Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 1f1f67a1-3918-90f0-c4c5-04a0a20bb340.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS – ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ QUẢNG BÁ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT QUỐC GIA

08/01/2024

Nhấn mạnh quảng bá văn hóa đất nước ra thế giới có rất nhiều ý nghĩa, góp phần lan tỏa sức mạnh mềm, xây dựng bản lĩnh, sự tự tin cho văn hóa dân tộc, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới cần tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ quảng bá văn hóa, nghệ thuật quốc gia.

GÓC NHÌN: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA VIỆT NAM

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CẦN NHIỀU NỖ LỰC ĐỂ THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP GIẢI TRÍ TẠI VIỆT NAM

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội 

Phóng viên: Ông có đánh giá thế nào về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quảng bá văn hóa đất nước ra thế giới?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi cho rằng, quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới có rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong việc lan tỏa sức mạnh mềm, xây dựng bản lĩnh, sự tự tin cho văn hóa, con người Việt Nam, hình thành thương hiệu cho các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam, đồng thời hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chính vì thế, trong nhiều năm qua, qua nhiều kỳ đại hội, ở nhiều nghị quyết và văn bản khác nhau, quảng bá văn hóa Việt Nam trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng. Cụ thể, trong Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030, quảng bá văn hóa là một trong những nội dung chính, theo đó, về mục tiêu, chúng ta xác định: “Quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, trong đó chú trọng việc lan tỏa các giá trị, tư tưởng, quan điểm nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ và cao đẹp của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thông qua hình ảnh, giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân được UNESCO vinh danh; quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hóa, mở rộng thị trường cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam; xây dựng Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế và thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương.”

Quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới có rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong việc lan tỏa sức mạnh mềm, xây dựng bản lĩnh, sự tự tin cho văn hóa, con người Việt Nam, hình thành thương hiệu cho các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật Việt Nam, đồng thời hỗ trợ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong vǎn hóa các dân tộc khác. Trong quá trình đó, quảng bá văn hóa dân tộc được thực hiện thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa để văn hóa khẳng định chủ quyền quốc gia, những giá trị dân tộc, để sức sống mới của văn hóa tạo nên mục tiêu và động lực cho sự phát triển bền vững đất nước.

Tôi tin rằng, việc lan tỏa sức mạnh mềm quốc gia sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển đất nước. Nó sẽ giúp Việt Nam xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các quốc gia khác thông qua sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tạo nền tảng cho hợp tác và giao thương quốc tế. Một hình ảnh tích cực về Việt Nam có thể tạo ra niềm tin từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế, đồng thời kích thích sự phát triển kinh tế thông qua việc thu hút vốn đầu tư và hợp tác kinh doanh.

Bên cạnh đó, việc lan tỏa sức mạnh mềm giúp Việt Nam tham gia tích cực trong các diễn đàn quốc tế và giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, và an ninh toàn cầu, góp phần vào việc xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng. Cùng với đó, là thúc đẩy mong muốn du lịch, khám phá về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, giúp phát triển ngành du lịch và lan tỏa lợi ích sáng các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, cũng như giúp kinh tế, văn hóa của các địa phương, địa điểm du lịch phát triển tốt hơn.

Phóng viên: Là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Ông có đánh giá như thế nào về thực trạng công tác này ở nước ta?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Trước hết, tôi nhận thấy những nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành và địa phương trong việc tăng cường hoạt động quảng bá văn hóa. Những hoạt động quảng bá này, bằng nhiều con đường, kênh ngoại giao, ở các sự kiện khác nhau ở cả trong và ngoài nước, đã giúp cho hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn trong mắt bạn bè quốc tế, giúp chúng ta có thêm nguồn lực để phát triển đất nước. Tuy nhiên, đúng là so với kỳ vọng và tiềm năng văn hóa của đất nước, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để công tác quảng bá văn hóa có thêm kết quả và hiệu quả thiết thực.

Theo tôi, khó khăn lớn nhất trong công tác này vẫn là nguồn lực. Chúng ta đang thiếu cả nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất và con người cho hoạt động này. Đối với tài chính, rõ ràng cơ chế phân bổ ngân sách hiện nay gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa. Không chỉ những hoạt động lớn như World Expo mà ngay cả những hoạt động nhỏ như các đoàn ra, đoàn vào cũng vướng mắc rất nhiều về các quy định tài chính. Kênh huy động nguồn lực bên ngoài cũng gặp khó khăn do vướng cơ chế hợp tác công – tư hay quản lý, sử dụng tài sản công.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trong thời gian tới cần tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ quảng bá văn hóa, nghệ thuật quốc gia

Đối với cơ sở vật chất, dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, nhưng các thiết chế văn hóa, thể thao hầu như chưa đủ điều kiện bảo đảm để tổ chức các sự kiện lớn ở Việt Nam, khiến Việt nam chưa trở thành địa điểm ưu tiên, lý tưởng cho các sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn trên thế giới, và từ đó khiến chúng ta khó quảng bá văn hóa của mình ngay trên chính đất nước mình. Chưa kể, chúng ta còn thiếu các cơ sở quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam ở nước ngoài.

Dù đặt ra các chỉ tiêu, nhưng nhiều năm phấn đầu, chúng ta mới chỉ có Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp và Lào. Trung tâm xúc tiến du lịch còn khó khăn hơn nữa.  Tôi cho rằng, nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất. Chính vì thế, chúng ta cũng phải thắng thắn nhận ra rằng, đội ngũ cán bộ làm công tác quảng bá văn hóa của các bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ quan trọng này. Chính sách đãi ngộ của chúng ta cũng chưa thực sự tốt khiến không thu hút được người giỏi để tham gia hoạt động quảng bá. Đó là những khó khăn lớn nhất bên cạnh việc thiếu điều phối các kế hoạch quảng bá, hay là những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách khác. Vượt được qua những khó khăn này, tôi tin, công tác quảng bá văn hóa của chúng ta sẽ đạt được thành quả ngọt ngào, giúp đất nước chúng ta phát triển tốt hơn.

Phóng viên: Theo ông, cần những giải pháp quan trọng nào để thúc đẩy thật tốt hoạt động quảng bá văn hóa, tạo dựng hình ảnh Việt Nam văn minh, hiện đại trong mắt bạn bè quốc tế?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Để tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, theo tôi, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt các chiến lược liên quan đến vấn đề này như Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2030, Chiến lược văn hóa đối ngoại đến năm 2030.

Tiếp theo đó là xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hoá ra nước ngoài. Chúng ta cần chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức quảng bá văn hóa trên cơ sở đưa các quan hệ quốc tế về văn hoá đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc.

Đồng thời, chúng ta cũng cần phát huy hơn nữa tài năng, tâm huyết của trí thức, văn nghệ sĩ người Việt Nam ở nước ngoài trong việc tham gia quảng bá văn hóa của đất nước, trở thành cầu nối quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.

Tất cả những hoạt động này cần có sự chung tay, góp sức của cả xã hội gồm Nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân, cả ở trong và ngoài nước. Làm được điều đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của hoạt động quảng bá văn hóa, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương

Các bài viết khác