Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 517e67a1-3900-90f0-c4c5-057b51181a6b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRỊNH THỊ TÚ ANH: QUỐC HỘI VIỆT NAM LÀ CƠ QUAN ĐÓNG VAI TRÒ TRUNG TÂM TRONG THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

15/09/2023

Phát biểu tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, Việt Nam vẫn luôn là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện và hiện thực hóa các cam kết quốc tế suốt quá trình phát triển của mình nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)...

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 15/9: KHAI MẠC HỘI NGHỊ NGHỊ SỸ TRẺ TOÀN CẦU LẦN THỨ 9

Phát biểu tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, Việt Nam vẫn luôn là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện và hiện thực hóa các cam kết quốc tế suốt quá trình phát triển của mình. Những kết quả nổi bật trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống Chính trị với sự đóng góp, tham gia tích cực và đồng lòng của toàn xã hội trong quá trình thực hiện các SDGs, đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Trong đó, Quốc hội Việt Nam là cơ quan đóng vai trò trung tâm.

Toàn cảnh đại biểu Trịnh Thị Tú Anh phát biểu tại Hội nghị

Cơ hội để tìm tiếng nói chung, giải pháp tối ưu để hướng tới mục tiêu vì một thế giới phát triển bền vững

Phát biểu dẫn đề tại Hội nghị về tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và vai trò của chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho biết, bối cảnh quốc tế thời gian gần đây cho thấy mục tiêu phát triển của nhiều quốc gia đã và đang bị tác động ở nhiều khía cạnh khác nhau, đòi hỏi mỗi quốc gia sớm có những đánh giá và điều chỉnh hợp lý để duy trì mục tiêu phát triển của mình theo hướng nhanh và bền vững hơn.

Từ đầu năm 2020 đến nay, thế giới đã xảy ra nhiều biến động nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ... Tuy nhiên hoà bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn. Phát triển bền vững, sáng tạo, hài hòa, mở cửa, chia sẻ, hợp tác dựa trên đổi mới sáng tạo, thay đổi mô hình quản trị, trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn; chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh đang là chuyển dịch quan trọng của nhiều quốc gia.

Với chủ đề “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh nhận thấy, Hội nghị lần này đã phản ánh rất đúng xu thế phát triển và mối quan tâm của các quốc gia hiện nay khi phát triển bền vững, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tốc độ, chất lượng phát triển của các nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh nhấn mạnh, đây là một cơ hội vô cùng quý báu để những đại biểu, nghị sĩ trẻ có cơ hội để gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau về những việc chúng ta đã, đang và sẽ làm, về những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Đồng thời, cũng là dịp để chúng ta cùng hướng tới một tiếng nói chung, cùng tìm kiếm và xây dựng những giải pháp tối ưu để hướng tới mục tiêu vì một thế giới phát triển bền vững, hòa bình, thịnh vượng, hạnh phúc và tốt đẹp hơn, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.

Cộng đồng quốc tế ghi nhận kết quả nổi bật của Việt Nam trong thực hiện các SDGs

Trong suốt thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức chung của tình hình thế giới, Việt Nam vẫn luôn là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện và hiện thực hóa các cam kết quốc tế trong quá trình phát triển của mình; được cộng đồng quốc tế ghi nhận mà nổi bật là kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, các con số ấn tượng về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng

Thứ nhất, về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh nêu rõ, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong đảm bảo an sinh xã hội, đó là:

(1) Việc giảm mạnh tỷ lệ nghèo đa chiều; tăng tỷ lệ bao phủ các dịch vụ y tế thiết yếu, tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận điện lưới quốc gia, tỷ lệ tiếp cận năng lượng, phủ sóng điện thoại di động; Độ che phủ rừng được duy trì và tăng dần qua các năm.

(2) Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 đạt tương ứng là 27,31% và 30,26%, cao hơn mức trung bình toàn cầu và của châu Á…

(3) Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cam kết về biến đổi khí hậu thông qua xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26.

(4) Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 30 đối tác quan trọng, trong đó có 17 đối tác chiến lược và 13 đối tác toàn diện. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng bình quân 10,5%/năm. Quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD với mức tăng trưởng năm 2022 là 8,02%, cao nhất từ năm 1997 đến nay; là điểm đến đầu tư, an toàn và lần đầu tiên được Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển đưa vào danh sách nhóm 20 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới với hơn 34.000 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 430 tỷ USD.

Thứ hai, về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh nhận thấy, những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng vị trí 48/132 quốc gia, nền kinh tế về đổi mới sáng tạo và thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua (tăng hơn 20 bậc), là một trong 5 quốc gia có hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phát triển nhất khu vực và xếp hạng 54 về Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu.

Đồng thời, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, với nhiều cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình được ban hành như Luật Đầu tư 2020; Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Quốc hội Việt Nam là cơ quan đóng vai trò trung tâm trong thực hiện SDGs

Theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, những thành tựu nổi bật nêu trên là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm mạnh mẽ của cả hệ thống Chính trị với sự đóng góp, tham gia tích cực và đồng lòng của toàn xã hội trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Trong đó, Quốc hội Việt Nam là cơ quan đóng vai trò trung tâm, thể hiện ở 04 khía cạnh nổi bật sau:

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Một là, vai trò lập pháp của Quốc hội Việt Nam đã được tăng cường, đẩy mạnh để hướng tới hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển bền vững quốc gia, đồng thời, tạo mọi điều kiện cần thiết để hỗ trợ đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và thúc đẩy mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hai là, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực công thông qua việc phân bổ ngân sách trung hạn và hằng năm, trong đó đặc biệt hướng trọng tâm tới những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.

Ba là, triển khai các hoạt động giám sát hằng năm theo chuyên đề về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại các bộ, ngành và địa phương, tăng cường tính đại diện cho người dân, chuyển tải tiếng nói của người dân trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước và tạo điều kiện hơn nữa để người dân và cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật và chính sách.

Bốn là, không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội với mục tiêu xây dựng một Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn tới./.

Bích Ngọc