Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2d2e67a1-49bb-90f0-c4c5-098f444bf903.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM TẠI KỲ HỌP THỨ 6 GÓP PHẦN HƯỚNG ĐẾN NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG MINH BẠCH, HIỆU QUẢ, PHỤC VỤ TỐT CHO NHÂN DÂN

09/12/2023

Đánh giá cao hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 96/2023/QH15 có ý nghĩa rất lớn, góp phần hướng đến xây dựng nền hành chính công minh bạch, hiệu quả và phục vụ tốt cho Nhân dân.

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: ĐỔI MỚI CỦA KỲ HỌP THỨ 6 TẠO NÊN SINH KHÍ MỚI CHO HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: KẾT QUẢ TÍN NHIỆM LÀ “HÀN THỬ BIỂU” ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV - VÌ LỢI ÍCH CỦA DÂN ĐỂ CHỌN QUYẾT SÁCH

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Phóng viên: Nhìn vào lịch sử Quốc hội, đến thời điểm này chúng ta có tất cả 4 lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Ông có thể chia sẻ về ý nghĩa của hoạt động này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm rất quan trọng trong công tác đánh giá cán bộ, và luôn nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước. Đối với người giữ chức vụ, kết quả tín nhiệm là tấm gương soi, đánh giá của các đại biểu dân cử (và cũng là của cử tri) về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ. Từ đó, họ có thêm nỗ lực, cố gắng để hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, việc lấy phiếu tín nhiệm là một cách thực hiện đúng chủ trương tạo điều kiện cho người dân giám sát hoạt động Nhà nước, tăng cường hơn nữa dân chủ xã hội, giúp xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, việc Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 96/2023/QH15 có ý nghĩa rất lớn, góp phần hướng đến xây dựng nền hành chính công minh bạch, hiệu quả và phục vụ tốt cho Nhân dân

Đối với cử tri, kết quả tín nhiệm là cơ sở để cử tri hiểu rõ hơn về những nỗ lực hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ của người được bầu đối với cử tri cả nước. Như thế, việc lấy phiếu tín nhiệm hết sức có ý nghĩa, có thể tạo động lực phấn đấu, tinh thần trách nhiệm của người được bầu/phê chuẩn; không khí dân chủ, tích cực trong xã hội. Tất cả giúp ích rất nhiều cho sự phát triển chung của đất nước.

Phóng viên: Thưa ông, tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Đây là kỳ họp đầu tiên Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 96/2023/QH15 của Quốc hội với nhiều điểm mới so với trước đây. Một trong những điểm nổi bật của Nghị quyết 96/2023/QH15 là người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.  Ông có thể chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa điểm mới này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi nghĩ đây là một trong những điểm mới đáng lưu ý trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm lần này khi chúng ta đã trực tiếp nói đến việc từ chức khi không có đủ tín nhiệm. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi chúng ta đang xây dựng nền hành chính công hướng tới mục tiêu bảo đảm sự minh bạch, hiệu quả và phục vụ tốt cho Nhân dân.

Trong những năm qua, nhiều chương trình cải cách hành chính công như xây dựng Nhà nước kiến tạo, Nhà nước liêm chính, Nhà nước phục vụ, cùng với các giải pháp mạnh mẽ về cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hay hiện đại hóa nền hành chính công đã được triển khai toàn diện. Tuy nhiên, sự cải cách hành chính công, theo tôi đánh giá, vẫn còn gặp rất nhiều thách thức. Chính vì thế, chúng ta rất cần làm tốt hơn nữa, bắt đầu từ khâu đánh giá cán bộ.

Các đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu tại Kỳ họp thứ 6

Tôi nghĩ, đây thực sự là một giai đoạn chúng ta rất cần những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặc biệt là khi, chúng ta đang chứng kiến nhiều cán bộ có tâm trạng thủ thế, chờ thời, không dám làm, tạo nên một vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay, gây cản trở sự phát triển đất nước đó là căn bệnh sợ trách nhiệm, khiến cho Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhiều lần phải phát biểu thẳng thắn: “Ai không làm được thì đứng sang một bên!”

Trong khi đó, ở Việt Nam, văn hóa từ chức chưa phổ biến. Nhiều người vẫn coi việc từ chức là một điều gì đó đáng xấu hổ, không chỉ cho bản thân mà còn cả gia đình, dòng họ mà vẫn chưa nhận thấy rằng, đây là một trách nhiệm đạo đức, văn hóa công vụ cần thiết giúp hình thành một nền hành chính công hiệu quả. Việc xin từ chức là thể hiện trách nhiệm trước công việc, trước Nhân dân. Vì vậy, tôi cho rằng, việc tạo một hành lang pháp lý cho việc xin từ chức cũng là cách chúng ta hướng đến xây dựng nền văn hóa công vụ, ở đó, việc từ chức trở thành hoạt động bình thường, hợp lẽ đạo đức, tạo điều điện cho xã hội phát triển.

Phóng viên: Cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm có nghĩa vụ phải báo cáo đầy đủ công việc của mình, cung cấp trung thực, chính xác thông tin có liên quan. Còn người bỏ phiếu phải đánh giá một cách công tâm, khách quan, trung thực, không để tình cảm và lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm tác động. Vậy cả người được lấy phiếu tín nhiệm, người bỏ phiếu đều đứng trước động lực và thử thách to lớn, đó là phải thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình phải không thưa ông?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này. Để kết quả tín nhiệm có kết quả tốt nhất, người được lấy phiếu tín nhiệm, thông thường là các cán bộ có nghĩa vụ báo cáo đầy đủ công việc của mình và cung cấp thông tin trung thực, chính xác về công việc và hoạt động liên quan. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong quá trình đánh giá.

Ngược lại, người bỏ phiếu cần tiếp cận nhiệm vụ đánh giá một cách công tâm, khách quan, và trung thực. Họ nên đánh giá dựa trên hiệu quả công việc và đóng góp thực sự của người được đánh giá, thay vì để tình cảm cá nhân hay lợi ích cá nhân tác động đến quyết định của họ. Việc đó giúp đảm bảo rằng quá trình đánh giá là công bằng và đồng nhất.

Cả hai bên, người được lấy phiếu tín nhiệm và người bỏ phiếu, đều đứng trước động lực và thách thức lớn để thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình trong quá trình này để giúp tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm, và chất lượng của quá trình đánh giá.

Phóng viên: Ông có ý kiến thế nào về một số quan điểm bày tỏ lo ngại với những cán bộ dám nghĩ, dám làm thì dễ bị mất phiếu khi lấy phiếu tín nhiệm?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Đây là một hiện tượng có thật, đặc biệt đúng trong văn hóa Việt Nam, khi chúng ta thấy là có làm thì có sai, có va chạm, và tình cảm (dù chúng ta không mong muốn thế) vẫn chi phối ít nhiều vào quyết định bỏ phiếu.

Các cán bộ có tinh thần dám nghĩ và dám đưa ra các quyết định có thể gặp khó khăn khi phải làm việc trong môi trường yêu cầu sự đồng thuận. Họ dễ nhận được sự đánh giá không công bằng bởi những người không đồng tình với quan điểm hoặc quyết định của họ.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng, quá trình lấy phiếu tín nhiệm tạo cơ hội để đánh giá công bằng và chính xác hiệu quả công việc của cán bộ, giảm bớt ảnh hưởng của những lo ngại trên. Điều quan trọng là cần xây dựng một quy trình lấy phiếu và đánh giá minh bạch, công bằng để đảm bảo tính chất công bằng và khách quan của hoạt động này.

Phóng viên: Ông từng nói: “Kết quả bỏ phiếu là “hàn thử biểu” đánh giá cán bộ, để mỗi cán bộ hiểu rõ hơn về hiệu quả công việc của mình, cũng như đánh giá của Quốc hội và Nhân dân”. Vậy để mỗi lá phiếu đảm bảo có chất lượng, theo ông cần những điều kiện, yêu cầu gì đối với của người ghi phiếu tín nhiệm?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi nghĩ rằng để đảm bảo chất lượng và tính chính xác của việc ghi phiếu tín nhiệm, điều đầu tiên là chúng ta phải có được thông tin minh bạch và đầy đủ về hoạt động và công việc của cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm để có thể đưa ra đánh giá chính xác và công bằng.

Thứ hai, người ghi phiếu cần tiếp cận đánh giá một cách khách quan, không bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ cá nhân, quan điểm cá nhân, hoặc ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài không liên quan đến hiệu quả công việc của cán bộ. Người ghi phiếu cần kiểm soát tình cảm cá nhân và đảm bảo rằng quyết định của họ dựa trên đạo đức và nguyên tắc, không bị ảnh hưởng bởi tình cảm tích cực hoặc tiêu cực.

Thứ ba, để đánh giá chính xác, người ghi phiếu cần có kiến thức đầy đủ về công việc và nhiệm vụ của cán bộ, cũng như hiểu biết về ngành và lĩnh vực hoạt động của họ. Bên cạnh đó, người ghi phiếu cần đánh giá cán bộ dựa trên đóng góp của họ trong nhiều khía cạnh, không chỉ là thành tích làm việc mà còn là khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, và thái độ phục vụ.

Phóng viên: Cá nhân người được lấy phiếu tín nhiệm cần nỗ lực như thế nào để đáp ứng kỳ vọng của Nhân dân và cử tri, thưa ông?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi tin rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa rất lớn đối với công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Để đáp ứng kỳ vọng của Nhân dân và cử tri khi được lấy phiếu tín nhiệm, theo tôi, cá nhân thể hiện quyết liệt hơn nữa tinh thần trách nhiệm và đạo đức trong mọi quyết định và hành động; cần tập trung nhiều hơn vào việc thực hiện các ý tưởng mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề và cải thiện chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

Toàn cảnh phiên biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6

Bên cạnh đó, liên tục theo đuổi các phương pháp làm việc mới và hiệu quả, theo đó, cần xây dựng mối quan hệ tích cực và hợp tác hơn nữa với đồng nghiệp, các tổ chức liên quan khác để tạo ra tinh thần đoàn kết và hiệu quả công việc tốt, đồng thời luôn đặt mục tiêu và nỗ lực đối với những cải tiến công việc, xây dựng mối quan hệ giao tiếp hiệu quả với cử tri và Nhân dân để hiểu rõ hơn về nhu cầu, vấn đề và mong đợi của Nhân dân, thường xuyên tương tác và lắng nghe ý kiến, phản hồi từ cộng đồng, tham gia nhiều hơn các sự kiện của cộng đồng để có cái nhìn toàn diện về mức độ hài lòng và những đề xuất của công dân. Làm được như vậy, không chỉ giúp cá nhân người được lấy phiếu tín nhiệm đáp ứng kỳ vọng của Nhân dân và cử tri, mà còn giúp xây dựng hình ảnh tích cực, hiệu quả cho nền hành chính công, cũng như có lợi cho sự phát triển chung của đất nước.

Phóng viên: Từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm, chúng ta nhìn lại thành tựu đổi mới của Quốc hội trong nửa nhiệm kỳ khóa XV như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi nhận thấy rằng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, sự cải tiến, đổi mới, linh hoạt trong các Kỳ họp Quốc hội đã thực sự tạo ra chất lượng, hiệu quả trong các quyết sách của Quốc hội, thực sự đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri của cả nước, tạo điều kiện phát triển đất nước trong giai đoạn hết sức khó khăn này.

Tôi cho rằng, đây là những kết quả tích cực, tạo tiền đề vững chắc để Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đặc biệt là hoàn thành thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cũng như hướng đến các mục tiêu lớn là trở thành nước đang phát triến, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao đến vào năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng), và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương - Nghĩa Đức