Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 98e867a1-791f-90f0-c4c5-0867b9be92eb.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: KẾ HOẠCH GIÁM SÁT GỬI CÁC ĐOÀN ĐBQH CẦN ĐƯỢC TÍNH TOÁN KỸ HƠN VỀ THỜI GIAN

27/05/2023

Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 tại Kỳ họp thứ 5, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đề nghị kế hoạch giám sát gửi các Đoàn đại biểu Quốc hội cần được tính toán kỹ hơn về thời gian và về thời điểm để tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội hoàn thành tốt nhất hoạt động giám sát của mình. Đồng thời đề nghị Quốc hội rà soát, xem xét để nâng mức kinh phí phục vụ hoạt động giám sát cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 27/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT NĂM 2024

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Nhất trí với những nội dung trong Tờ trình số 467 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như nhất trí cao với dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương nhận thấy, năm 2022 nói riêng và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV nói chung đến nay, hoạt động giám sát của Quốc hội có nhiều đổi mới sâu sắc và toàn diện, đạt được những kết quả tích cực được đông đảo cử tri và nhân dân đánh giá rất cao.

Góp ý về hoạt động giám sát của các bộ tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, hiện nay kinh phí dành cho hoạt động giám sát tại các Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương còn quá ít ỏi để tổ chức độ hoạt động giám sát trực tiếp tại cơ sở, ngoài các thành viên Đoàn giám sát là các đại biểu Quốc hội của Đoàn thì Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương còn phải có sự phối hợp hết sức chặt chẽ với nhiều cơ quan, ban, ngành khác của địa phương và mời các thành viên khác, các chuyên gia tham gia Đoàn giám sát.

Tuy nhiên, với kinh phí quy định như hiện tại thì việc mời được các chuyên gia từ các lĩnh vực, mời được các thành viên của các cơ quan khác tham gia Đoàn giám sát cũng chưa được thuận lợi. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động giám sát cả về chất lượng lẫn khâu tổ chức hoạt động.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Quốc hội rà soát, xem xét để nâng mức kinh phí phục vụ hoạt động giám sát cho phù hợp với yêu cầu thực tế và phù hợp với tình hình hiện tại.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Về việc tham gia Đoàn giám sát của đại diện các cơ quan hữu quan, đặc biệt là lãnh đạo các Bộ, đại biểu cho rằng, vấn đề này cần được tiếp tục tính toán, cân nhắc kỹ hơn nữa về thành phần, đối tượng tham gia.

“Lãnh đạo các Bộ vừa tham gia với tư cách là chuyên gia tham gia Đoàn giám sát, vừa với tư cách là cơ quan chịu sự giám sát. Khi Đoàn giám sát thực hiện hoạt động giám sát về một lĩnh vực nào đó tại địa phương, nếu có Lãnh đạo Bộ phụ trách lĩnh vực đó là Bộ trưởng, Thứ trưởng là thành viên Đoàn giám sát thì thông thường địa phương sẽ rất ngại đề cập tới những bất cập, những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật mà chỉ thiên về báo cáo thành tích trong quá trình thực hiện”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phân tích. Do vậy, đại biểu cho rằng, điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giám sát.

Đối với các cuộc giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai tại các Đoàn đại biểu Quốc hội nhiều khi còn áp lực về thời gian do không tính đến tính thời điểm của hoạt động giám sát. Điều này có thể gây ra những khó khăn nhất định trong khâu thực hiện của các Đoàn đại biểu Quốc hội.

“Ví dụ với cuộc giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo dục phổ thông vừa qua, kế hoạch chi tiết ban hành ngày 11/10/2022 và yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội phải gửi báo cáo trước ngày 15/2/2023. Trong khi Kỳ họp 4 của Quốc hội kết thúc vào 15/11, đến 20/11 các Đoàn mới hoàn thành hoạt động tiếp xúc cử tri sau kỳ họp và thời điểm phải thực hiện giám sát vào cuối năm âm lịch. Trừ thời gian nghỉ Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, khoảng thời gian vật chất thực tế còn lại để triển khai hoạt động giám sát này còn khá ngắn, chưa kể đó là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động của Đoàn gắn với Tết cổ truyền như đi thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu sự giám sát trong thời gian đó cũng bộn bề công việc tổng kết năm, triển khai nhiệm vụ năm mới”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhận thấy, hoạt động giám sát nếu đúng yêu cầu về thời gian rất vất vả và kết quả chưa thực sự được như mong muốn, đề nghị kế hoạch giám sát gửi các Đoàn đại biểu Quốc hội cần được tính toán kỹ hơn về thời gian và về thời điểm để tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội hoàn thành tốt nhất hoạt động giám sát của mình./.

Bích Ngọc