Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 662467a1-894f-90f0-c4c5-09b1b8fe974a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH MA THỊ THÚY: CẦN LÀM RÕ QUY ĐỊNH VỀ ĐỘ TUỔI, MỨC TRỢ CẤP, CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN VỚI ĐỐI TƯỢNG NHẬN TRỢ CẤP HƯU TRÍ

14/12/2023

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tiếp tục góp ý vào dự án Luật này, đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đề nghị làm rõ hơn quy định về đối tượng, độ tuổi, tên gọi, mức trợ cấp, các chính sách có liên quan khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt cân nhắc quy định đưa đối tượng người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

TỪNG BƯỚC MỞ RỘNG DIỆN BAO PHỦ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

THẢO LUẬN TỔ 5: ĐÁNH GIÁ CAO VIỆC MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) bổ sung quy định, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp xã hội hằng tháng khác sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị làm rõ điều kiện về đối tượng được thụ hưởng chế độ trợ cấp hưu trí. Trao đổi với đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang xung quanh vấn đề này.

Đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang 

Phóng viên: Thưa đại biểu, quan điểm của bà như thế nào khi đưa người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội? Theo bà nếu quy định như vậy thì cần đồng bộ với Luật Người cao tuổi hay không?

ĐBQH Ma Thị Thuý: Trước hết, tôi đồng tình với việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, hướng đến mở rộng bảo hiểm xã hội toàn dân, đúng tinh thần Nghị quyết 28, nhưng tôi cũng còn băn khoăn việc đưa đối tượng người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên hưởng trợ cấp hưu trí xã hội bởi trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi không có lương hưu, không có trợ cấp bảo hiểm xã hội nếu không thực hiện và mang sang luật này thì Luật Người cao tuổi và Nghị định 20 quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội vẫn đang được thực hiện. Nếu không bổ sung nhóm đối tượng này vào Luật Bảo hiểm xã hội thì người cao tuổi vẫn được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

Thứ hai, về tên gọi trợ cấp hưu trí xã hội. Đối tượng này thực hiện theo điểm a, b, c khoản 5 Điều 5 của Nghị định 20 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội là: Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. b. Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. c. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Ở đây chính sách bảo hiểm xã hội thực hiện theo nguyên tắc đóng hưởng, trong khi trợ cấp cho nhóm đối tượng này hoàn toàn do ngân sách nhà nước chi trả. Tôi nghĩ ban soạn thảo nên cân nhắc. Mặt khác, về tên gọi trợ cấp hưu trí xã hội cho nhóm đối tượng không phải là hưu trí từ công chức, viên chức, người lao động và chưa từng tham gia đóng bảo hiểm xã hội liệu có phù hợp khi được quy định trong trường hợp này hay không?

Thứ ba, về độ tuổi trợ cấp xã hội. Theo quy định hiện nay, người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này lại quy định trợ cấp hưu trí xã hội cho tất cả công dân từ 75 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Như vậy sẽ bỏ Điều 17 trong Luật Người cao tuổi năm 2009 hay vẫn còn giữ nguyên Điều 17? Nếu bỏ thì chế độ bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng những người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng thì sẽ giải quyết như thế nào?

Từ những băn khoăn nêu trên, tôi kiến nghị Ban soạn thảo cần làm rõ hơn quy định này về đối tượng, độ tuổi, tên gọi, mức trợ cấp, các chính sách có liên quan, nguồn lực thực hiện và tính liên thông, tính đa tầng với các quy định khác cho phù hợp chung với các nguyên tắc đã được nêu trong dự thảo luật.

Phóng viên: Thưa đại biểu, quan điểm của bà thế nào về việc bổ sung quy định quản lý thu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhằm xử lý tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội?

ĐBQH Ma Thị Thuý: Trước hết, nói về bảo hiểm xã hội tự nguyện, đã là tự nguyện thì việc đóng bảo hiểm xã hội hay không tùy thuộc vào hiểu biết, nhận thức pháp luật và nguyện vọng của người tham gia. Không có cơ sở để nói rằng họ trốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nên không thể quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm xử lý tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, tình trạng trốn đóng không phải là ít có, các cơ quan liên quan đã nhiều lần thảo luận, trao đổi, đưa ra các biện pháp quản lý nhưng hiệu quả vẫn thấp. Tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng kéo dài chủ yếu trong khu vực sản xuất kinh doanh, không có phương thức giải quyết cơ bản dứt điểm. Ở đây tại sao không coi các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như khoản thu thuế và quy định chế độ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc như quản lý thu thuế? Nhiều nước trên thế giới quy định cơ quan thuế thực hiện luôn nhiệm vụ thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hành vi trốn chậm, nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc được xử lý hình sự theo pháp luật quản lý thuế cho nên không có tình trạng chây ì, trốn, chậm đóng, nợ đọng kéo dài. Nếu chúng ta áp dụng kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của các nước, chắc chắn là hiệu quả quản lý sẽ được cải thiện, bớt đi việc bàn thảo sửa đổi luật không cần thiết để giảm nhẹ quy định về thanh tra, kiểm tra, tố tụng, khiếu kiện, giải quyết, xử lý vi phạm và giảm nhẹ các bộ phận quản lý thu.

Phóng viên: Thưa đại biểu, quy định chi phí quản lý bảo hiểm xã hội là một trong vấn đề được quan tâm sửa đổi lần này. Vậy theo quan điểm của bà, nguồn kinh phí quản lý bảo hiểm xã hội bao nhiêu là đủ, dựa trên cơ sở nào?

ĐBQH Ma Thị Thuý: Theo quy định của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chính phủ, là cơ quan trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thu chi các Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế dưới sự chỉ đạo, điều hành của các Bộ chức năng như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, một số bộ, ngành liên quan và Hội đồng quản lý quỹ do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch. Nguồn kinh phí hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được luật quy định là có 2 nguồn, mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được tính trên 2 cơ sở, số phần trăm của dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội trích từ sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội. Nguồn kinh phí quản lý của bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp được trích theo tỷ lệ phần trăm tổng số hàng năm của các quỹ này. Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, mức chi quản lý bảo hiểm y tế bình quân giai đoạn 2022-2024 tối đa là 3,5% tiền đóng bảo hiểm y tế được trích từ Quỹ bảo hiểm y tế, trong đó năm 2022 tối đa là 3,55%, năm 2023 tối đa là 3,5% và năm 2024 tối đa là 3,45%. Trong bộ máy cơ quan bảo hiểm xã hội từ trung ương tới địa phương có cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong biên chế và hợp đồng ngoài biên chế làm nhiệm vụ thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp trong tổ chức phân công lao động chỉ có một bộ phận nhỏ có tính chuyên trách, còn phần lớn không thể tách ra cụ thể ai làm bảo hiểm xã hội, ai làm bảo hiểm y tế, ai làm bảo hiểm thất nghiệp. Cơ quan quản lý giao biên chế là Bộ Nội vụ cũng chỉ có thể giao tổng biên chế chung, chứ không thể giao biên chế theo nguồn kinh phí được.

Trên cơ sở như vậy, tôi đề nghị Ban soạn thảo giải trình làm rõ hơn, nhằm đảm bảo tính thuyết phục trong sửa đổi quy định chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu.

Hải Yến

Các bài viết khác