Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e14d67a1-2940-90f0-c4c5-00399b4c4cdc.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN VĂN HUY: CẦN THIẾT THÀNH LẬP TAND SƠ THẨM CHUYÊN BIỆT NHƯNG PHẢI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KỸ LƯỠNG

09/11/2023

Tham gia góp ý tại Phiên thảo luận Tổ vào chiều 9/11 về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn Huy – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng, việc thành lập Tòa án chuyên biệt để giải quyết một số loại vụ việc đặc thù là phù hợp và cần thiết tuy nhiên cần tiếp tục làm rõ một số nội dung trong báo cáo đánh giá tác động...

TIẾP TỤC RÀ SOÁT, ĐẢM BẢO DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI) ĐỒNG BỘ, THỐNG NHẤT VỚI CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, việc xây dựng dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) là cần thiết nhằm thể chế hóa các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Đồng thời, phát huy thế mạnh và khắc phục tồn tại, hạn chế của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân hiện hành; đáp ứng đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới và tham khảo có chọn lọc thành tựu khoa học pháp lý tiên tiến trên thế giới.

Dự án Luật hướng đến mục tiêu hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kết cấu của dự thảo Luật gồm 154 Điều được bố cục thành 09 chương; trong đó, bổ sung 54 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên: 07 điều. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 05 nội dung lớn về: nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án; hoàn thiện tổ chức bộ máy của Tòa án; đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tòa án; Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia và đổi mới chế định nhân dân tham gia xét xử. Ngoài ra, dự thảo Luật còn quy định chặt chẽ về: Tổ chức xét xử; Bảo vệ Tòa án; Điều kiện bảo đảm; Tòa án điện tử; Hợp tác quốc tế; Chế độ khen thưởng, kỷ luật; Điều khoản thi hành;…

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình

Bày tỏ thống nhất với sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, đại biểu Nguyễn Văn Huy – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề nghị, cơ quan thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đánh giá kỹ hơn về tính khả thi và nguồn lực thực hiện một số quy định, nhất là nội dung mới, chính sách mới được quy định trong dự thảo Luật để bảo đảm thi hành.

Để hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu góp ý vào nhiều nội dung liên quan đến: Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt; Về bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Tòa án; Về bảo vệ Thẩm phán. Cụ thể:

Về Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt: Đại biểu cho rằng, việc thành lập Tòa án chuyên biệt để giải quyết một số loại vụ việc đặc thù, có tính chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là phù hợp và cần thiết; góp phần giải quyết nhiệm vụ “xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp” được đặt ra trong Nghị quyết số 27 của Trung ương.

Trên thực tế, Thẩm phán cùng một lúc phải xét xử các vụ việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xét xử. Thẩm phán cần được chuyên môn hóa càng sâu, càng cụ thể lĩnh vực xét xử thì hiệu quả, chất lượng càng được nâng cao. Việc tổ chức TAND sơ thẩm chuyên biệt đối với một số loại án khó sẽ phát huy trình độ chuyên môn sâu của Thẩm phán, Hội thẩm, từ đó nâng cao chất lượng giải quyết loại án này, đặc biệt là các loại án, như: án về phá sản, án về sở hữu trí tuệ,…

Tuy nhiên, đại biểu tỉnh Thái Bình cũng bày tỏ băn khoăn với quy định như vậy có làm tăng đầu mối, biên chế hay không. Vì vậy, đề nghị cần được làm rõ trong báo cáo đánh giá tác động. Ngoài ra, với việc thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt tại địa hạt pháp lý nào; số lượng bao nhiêu; cơ cấu tổ chức của Tòa án này như thế nào cũng phải được thể hiện rõ trong hồ sơ dự án luật để được xem xét, nghiên cứu một cách thấu đáo.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình

Về bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn mới cho Tòa án: Dự thảo luật đề xuất bổ sung 02 nhiệm vụ: “Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật” (điểm b khoản 2 Điều 3 và Điều 26); “Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật” (điểm c khoản 2 Điều 3 và Điều 27).

Đại biểu thống nhất với việc bổ sung các nhiệm vụ này trong dự thảo Luật để thể chế hóa Nghị quyết 27: “Mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các vi phạm hành chính, quyết định một số vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân”. Điều này, quy định: bên cạnh việc Tòa án tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được luật hiện hành quy định; thì Tòa án sẽ thực hiện nhiệm vụ khác khi được Luật giao thêm, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với nguồn lực của các Tòa án.

Đồng thời, riêng về bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn: “Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử” (điểm đ khoản 2 Điều 3 và Điều 30), đại biểu tán thành quy định của dự thảo Luật với 4 lý do sau:

Một là, trong bộ máy nhà nước, chỉ duy nhất Tòa án có quyền ra bản án tuyên một người (có tội hay không có tội; tù hay không tù; tử hình hay không tử hình). Như vậy, phán quyết của Tòa án liên quan trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của con người. Do đó, Tòa án phải giải thích rõ trong bản án: (vì sao lại tuyên họ có tội? vì sao lại áp dụng Luật này, mà không phải Luật khác? vì sao lại áp dụng Điều này, mà không phải Điều khác?...).

Hai là, hoạt động “giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử” là hoạt động lâu nay các Tòa án, các Thẩm phán vẫn đang làm khi xét xử, (không phải là hoạt động mới). Do đó, việc luật hóa hoạt động “giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử” vào Dự thảo Luật tổ chức TAND sẽ ràng buộc trách nhiệm cao hơn đối với các Tòa án, các Thẩm phán. Tạo cơ sở pháp lý để xã hội (mà trước hết là bị cáo, đương sự) giám sát hoạt động xét xử, giám sát bản án của Tòa án. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 27 về “Bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong hoạt động xét xử”.

Ba là, việc bổ sung quy định này không trùng với thẩm quyền “giải thích luật, pháp lệnh” của UBTVQH. Vì UBTVQH giải thích “nội dung quy định của luật, pháp lệnh”; còn Tòa án giải thích “việc áp dụng pháp luật” trong từng vụ án cụ thể khi xét xử.

Bốn là, quy định này sẽ góp phần nâng cao chất lượng bản án của Tòa án, bảo đảm tính logic trong bản án, quyết định của Tòa án, tránh tình trạng bản án, quyết định của Tòa án chỉ có nội dung vụ việc, căn cứ và quyết định của Tòa án, không bảo đảm những lập luận, giải thích thuyết phục đối với người bị điều chỉnh bởi bản án, quyết định đó. Từ đó, tăng niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp.

Về bảo vệ Thẩm phán: Thống nhất với dự thảo Luật đưa ra quy định về việc bảo vệ Thẩm phán khi thi hành công vụ, đại biểu cho biết, trên thực tế, Thẩm phán phải thường xuyên tiếp xúc với tội phạm, những mặt trái của xã hội, tiềm ẩn rủi ro cao, nhiều nguy hiểm. Cần quy định chi tiết hơn về bảo vệ Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán nói riêng, công chức Tòa án nói chung trong trường hợp được phân công giải quyết, xét xử các loại vụ án theo quy định tại Chỉ thị 26-CT/TW. Có như vậy mới đảm bảo hỗ trợ Thẩm phán yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ xét xử.

Ngoài ra, tại Điều 64 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng chỉ đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi hoàn của công chức khi có lỗi: “Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại”.

Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, nghiên cứu thêm: Trong khi thi thành công vụ, ngoài Thẩm phán thì các chức danh tư pháp khác, như: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên cũng phải làm việc với đương sự nên nguy cơ bị đe dọa đến sức khỏe, tính mạng cũng rất cao. Đây cũng là những đối tượng cần được bảo vệ khi thi hành công vụ. Do đó, đề nghị bổ sung nội dung “Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được hưởng chế độ chính sách ưu đãi khi bị tổn hại sức khỏe, tính mạng” như quy định đối với Thẩm phán./.

Lê Anh - Trọng Quỳnh

Các bài viết khác