luật giữa những quy định của Luật Đất đai với các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư; chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; phân cấp trong quản lý nhà nước về đất đai; giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền mục đích sử dụng đất…

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Ngọc