Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a5f667a1-f949-90f0-c4c5-0aef69058add.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA

09/05/2023

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế là vô cùng cần thiết.

 Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Tranh chấp kinh tế, đặc biệt là tranh chấp thương mại là hiện tượng ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Sự sôi động và khốc liệt của thị trường chính là nguyên nhân làm cho các tranh chấp kinh tế trở nên phổ biến và tính chất cũng vô cùng phức tạp. Vì lẽ đó, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế phải được thiết kế đáp ứng được các yêu cầu khách quan của việc giải quyết các tranh chấp. Đó là sự tôn trọng sự tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp; tôn trọng thỏa thuận của các bên, giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo các phán quyết, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp được thực thi. Qua đó, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp và thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh.

Nghiên cứu về nội dung này, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tranh chấp kinh tế có thể được giải quyết thông qua các phương thức: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Mỗi phương thức có sự khác nhau nhất định về tính chất pháp lý cũng như nội dung của thủ tục, trình tự tiến hành. Các bên tranh chấp có quyền tự do trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào lợi thế của bản thân phương thức đó cũng như mức độ phù hợp của phương thức giải quyết tranh chấp đối với nội dung, tính chất của vụ việc cụ thể.

Trên cơ sở phân tích những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua các phương thức cụ thể như thương lượng, hòa giải, trọng tại và tòa án, đại biểu cho rằng, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Có thể thấy các biện pháp giải quyết tranh chấp như một chuỗi liên kết chứ không tồn tại độc lập, tách biệt nhau. Xu hướng chung của các nước trên thế giới cho thấy, bên cạnh việc sử dụng độc lập các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế thì các quốc gia cũng sử dụng liên thông, liên kết các phương thức này như xu hướng liên thông hòa giải – trọng tài – hòa giải; Xu hướng liên thông giữa trọng tài và hòa giải; Xu hướng công nhận và thi hành kết quả hòa giải trên bình diện quốc tế; xu hướng hòa giải trực tuyến – Giải quyết tranh chấp trực tuyến. Bên cạnh đó, phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ngoài tòa án cũng đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng trong bối cảnh hiện nay.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có hệ thống các quy định khá đầy đủ, toàn diện, phù hợp với yêu cầu hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa. Tuy nhiên, từ thực tiễn thi hành cũng vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Phạm vi tranh chấp được giải quyết tại trọng tài quốc tế, cơ chế phối hợp hỗ trợ của tòa án với hoạt động giải quyết tranh chấp tại trọng tài, quy định về điều kiện, phẩm chất cần có của hòa giải viên….Trước xu thế phát triển, hội nhập của nền kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật bảo đảm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tranh chấp kinh tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hiện nay.

Việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hiện nay cần đáp ứng các yêu cầu sau: Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước; Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế; Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương nhấn mạnh, trong bối cảnh mới hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là vô cùng cần thiết. Theo đó, cần quan tâm một số giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các chủ thể có liên quan trong giải quyết tranh chấp kinh tế.

Hai là, hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp cụ thể như thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện các giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay như: cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án và nâng cao hiệu quả của hoạt động tổ chức trọng tài, toà án; nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, luật sư có thẩm quyền tham gia giải quyết tranh chấp kinh tế; ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống lưu trữ và chia sẻ thông tin hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế của các cơ quan liên quan; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế cho các tổ chức, cá nhân có liên quan (các tổ chức, cá nhân tham gia giải quyết tranh chấp kinh tế, các luật sư, các doanh nghiệp, thương nhân…) và người dân.

Bốn là, các thiết chế như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, cơ quan thi hành án… cần tiếp tục tăng cường năng lực, phát huy chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay./.

Lê Anh