Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 38ef67a1-d9da-90f0-c4c5-08374654f0e8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM THỊ KIỀU: BỔ SUNG QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM THANH TOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

24/05/2023

Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Phạm Thị Kiều - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về trách nhiệm thanh toán của chủ đầu tư vào Điều 18 dự thảo Luật.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 24/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI)

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)

Tham gia đóng góp ý kiến tại phiên họp, đại biểu Phạm Thị Kiều - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông bày tỏ thống nhất và đánh giá cao Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) toàn diện. Để hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung nội dung quy định về trách nhiệm thanh toán của chủ đầu tư vào Điều 78 dự thảo Luật. Cụ thể, thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong trường hợp đã ký kết; đồng thời bổ sung vào Điều 82 trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư nội dung thực hiện các nội dung quy định đã ký kết trong hợp đồng để đảm bảo tính chặt chẽ của hệ thống pháp luật.

Theo đại biểu, qua đại dịch COVID-19 đã cho thấy năng lực đáp ứng và tiếp cận các vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, vaccine, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, trở ngại do năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng; các quy định về quản lý, đấu thầu trang thiết bị y tế còn nhiều bất cập. Để tháo gỡ những hạn chế, bất cập này, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo Luật nội dung “Khi có tình huống khẩn cấp, tổ chức được giao mua sắm có thể ứng trước hàng hóa để phục vụ đúng mục đích, yêu cầu cấp bách theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, sau đó thực hiện quy trình chỉ định thầu rút gọn theo quy định”.

Bên cạnh đó, góp ý cụ thể đối với điểm d, khoản 1 Điều 5 về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, đại biểu Phạm Thị Kiều đề nghị nghiên cứu sửa thành nhà thầu phải đáp ứng năng lực hoạt động phù hợp với từng lĩnh vực của gói thầu nhằm đảm bảo tính thống nhất. Đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo bổ sung cụm từ “tư vấn giám sát” vào điểm b, khoản 2 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau “Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát gói thầu đó”.

Đại biểu Phạm Thị Kiều - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông

Tại điểm c, khoản 1, Điều 11 quy định về đấu thầu quốc tế, đại biểu nhận thấy, để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, quy định này cho phép người có thẩm quyền toàn quyền quyết định có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài hay không và gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Trong khi đó, căn cứ để quyết định khá chung chung. Do đó, đại biểu cho rằng điều này sẽ khiến quy định về điều kiện tổ chức đấu thầu quốc tế không còn nhiều ý nghĩa. Vì vậy, đại biểu nêu rõ nêu quan điểm, có thể quy định theo hướng định lượng cụ thể hơn hoặc bỏ quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 11 để tránh bị lạm dụng và làm giảm ý nghĩa của các quy định về điều kiện khác đấu thầu quốc tế.

Ngoài ra, đại biểu Phạm Thị Kiều chỉ ra rằng, khoản 2 Điều 17 đã liệt kê các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư, trong đó, điểm b quy định “Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”. Tuy nhiên, qua đối chiếu với quy định tại khoản 4 Điều 17, đại biểu chỉ ra rằng, các trường hợp tại điểm b, khoản 2 sẽ dẫn đến các liên quan không được đền bù chi phí. Nội dung này chưa phù hợp và đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư khi tham gia dự thầu. Việc thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư của dự án xuất phát từ cơ quan nhà nước, không phải lỗi của nhà đầu tư. Do đó, đại biểu đề nghị trong trường hợp này, cần quy định việc nhà đầu tư được đền bù về chi phí tương tự như cơ chế bồi hoàn chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị sửa đổi cụm từ “thời gian chuẩn bị hồ sơ thầu tối thiểu là 9 ngày” thành “thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 10 ngày” tại điểm d khoản 1 Điều 45 dự thảo Luật. Đồng thời, đề nghị rà soát kỹ lưỡng Điều 70 dự thảo Luật để đảm bảo thống nhất với một số luật chuyên ngành như Luật Xây dựng hoặc quy định về thực hiện hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015./.

Minh Thành

Các bài viết khác