Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 6d6a67a1-5964-90f0-c4c5-07f555fa80da.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN HOÀNG NGÂN: ĐỂ VỰC DẬY NỀN KINH TẾ, CẦN TIẾP TỤC HỖ TRỢ TRỰC TIẾP LẪN GIÁN TIẾP SÂU HƠN CHO DOANH NGHIỆP

27/10/2023

Để vực dậy nền kinh tế-xã hội, ĐBQH Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Có thể hỗ trợ trực tiếp bằng miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất, thậm chí là có giải pháp giảm sâu hơn. Về hỗ trợ gián tiếp, cần cải thiện môi trường đầu tư và cải cách hành chính để giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp...

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 23/10: BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH; BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KT-XH

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: NHẬN DIỆN RÕ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC ĐỂ CÓ GIẢI PHÁP PHÙ HỢP BẢM BẢO THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT -XH

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đề cập về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, thách thức nhiều hơn so với dự báo; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột tại Ukraina gay gắt, gần đây xảy ra xung đột tại Dải Gaza; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm; lạm phát neo ở mức cao; nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; nợ công toàn cầu tăng mạnh; các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động xuất, nhập khẩu bị thu hẹp. An ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh mạng gặp nhiều thách thức; thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng.

Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, là nền tảng quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Tuy nhiên nền kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn; khả năng cạnh tranh, sức chống chịu còn hạn chế; dịch bệnh, thiên tai, hạn hán, bão lũ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề cập về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 tại kỳ họp thứ 6.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, kết quả kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 cho thấy, có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra; còn lại 5 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch.

Để có sự nhận diện khách quan và đưa ra giải pháp vực dậy nền kinh tế, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội phỏng vấn đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh.

Phóng viên: Thưa đại biểu, Chính phủ vừa có báo cáo về tình hình kinh tế xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch phát triển năm 2024. Kết quả cho thấy, có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra; còn lại 5 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch. Đại biểu có nhận định như thế nào về kết quả này?

ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 về tình hình kinh tế xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch phát triển năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, ước cả năm 2023 phấn đấu có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra và dự báo tăng trưởng GDP đạt trên 5%. Còn 5 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch đề ra gồm: Tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.

Quốc hội đánh giá kết quả trên mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức. Chúng ta phải nhìn nhận toàn bộ quá trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, kế hoạch tài chính được đưa ra vào ngày 20/7/2021. Thời điểm khi đất nước đang đối mặt với đại dịch Covid-19. Đại dịch đang gây hậu quả nghiêm trọng nhưng khi đó chúng ta chưa hình dung được mức độ nghiêm trọng thế nào, cuối cùng thấy rằng rất khủng khiếp, gây tổn thất về người, vật chất và tinh thần. Tác động đó không thể trong 1 tháng, 1 năm có thể giải quyết được.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh.

Chưa hết, dịch bệnh vừa đi qua thì lại xảy ra xung đột Nga – Ukraine gay gắt, ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực bị đe doạ. Gần đây lại thêm xung đột ở Dải Gaza. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở lên tới 200% GDP nên chịu tác động rất lớn. Trong bối cảnh bất lợi cả từ bên ngoài và bên trong như vậy, nhưng kinh tế Việt Nam trong Quý 1 tăng trưởng 3,3%, Quý 2 là 4,1%, Quý 3 là 5,33% và dự báo cả năm tăng khoảng 5% là nỗ lực rất đáng trân trọng của nước ta.

Phóng viên: Dịch bệnh COVID-19 đã tác động và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc giải thể, phá sản. Đại biểu có ý kiến như thế nào về việc hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay?

ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Có thể thấy, trong 3 năm qua, nguồn thu ngân sách không giảm, với tổng thu đạt 61% kế hoạch 5 năm. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp đang rất khăn, biểu hiện rõ nhất khi số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao với 135,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 9 tháng; số doanh nghiệp thành lập mới giảm 14,6% về số vốn đăng ký và 1,2% về số lao động; tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến... Do đó, cần có sự hỗ trợ trực tiếp lẫn gián tiếp cho doanh nghiệp. Theo đó, có thể hỗ trợ trực tiếp bằng miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất, thậm chí là có giải pháp giảm sâu hơn. Về hỗ trợ gián tiếp, trước hết cải thiện môi trường đầu tư và cải cách hành chính để giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp, xây dựng nền công vụ phục vụ hiệu quả đem lại năng lượng cho doanh nghiệp để họ không nản lòng.

Theo tôi, các địa phương nên có tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp làm thủ tục hành chính. Doanh nghiệp cần mở nhà máy thì gọi tổ công tác đó hỗ trợ thủ tục sẽ giúp chi phí giảm rất nhiều. Thêm nữa là giải quyết bài toán về thủ tục vay vốn. Hiện nay, điều kiện vay, nguyên tắc cho vay của ngân hàng là không thay đổi vì đảm bảo chất lượng và an toàn tín dụng. Do đó, cần dùng ngân sách hỗ trợ quỹ bảo lãnh tín dụng, từ đó đảm bảo thì ngân hàng cho doanh nghiệp vay. Bên cạnh đó là hỗ trợ trực tiếp cho người dân, cho người mất việc làm, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Phóng viên: Trong khi tốc độ phát triển kinh tế của nước ta còn chậm chạp do tác động của nhiều yếu tố như đại biểu đã phân tích. Vậy để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thì chúng ta sẽ lấy nguồn tiền ở đâu để hỗ trợ?

ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Trong 3 năm khó khăn khi nước ta phải đối phó với đại dịch COVID-19 nhưng thu ngân sách không giảm, nợ công lại kéo giảm rất tốt (dưới 40% GDP trong khi trần 60% GDP). Việt Nam được đánh giá là một trong số quốc gia nợ công giảm. Đây là yếu tố quan trọng và là dư địa thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cho dù chúng ta có thể chấp nhận mức bội chi cao hơn.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn sau đại dịch COVID-19 để phát triển sản xuất, kinh doanh và ổn định cuộc sống là cần thiết (ảnh minh họa: Internet).

Ngoài ra, còn một nguồn kinh phí nữa là tài sản công. Theo đó, Chính phủ nên dành thời gian rà soát, kiểm kê nơi nào sử dụng tài sản công không hiệu quả thì xem xét đấu giá, lấy tiền đó hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Điều đó không chỉ tạo nguồn lực phục hồi mà quan trọng hơn là tạo niềm tin trong nhân dân về khâu quản trị quốc gia, tin tưởng vào sự quản lý hiệu quả tài sản nhà nước, tài sản nhân dân.

Tôi khẳng định, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, quan tâm an sinh xã hội và phát triển doanh nhân; Chính phủ quyết tâm chính trị rất lớn, làm việc ngày đêm, lập các tổ công tác; Quốc hội sẵn sàng họp chuyên đề, họp bất thường để xem xét thể chế; sự đồng thuận nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp rất cao. Qua đại dịch Covid-19, chúng ta thấy dân mình còn thương nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy cơ hội phát triển là có. Một thế mạnh rất lớn nữa là nước ta có hơn 100 triệu dân nên thị trường nội địa là không nhỏ. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế, cần chú trọng đến phát triển sức tiêu thụ của thị trường nội địa, tạo đà có doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất.

Phóng viên: Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế-xã hội như Chính phủ đã báo cáo, đại biểu có ý kiến, đề xuất các giải pháp đột phá để thúc đẩy sự tăng trưởng cho nước ta trong thời gian tới?

ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra các mục tiêu phấn đấu và triển khai 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm giải pháp. Trong đó, 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn giá trị hiện hữu...

Về thể chế, Quốc hội và Chính phủ đã và đang rất nỗ lực và có bước tiến khi xây dựng và xem xét thông qua bình quân 8-9 dự án luật và nhiều nghị quyết ở mỗi kỳ họp. Trong đó có những cơ chế, chính sách đặc thù để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Về hạ tầng cơ sở, năm 2023, vốn đầu tư phát triển tăng 40% so với năm 2022, quyết tâm trong kỳ trung hạn sẽ triển khai hết 2,87 triệu tỷ đồng.

Trong bối cảnh hiện tại, đầu tư công là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết điểm nghẽn, làm bệ phóng tăng tốc cho kỳ kế khoạch 2026-2030. Để tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện môi tường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, giảm logistic... thì nên cần tăng nguồn lực đầu tư cho hạ tầng.

Bên cạnh hạ tầng kinh tế, giao thông thì hạ tầng số cần được quan tâm để phục vụ chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số. Hơn nữa, cần đầu tư trọng tâm, trọng điểm, nhất là những thành phố đầu tàu như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh. Với nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, cần đột phá ở đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Bộ Chính trị vừa qua có nghị quyết về phát triển doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn mới, nên cần sớm thể chế để đội ngũ này phát huy ý chí, khát vọng vì đất nước phồn vinh, hưng thịnh.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan

Các bài viết khác