Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f2cb67a1-c970-90f0-c4c5-0d1eeb336305.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ THANH HƯƠNG: TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

07/06/2023

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 5, đại biểu Trần Thị Thanh Hương – Đoànđại biểu Quốc hôi tỉnh An Giang kiến nghị Chính phủ triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó xác định rõ lộ trình với những biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi hơn trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn. Đồng thời tăng cường hơn nữa các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực nhằm khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp trong xử lý, tái tạo chất thải rắn sinh hoạt.

 

NHẬN DIỆN THẲNG THẮN BỨC TRANH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC

Đại biểu Trần Thị Thanh Hương – Đoàn đại biểu Quốc hôi tỉnh An Giang​

Tăng cường cơ chế khuyến khích, hỗ trợ nhà đầu tư trong xử lý, tái tạo chất thải rắn sinh hoạt

Tham gia đóng góp ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội, đại biểu Trần Thị Thanh Hương – Đoàn đại biểu Quốc hôi tỉnh An Giang nêu rõ, những kết quả đạt được trong thời gian qua là minh chứng rõ nét cho những chủ trương đúng đắn của Đảng, những quyết sách kịp thời, linh hoạt của Quốc hội và sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, qua đó đã tạo sự phấn khởi, góp phần củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới liên quan đến vấn đề môi trường, đại biểu cho biết,Báo cáo của Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường đánh giá "công tác quản lý rác thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế". Có thể nói, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, do tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn phát sinh của Việt Nam có tốc độ tăng 10% mỗi năm, ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn rác thải. Tuy nhiên, chỉ có 15% được thu gom, tái chế hoặc tái sử dụng. Theo Tổng cục môi trường, Việt Nam hiện có khoảng 1.000 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt nhưng có chưa đến 20% bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Đây không chỉ là gánh nặng về môi trường mà còn khiến cho Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới.

Theo đại biểu, tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở tái chế có quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số máy móc thiết bị cũ, gây ô nhiễm môi trường thứ cấp. Rác thải chỉ có thể xử lý triệt để khi được phân loại tại nguồn, nhưng hiện tại các chương trình phân loại rác tại nguồn ở các địa phương phần lớn chỉ mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ và chính thức hóa. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển chưa phù hợp với rác thải được phân loại, nhiều nơi áp dụng một phương pháp xử lý cho tất cả các rác thải được thu gom. Kinh phí thực hiện cho phân loại rác tại nguồn còn cao; thiếu chương trình truyền thông mang tính tổng thể về phân loại rác tại nguồn.

Các đại biểu tham dự

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường quy định rác thải phân loại tại nguồn nhưng phân loại xong, sau đó xử lý, sản xuất, tái chế ra sao, việc sử dụng đầu ra của sản phẩm tái chế như thế nào cũng chưa rõ. Những quy định xử phạt vi phạm hành chính trong phân loại rác và không sử dụng bao bì chứa rác đúng quy định có hiệu lực kể từ tháng 8/2022, nhưng chưa có những phương án chi tiết, hành động cụ thể nên vẫn còn nhiều bất cập. Do đó, việc xử lý rác nhiều nơi mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích đầu tư xã hội hóa,… làm nảy sinh nhiều áp lực đối với môi trường và sức khỏe đối với cộng đồng, nhất là ở những bãi chôn, lấp rác gây ra nhiều bức xúc cho cử tri và nhân dân.

Rác thải nếu được phân loại và tận dụng triệt để giá trị thì cũng là nguồn tài nguyên vô cùng lớn. Nếu khai thác tốt chính là một trong những giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính vì vậy, đại biểu Trần Thị Thanh Hương kiến nghị  Chính phủ triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó xác định rõ lộ trình với những biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi hơn trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, tăng cường hơn nữa các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực nhằm khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp trong xử lý, tái tạo chất thải rắn sinh hoạt, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững.

Cần giải pháp đồng bộ để môi trường di động Việt Nam trở nên minh bạch, an toàn

Đối với lĩnh vực thông tin, truyền thông, đại biểu Trần Thị Thanh Hương nêu rõ, trong xu thế sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến, dẫn đến các hình thức lừa đảo qua điện thoại ngày càng đa dạng, với nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, tình trạng dữ liệu cá nhân bị thu thập giao bán trái phép, không chỉ có những cuộc gọi lừa đảo, những cuộc điện thoại rác chào mời tham gia các hoạt động cũng liên tục làm phiền, gây bức xúc, bất an cho người dùng. Hơn 3 năm trước, ngành chức năng đã triển khai các biện pháp kỹ thuật nhằm quản lý thông tin điện thoại, thuê bao di động, nhưng sau đó tình trạng các cuộc gọi nặc danh, lừa đảo vẫn tiếp tục xuất hiện khắp nơi. 

Để khắc phục tình trạng này, từ ngày 15/4 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các nhà mạng khóa những thuê bao không chuẩn hóa thông tin, nhưng dư luận vẫn cho rằng, số lượng các cuộc gọi làm phiền hoặc có dấu hiệu lừa đảo tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn ra. Cử tri mong muốn Chính phủ tiếp tục tăng cường chỉ đạo để thông qua việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động với những giải pháp đồng bộ, kiên quyết, hiệu quả hơn sẽ góp phần xử lý dứt điểm vấn nạn này. Đây không chỉ là sự bức xúc mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dùng, người dân vào sự quản lý của Nhà nước trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đại biểu nhấn mạnh, với sự chủ động, hợp tác của người dân trong vấn đề chuẩn hóa thông tin di động, với sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và với sự quyết tâm của các nhà mạng viễn thông, môi trường di động Việt Nam sẽ trở nên minh bạch hơn, an toàn hơn./.

Minh Thành