Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: cb5367a1-29ce-90f0-c4c5-0f9d61455ab1.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ THỊ THANH LAM: BẢO ĐẢM GIÁM SÁT ĐẾN CÙNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI

06/11/2023

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành giám sát việc thực hiện 10 nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến Kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề và chất vấn, liên quan tới 21 lĩnh vực. Chia sẻ về nội dung này, đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Hậu Giang cho rằng, đây là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo giám sát đến cùng việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 06/11: KHAI MẠC PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN

Khai mạc Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, từ ngày 6 – 8/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và Nghị quyết về chất vấn, trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư. Theo đó, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện 10 nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến Kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề và chất vấn, liên quan tới 21 lĩnh vực. 

Để tạo thuận lợi và tiện theo dõi, hoạt động chất vấn sẽ tiến hành theo nhóm các lĩnh vực gồm: nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp (kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng); nhóm lĩnh vực kinh tế ngành (công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường); nhóm lĩnh vực văn hoá - xã hội và nhóm lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nội chính, tư pháp, kiểm toán.

 Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang 

Phóng viên: Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày làm việc cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, bắt đầu từ sáng 6/11 đến hết sáng 8/11. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn. Đại biểu có đánh giá như thế nào về ý nghĩa của việc “Giám sát những vấn đề sau giám sát”?

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang: Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết sau hoạt động chất vấn, giám sát chuyên đề với những nội dung xác đáng, thiết thực, có những đổi mới đáng kể, giúp cho việc giám sát thực hiện những vấn đề đã cam kết trong các nghị quyết của Quốc hội được kịp thời và có căn cứ. Về cơ bản, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát khác đã nghiêm túc, có các giải pháp phù hợp, nỗ lực chỉ đạo việc thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra các báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu giám sát về việc thực hiện nghị quyết về giám sát để tham mưu cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đánh giá việc thực hiện nghị quyết. Mặc dù còn có những vấn đề chưa thực hiện đầy đủ, nhưng về tổng thể đã tạo sự chuyển biến tích cực, có một số lĩnh vực có sự chuyển biến mạnh mẽ, được Quốc hội, cử tri và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Việc Quốc hội thực hiện giám sát lại các nghị quyết giám sát, chất vấn lần này thể hiện sự quyết tâm của Quốc hội trong việc giám sát đến cùng những việc làm, lời hứa của Chính phủ và các tư lệnh ngành trên các mặt, lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là cách làm mới của Quốc hội để chỉ ra những nội dung đã làm được, những điểm chưa làm được; đồng thời đưa ra bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt nhất để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ giúp nghị quyết khi ban hành phải phát huy hiệu quả, tạo bước đột phá.

Quốc hội tổ chức xem xét lại việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát đã ban hành trước đó nhằm khắc phục những hạn chế mà lâu nay cho rằng hoạt động giám sát ít quan tâm đến hậu quả giám sát, rằng có không ít nghị quyết về giám sát chỉ dừng lại trên giấy, không được cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện. Việc làm này đã thể hiện chủ trương bảo đảm giám sát đến cùng việc thực hiện nghị quyết giám sát của Quốc hội, rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chức năng giám sát của Quốc hội.

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày làm việc (bắt đầu từ sáng 6/11 đến hết sáng 8/11) để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn. Đây là một trong những nội dung sẽ thu hút sự quan tâm của đồng bào và cử tri cả nước; các vị đại biểu Quốc hội sẽ nêu câu hỏi cụ thể, rõ ràng, đúng và trúng vấn đề Nhân dân và cử tri quan tâm; việc tranh luận thẳng thắn, mang tính xây dựng, làm rõ thực trạng vấn đề, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chất vấn, đồng thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong thời gian tới, từ đó góp phần tạo chuyển biến tích cực trong các ngành, lĩnh vực được chất vấn, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Phóng viên: Phiên chất vấn sẽ tiến hành theo nhóm 4 lĩnh vực gồm: Kinh tế tổng hợp - vĩ mô; Kinh tế ngành; Văn hóa, xã hội; Tư pháp, Nội chính, Kiểm toán Nhà nước. Vậy, đâu là nội dung đại biểu đặc biệt quan tâm tại Phiên chất vấn lần này?

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang: Tại kỳ họp này, Phiên chất vấn sẽ tiến hành theo nhóm 4 lĩnh vực gồm: Kinh tế tổng hợp; Kinh tế ngành; Tư pháp, Nội vụ, Tòa án, Kiểm sát, Kiểm toán; Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch.

Thực tế qua các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vừa qua, các đại biểu Quốc hội cũng đã phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến các nội dung thuộc 4 nhóm lĩnh vực nêu trên. Phiên chất vấn này có nhiều vấn đề cấp bách, bản thân tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề sau:

Thứ nhất, về lộ trình cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công trong giai đoạn 2024 - 2026. Vì đây là một nội dung quan trọng nhằm đảm bảo cuộc sống trung bình cho cán bộ, công chức, viên chức, nhằm khắc phục tình trạng công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc trong thời gian qua, để duy trì nguồn nhân lực có chất lượng tại các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ hai, về vấn đề liên quan đến thị trường xăng dầu, đặc biệt là về quỹ bình ổn giá xăng dầu được giao cho doanh nghiệp quản lý. Bên cạnh đó, là tình hình phát triển năng lượng sạch, tình trạng thiếu hụt điện ở miền Bắc trong khi điện gió và điện mặt trời ở miền Nam chưa thể tích hợp vào lưới điện quốc gia; việc thiếu hụt trang thiết bị y tế và thiếu thuốc tại các bệnh viện; vấn đề tìm giải pháp tiêu thụ nông sản và đầu ra cho các loại nông sản, vấn đề sách giáo khoa và nợ xấu tín dụng ngân hàng cũng được đề cập bức xúc tại nghị trường.

Phóng viên: Đây là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng, thu hút sự quan tâm của cử tri và Nhân dân. Đại biểu có kỳ vọng gì về Phiên chất vấn giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV?

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang: Tại Phiên chất vấn này, tôi kỳ vọng các vị đại biểu Quốc hội sẽ có nhiều câu hỏi trúng và đúng những vấn đề nóng mà dư luận và cử tri đặc biệt quan tâm để chất vấn các thành viên của Chính phủ và các trưởng ngành mang tính xây dựng để trao đổi nhằm tìm ra những khó khăn hạn chế đưa ra những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Trên cơ sở đó, các thành viên của Chính phủ, các Trưởng ngành sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực phụ trách, nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, thẳng thắn giải trình làm rõ nhiều vấn đề. Những vấn đề bức xúc nên tháo gỡ ngay và bắt tay vào thực hiện, góp phần nâng cao trách nhiệm của những người đứng đầu trong các lĩnh vực có liên quan; đồng thời gợi mở giải pháp để tháo gỡ các bất cập đang tồn tại, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh - Nghĩa Đức

Các bài viết khác