Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 893267a1-39d3-90f0-c4c5-0b537b0792ee.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HỒ THỊ KIM NGÂN: NÊN GIAO CHO CƠ QUAN CÓ ĐỦ NHÂN LỰC XÉT DUYỆT ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI THAM GIA ĐẤU GIÁ

28/11/2023

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đề nghị xem xét lại quy định giao người có tài sản đấu giá có trách nhiệm xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá. Theo đó, nên giao cho cơ quan có đủ nhân lực, năng lực, trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật liên quan đến tài sản đấu giá mới có thể đảm đương được công việc này.

GÓC NHÌN: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN SẼ THÁO GỠ NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

ĐBQH TRẦN VĂN KHẢI: BỔ SUNG QUY ĐỊNH NGHIÊM CẤM NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐỦ TÀI CHÍNH HAY SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KHÔNG MINH BẠCH ĐỂ THAM GIA ĐẤU GIÁ

Thực hiện chương trình kỳ họp thứ 6, sáng ngày 28/11, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn góp ý một số nội dung về cân nhắc lại quy định giao người có tài sản đấu giá có trách nhiệm xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá; Xem xét chuyển nội dung quy định về trả lại tiền đặt trước cho người không đủ điều kiện đấu giá ở vị trí hợp lý...

Thứ nhất, việc quy định người có tài sản đấu giá có trách nhiệm xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá. Tại điểm b khoản 12 Điều 1 của dự thảo Luật về bổ sung khoản 2a Điều 38 Luật đấu giá tài sản quy định trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản thì người có tài sản căn cứ quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đấu giá có trách nhiệm xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá và thông báo cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản người đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá, người không đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. 

Theo đại biểu Hồ Thị Kim Ngân, quyền sử dụng đất và quyền khai thác khoáng sản đều là tài sản có giá trị lớn, việc tổ chức đấu giá phải trải qua nhiều khâu, trình tự thủ tục nhất định, việc đấu giá tài sản này so với những tài sản thông thường sẽ phức tạp hơn. Việc “giao” cho người có tài sản đấu giá phải xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá là chưa phù hợp, có thể dẫn đến bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai trên thực tiễn, nhất là đối với trường hợp đấu giá tài sản có số lượng người tham gia đấu giá đông, như đấu giá quyền sử dụng đất.

Ví dụ, trong đấu giá quyền sử dụng đất, để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thì người tham gia đấu giá cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Ví dụ như đối với tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thì điều kiện theo quy định tại Điều 119 Luật Đất đai 2013 là:

“a) Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này;

b) Phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại 058 của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư;

c) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản”.

Điều 58 Luật Đất đai 2013 quy định: Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư“...

3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực tài chính để đảm bảo việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư;

b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

c) Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

 Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn.

Như vậy, việc thẩm định, xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá trong trường hợp này không phải là điều dễ dàng: phải thẩm định, xác định điều kiện về năng lực tài chính; xác định người sử dụng đất có vi phạm quy định của pháp luật về đất đai không; đã thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật đầu tư hay chưa... Do đó, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị xem xét, cân nhắc lại quy định giao người có tài sản đấu giá có trách nhiệm xét duyệt điều kiện của người tham gia đấu giá. Theo đó, nên giao cho cơ quan có đủ nhân lực, năng lực, trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật liên quan đến tài sản đấu giá mới có thể đảm đương được công việc này. (Có thể giao tổ chức đấu giá tài sản là cơ quan thực hiện việc xét duyệt việc đáp ứng hay không đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá vì tổ chức đấu giá tài sản có tính chuyên môn, chuyên nghiệp cao trong hoạt động đấu giá).

Tất cả các trường hợp đấu giá, không phụ thuộc loại tài sản, cứ nộp hồ sơ là nộp tiền đặt trước

Thứ hai: Dự án Luật quy định về thời gian nộp tiền đặt trước khác nhau, thông báo người đủ/không đủ điều kiện tham gia đấu giá khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp, khi đối chiếu với quy định về tiếp nhận hồ sơ đấu giá, có điểm bất cập sau:

Tại điểm c khoản 13 dự án Luật về sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản, quy định như sau: Người tham gia đấu giá nộp tiền đặt trước cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày làm việc. Đối chiếu lại với quy định về tiếp nhận hồ sơ đấu giá tại điểm a khoản 12 Điều 1 dự án Luật về sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản quy định: Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 2a và khoản 2b Điều này. Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản thông báo cho người không đủ điều kiện tham gia đấu giá trước ngày mở cuộc đấu giá 01 ngày làm việc.

Theo đó, trong trường hợp này, thời gian bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước được quy định cùng mốc thời gian với nhau là kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày làm việc. Việc nộp tiền đặt trước thực hiện trước khi có thông báo người không đủ điều kiện tham gia đấu giá, không phụ thuộc đủ điều kiện hay không đủ điều kiện tham gia đấu giá (vì thông báo không đủ điều kiện tham gia đấu giá trước ngày mở cuộc đấu giá 01 ngày làm việc). Và chỉ thông báo đối với người không đủ điều kiện, không quy định việc thông báo đối với người đủ điều kiện. Với quy định này sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra. Một là, có thể nộp hồ sơ đồng thời nộp tiền đặt trước hoặc nộp hồ sơ sau đó nộp tiền đặt trước (miễn là vẫn trong khoảng thời gian quy định). Nếu nộp hồ sơ sau đó nộp tiền đặt trước sẽ không tránh khỏi trường hợp thông đồng, “hồ sơ ảo”.

Các đại biểu tham dự phiên họp thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. 

Còn trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản thì người đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá mới phải nộp tiền đặt trước và được thực hiện chậm nhất đến trước ngày mở cuộc đấu giá 01 ngày làm việc. Thời điểm nộp tiền đặt trước với thời điểm nộp hồ sơ tham gia đấu giá trong trường hợp này là khác nhau. Đối với thông báo, thì phải thông báo cho cả người đủ/người không đủ điều kiện tham gia đấu giá. Cụ thể, theo quy định tại điểm b khoản 12 Điều 1 của dự án Luật về bổ sung khoản 2a Điều 38 Luật Đấu giá tài sản và điểm c khoản 13 Điều 1 của dự án Luật về sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho rằng, trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản thì tổ chức hành nghề đấu giá tài sản bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá tại trụ sở tổ chức hành nghề đấu giá, trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 15 ngày. Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản thông báo cho người tham gia đấu giá đáp ứng yêu cầu, điều kiện, người tham gia đấu giá không đáp ứng yêu cầu, điều kiện chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá.

Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản thì người đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá theo thông báo của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản quy định tại khoản 2a Điều 38 của Luật này nộp tiền đặt trước cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản chậm nhất đến trước ngày mở cuộc đấu giá 01 ngày làm việc.

Như vậy, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ tham gia đấu giá (15 ngày trước ngày đấu giá) cho đến hết thời hạn nộp tiền đặt trước (01 ngày trước ngày đấu giá) là một khoảng thời gian tương đối dài, hơn chục ngày. Quy định này có thể dẫn đến việc người tham gia đấu giá thông đồng, thỏa thuận với nhau. Khi nộp hồ sơ thì có thể rất đông người nộp hồ sơ, “tạo cơn sốt thị trường ảo”, tuy nhiên khi nộp tiền đặt trước thì lại chỉ một hoặc vài người nộp tiền đặt trước để mua tài sản gây nên tình trạng hồ sơ "ảo" khó kiểm soát, “dìm giá” (trong đó có thể có những trường hợp mặc dù đủ điều kiện nhưng họ sẽ không nộp tiền đặt trước). Đặc biệt, việc quy định nộp tiền đặt trước chậm nhất đến trước ngày mở cuộc đấu giá 01 ngày làm việc là thời gian quá sát, gấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho tổ chức đấu giá cũng như đơn vị có tài sản và các đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị hồ sơ cho cuộc đấu giá đối với tài sản đông người đăng ký tham gia đấu giá.

Do đó, để thống nhất trong quy định, thuận lợi và dễ áp dụng trên thực tiễn, tránh việc mỗi trường hợp, mỗi loại tài sản lại quy định khác nhau, gây khó hiểu và khó áp dụng; đồng thời để hạn chế việc thông đồng, tình trạng “hồ sơ ảo”, đề nghị nghiên cứu, không chia quá nhiều trường hợp như dự thảo mà quy định theo hướng: Tất cả các trường hợp đấu giá, không phụ thuộc loại tài sản, cứ nộp hồ sơ là nộp tiền đặt trước, trường hợp khi thẩm định, xét duyệt không đủ điều kiện thì sẽ được trả lại tiền đặt trước; thời hạn nộp hồ sơ và tiền đặt trước quy định khoảng thời gian hợp lý, thống nhất với nhau. Đối với Thông báo thì thông báo cả người đủ và người không đủ điều kiện tham gia đấu giá, lý do không đủ điều kiện để những người đã nộp hồ sơ tham gia đấu giá đều nắm được, đảm bảo công khai, khách quan.

Nghiên cứu, xem xét chuyển nội dung quy định về trả lại tiền đặt trước cho người không đủ điều kiện đấu giá ở vị trí hợp lý

Thứ ba: Liên quan đến trả lại tiền đặt trước, Dự thảo Luật quy định, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại cho người tham gia đấu giá khoản tiền đặt trước mà người tham gia đấu giá đã nộp nhưng không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo thông báo của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông báo hoặc thời hạn khác do các bên thỏa thuận. Quy định trên có điểm bất cập sau:

Một là, với quy định trên, trường hợp người tham gia đấu giá đã nộp tiền đặt trước nhưng không đủ điều kiện tham gia đấu giá thì được trả lại khoản tiền đặt trước đã nộp, không đề cập đến tiền lãi của khoản tiền đặt trước (nếu có). Trong khi đó, quy định tại các khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản đều có quy định về tiền lãi của tiền đặt trước (3. Người tham gia đấu giá có quyền từ chối tham gia cuộc đấu giá và được nhận lại tiền đặt trước trong trường hợp có thay đổi về giá khởi điểm, số lượng, chất lượng tài sản đã niêm yết, thông báo công khai; trường hợp khoản tiền đặt trước phát sinh lãi thì người tham gia đấu giá được nhận tiền lãi đó. 4. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này. 5. Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Do đó, đối với quy định sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 điều 39, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về tiền lãi (nếu có) của tiền đặt trước trong trường hợp người nộp tiền đặt trước không đủ điều kiện tham gia đấu giá.

Hai là, việc dự thảo Luật sắp xếp quy định việc trả lại tiền đặt trước thành một đoạn riêng, sau quy định về việc nộp tiền đặt trước trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt là sau quy định về trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản là chưa hợp lý. Vì sẽ dẫn đến 02 cách hiểu, một là hiểu quy định này áp dụng chung cho các trường hợp, hai là quy định này áp dụng cho trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản. Và dù có hiểu theo cách nào, thì việc sắp xếp vị trí của nội dung quy định liên quan đến trả lại tiền đặt trước là chưa hợp lý. Bởi vì như trên đã trình bày trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản thì người đáp ứng yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá mới phải nộp tiền đặt trước, do đó sẽ không có trường hợp trả lại tiền đặt trước trong trường hợp này do không đủ điều kiện đấu giá. Vì vậy, cần nghiên cứu, xem xét chuyển nội dung quy định về trả lại tiền đặt trước cho người không đủ điều kiện đấu giá ở vị trí hợp lý (có thể chuyển lên sau đoạn thứ 2 của khoản 2).

Việc dự thảo Luật quy định trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà giá khởi điểm chưa xác định được bằng tiền thì tiền đặt trước được xác định theo quy định của pháp luật về khoáng sản (quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 dự thảo Luật bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản). Khi đối chiếu với quy định của pháp luật về khoáng sản về nội dung này thấy điểm bất cập, bởi theo quy định của pháp luật về khoáng sản thì để đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì tiền đặt trước, giá khởi điểm phải tính bằng tiền (và để xác định được khoản tiền đặt trước thì phải xác định được giá khởi điểm).

Cụ thể theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/03/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tiền đặt trước được quy định như sau:

“Điều 5. Tiền đặt trước

1. Tiền đặt trước là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải nộp trước khi tham gia phiên đấu giá được tính bằng đồng Việt Nam. Tiền đặt trước do Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (dưới đây gọi chung là Hội đồng đấu giá) quyết định theo quy định như sau:

a) Đối với trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, tiền đặt trước bằng 1% đến 15% giá khởi điểm;

b) Đối với trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản, tiền đặt trước được xác định trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản và được tính như Điểm a Khoản này”.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 22/2012/NĐ-CP: “2. Giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản không thấp hơn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản”.

Khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

“1. Giá khởi điểm đối với khu vực đã có kết quả thăm dò là giá đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản, được tính bằng tiền đồng Việt Nam.

2. Giá khởi điểm đối với khu vực chưa thăm dò khoáng sản là mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)”.

Như vậy theo quy định này thì để xác định được tiền đặt trước khi tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì vẫn phải xác định được giá khởi điểm bằng tiền. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản năm 2016, giá khởi điểm được giải thích như sau: “3. Giá khởi điểm là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống”. Như vậy, theo khái niệm này, có thể hiểu giá khởi điểm phải xác định được bằng tiền. Do đó, để phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật về khoáng sản, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân đề nghị xem xét, nghiên cứu lại nội dung liên quan đến đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 dự án Luật./.

Bích Lan

Các bài viết khác