Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e23f67a1-49e5-90f0-c4c5-0c40718cfc53.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN VIỆT THẮNG: CẦN QUY ĐỊNH ĐẦY, ĐỦ CỤ THỂ VÀ PHÙ HỢP HƠN VỀ NỘI DUNG TÒA ÁN THỰC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP

23/11/2023

Quan tâm góp ý vào dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho rằng, cơ quan soạn thảo cần rà soát để quy định đầy, đủ cụ thể và phù hợp hơn về nội dung tòa án thực hiện quyền tư pháp.

ĐBQH NGUYỄN VIỆT THẮNG: SỚM ĐƯA NGUỒN LỰC ĐẤT ĐAI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Thắng- Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang

Cần rà soát để quy định đầy, đủ cụ thể và phù hợp hơn về nội dung tòa án thực hiện quyền tư pháp

Quan tâm góp ý vào dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Quốc hội đại biểu Quốc hội Nguyễn Việt Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang bày tỏ nhất trí với sự cần thiết sửa đổi luật Tổ chức tòa án như lý do đã nêu trong Tờ trình của Toà án nhân dân tối cao; đồng thời cơ bản đồng tình với Báo cáo thảm tra của Uỷ ban Tư pháp.

Để hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Việt Thắng bày tỏ quan tâm về nội dung thực hiện quyền tư pháp. Tại khoản 1 Điều 3 của Dự thảo Luật quy định: “Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật; những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền giải thích áp dụng pháp luật và bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất trong xét xử”.

Đại biểu bày tỏ thống nhất với việc quy định nội dung tòa án thực hiện quyền tư pháp như trong dự thảo Luật. Vì từ trước đến nay quyền tư pháp tuy đã được đề cập, quy định trong Hiến pháp nhưng chưa được cụ thể hóa trong văn bản Luật, nên chưa có cách hiểu thống nhất về nội dung này. Tuy nhiên, việc làm rõ nội dung tòa án thực hiện quyền tư pháp là vấn đề rất lớn, phức tạp có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân và các cơ quan tư pháp khác.

Theo đại biểu, nội hàm về quyền tư pháp thể hiện tại Khoản 1 Điều 3 cũng có những nội dung chưa phù hợp. Ví dụ như: quyền giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử chẳng hạn.

Tại điều 74, Hiến pháp 2013 quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh. Trong khi đó, việc giải thích áp dụng pháp luật và bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất pháp luật trong xét xử là những nhiệm vụ, quyền hạn mang tính nghiệp vụ mà thẩm phán đồng thời thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án cụ thể để bảo đảm chức năng xét xử của tòa án.

“Vì vậy, dự thảo luật quy định tòa án giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử dễ gây nhầm lẫn sang thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định tại Hiến pháp. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để quy định đầy đủ cụ thể và phù hợp hơn về nội dung tòa án thực hiện quyền tư pháp”, đại biểu Thắng đề nghị.

Đánh giá kỹ lưỡng hơn việc đổi tên gọi của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện

Về việc đổi tên gọi của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện, theo tờ trình của Toà án nhân dân tối cao, dự thảo Luật dự kiến đổi tên tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành tòa án nhân dân phúc thẩm; tòa án nhân dân huyện quận thị xã thành phố thuộc tỉnh thành toà án nhân dân sơ thẩm là để thể chế hóa nhiệm vụ bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử.

“Tuy nhiên, theo quy định tại dự thảo thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các toà án này không thay đổi mà vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành (tòa án phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm một số vụ án vụ việc. Ví dụ, khoản 1 Điêù 55 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của tòa án nhân dân phúc thẩm, thì tòa án phúc thẩm vẫn sơ thẩm vụ việc theo quy định).”, đại biểu Thắng nêu quan điểm.

Đại biểu cho rằng, thay đổi này của dự thảo luật mới chỉ dừng lại ở thay đổi về tên gọi của các tòa án nhân dân mà chưa có sự thay đổi về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống toà án như mục tiêu đã nêu. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng hơn về nội dung này.

Đánh giá tác động một cách thận trọng quy định Toà án giải quyết, xét xử vi phạm hành chính

Đối với nội dung Toà án giải quyết, xét xử vi phạm hành chính, khoản 4 Điều 26 Dự thảo luật quy định: Toà án “xét xử vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”. Về nội dung này, đại biểu Thắng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc xem xét về quy định này. Bởi theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật xử lý vi phạm hành chính thì “Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cả nước”. Theo đó, việc xử lý các hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Luật này. Mặt khác, cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như chức năng của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước hiện nay đã được quy định rõ trong Hiến pháp và luật tổ chức của các cơ quan, đặc biệt là luật Tổ chức Chính phủ.

Đại biểu cho rằng, các hành vi vi phạm hành chính ở Việt Nam diễn ra khá phổ biến, số lượng hành vi vi phạm lớn, ở tất cả các lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Luật xử lý vi phạm hành chính quy định khoảng 200 chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chủ yếu là các chức danh trong cơ quan hành chính trực tiếp thực hiện. Với số lượng lớn người có thẩm quyền thì mới có thể đảm đương được việc phát hiện, đồng thời ra quyết định xử phạt kịp thời.

Do đó, việc chuyển đổi chức năng của Chính phủ sang Toà án để xét xử các hành vi vi phạm hành chính cần phải có lộ trình và phải đánh giá tác động một cách thận trọng, kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi trong thực tế./.

Thu Phương

Các bài viết khác