Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 445467a1-1947-90f0-c4c5-093d1912a019.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VŨ TIẾN LỘC: XỬ LÝ ĐƯỢC ĐỊA TÔ CHÊNH LỆCH VÀ ĐẢM BẢO ĐIỀU TIẾT HỢP LÝ SẼ KHÔNG GÂY RA THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ VỀ ĐẤT ĐAI

03/11/2023

Đóng góp vào việc hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ĐBQH Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm: Nếu xử lý được địa tô chênh lệch và đảm bảo điều tiết hợp lý thì sẽ không còn những tranh chấp, khiếu kiện, không gây ra thất thoát, lãng phí liên quan đến đất đai…

QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: GÓP Ý VỀ QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ĐẤT TẠI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Luật Đất đai ra đời hơn 30 năm, với 5 lần sửa đổi, bổ sung và gần nhất là vào năm 2013. Nhiều ý kiến cũng như Tờ trình của Chính phủ đã chỉ ra, sau gần 10 năm thực thi, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Đất đai 2013 đã lộ rõ nhiều bất cập, chồng chéo so với các Luật khác dẫn đến việc mập mờ về trách nhiệm quản lý, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện trong thực tiễn.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến đóng góp lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 4 và lần thứ 2 tại kỳ họp thứ 5. Đến nay, dự án Luật tiếp tục được Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6. Để dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có thể khắc phục được những bất cập hiện nay và được áp dụng hiệu quả trong đời sống thực tiễn, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội đã có sự chia sẻ xung quanh vấn đề giá đất, định giá đất sát với thị trường; giải pháp để ngăn chặn lãng phí, thất thoát khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng đất một cách hiệu quả…

Phóng viên: Giá đất và định giá đất là vấn đề quan trọng, nhận được nhiều ý kiến khác nhau khi đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Vậy trong dự Luật, vấn đề này được giải quyết như thế nào, thưa đại biểu?

ĐBQH Vũ Tiến Lộc: Có thể khẳn định, một trong những điểm mới quan trọng của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét là việc thay đổi công cụ pháp lý cho việc định giá đối với đất đai. Trước đây, chúng ta dùng khung giá của Nhà nước và được xác lập theo nguyên tắc hành chính. Còn hiện nay, chúng ta đã đưa ra một phương án mới là không quy định khung giá quyết định bảng giá và đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc của thị trường. Đây là một điểm mới rất quan trọng, có sự tiến bộ so với trước kia.

Khi chúng ta đảm bảo xác định được bảng giá đất sát với giá thị trường thì sẽ đảm bảo khắc phục được những tồn tại hiện nay trong việc xác định giá đất và sẽ đảm bảo cái hài hòa quyền lợi của tất cả các bên có liên quan. Tất nhiên là việc xác định giá đất này sẽ đảm bảo chủ yếu là cho các quan hệ giữa Nhà nước với người dân và các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đây cũng là căn cứ rất quan trọng cho giao dịch của người dân, doanh nghiệp trên cơ sở tham khảo mức giá của Nhà nước theo quy định.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội.

Bởi vì khung giá đất được áp dụng theo thời kỳ và được xác định theo một ý chí chủ quan. Còn bây giờ, bảng giá đất sẽ được xây dựng một cách khách quan hơn để bám sát giá thị trường. Tất nhiên, chúng ta không có một khái niệm tuyệt đối về giá thị trường mà chỉ có thể nói việc xác định giá theo nguyên tắc thị trường. Khi xác định theo nguyên tắc thị trường thì giá đất sẽ tương đối bám sát với giá thị trường. Đây là một căn cứ rất quan trọng cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và người dân thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai.

Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thương mại dịch vụ là kẽ hở lớn gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Đại biểu có nhận định như thế nào về những quy định nhằm ngăn chặn tình trạng này trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi)?

ĐBQH Vũ Tiến Lộc: Giá đất sẽ có sự thay đổi theo mục đích sử dụng đất và khi thay đổi mục đích sử dụng đất thì có thể phát sinh sự gia tăng về giá đất, đặc biệt là việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thương mại, dịch vụ hay đất dùng làm nhà ở. Trong trường hợp như vậy thì sẽ phát sinh địa tô chênh lệch và theo nguyên tắc khi đã phát sinh điều này thì Nhà nước có quyền quyết định và có sự phân bổ một cách hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan bao gồm Nhà nước, các nhà đầu tư và người dân.

Tôi cho rằng, nếu chúng ta xác định rất rõ sự chênh lệch về địa tô đó giữa các mục đích sử dụng đất khác nhau và có sự điều tiết địa tô chênh lệch đó một cách hợp lý thì sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, không gây ra thất thoát, lãng phí.

Các đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6.

Hiện nay, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất kinh doanh, nhà ở hay cho những đầu tư khác chưa kiểm soát được địa tô chênh lệch. Chính vì vậy, thời gian qua đã phát sinh ra những bất công. Còn nếu chúng ta xử lý được địa tô chênh lệch và đảm bảo phân phối một cách hài hòa địa tô thì sẽ không còn những cái tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai như hiện nay.

Phóng viên: Nhiều công trình, dự án bất động sản, khu đô thi chiếm lĩnh vị trí đất đắc địa, quây rào hoặc xây thô xong để đấy hàng chục năm. Theo đại biểu, cần có sự điều chỉnh nào trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để khắc phục tình trạng này?  

ĐBQH Vũ Tiến Lộc: Việc cá nhân, đơn vị thuê đất, sử dụng đất là phải đóng thuế cho Nhà nước. Trong trường hợp đất bị bỏ hoang hóa và không được sử dụng thì người chủ có quyền sở hữu miếng đất đó sẽ rất là thiệt hại. Bởi vì họ phải đóng tiền thuế, tiền thuê đất cho Nhà nước nhưng lại không kinh doanh được, không xây dựng được. Do vậy, để chủ sở hữu đất đai sử dụng đất hiệu quả thì việc quy định nộp tiền thuế đất, thuê đất được điều tiết một cách hợp lý thì sẽ khắc phục được tình trạng này.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Bích Lan

Các bài viết khác