Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 3fdd66a1-b984-90f0-c4c5-02bd64e1beb8.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ PHÁT TRIỂN TỈNH NGHỆ AN: ĐÁNH GIÁ KỸ LƯỠNG, TOÀN DIỆN, TRÁNH TRÙNG LẶP

01/06/2024

Thảo luận tại Tổ tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, nhiều đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết ban hành Nghị quyết; đồng thời đề nghị đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện đối với một số cơ chế chính sách đặc thù mới, đảm bảo không trùng lặp với các quy định hiện hành.

THẢO LUẬN TỔ 10: NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT MẠNH MẼ NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Quốc hội thảo luận tại Tổ về cơ chế, chính sách đặc thù tỉnh Nghệ An và thành phố Đà Nẵng

Cơ chế đặc thù mở ra hướng phát triển mới cho khu vực Tây Nghệ An

Thảo luận tại tổ về sự cần thiết ban hành nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, các đại biểu đồng tình cao với các chính sách trong dự thảo Nghị quyết nêu ra. Trong 14 chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, có 10 chính sách đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại các địa phương khác, hoặc được áp dụng có điều chỉnh, bổ sung đề phù hợp với thực tiễn của địa phương. 4 chính sách mới phát triển mang tính đặc thù riêng của tỉnh Nghệ An cũng rất phù hợp với thực tiễn.

Các ý kiến cũng cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội dự thảo nghị quyết nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đã giao Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển tỉnh Nghệ An trình Quốc hội ban hành.

Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nêu quan điểm, Quốc hội tiếp tục bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An đã thể hiện sự nhất quán, xuyên suốt và tính thực tiễn trong các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển tỉnh Nghệ An. Đồng thời, khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Nghệ An đối với khu vực, vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và cả nước; tạo sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các cấp, ngành. Từ đó, mở đường cho việc đưa ra những chính sách mới, đột phá để thu hút nguồn lực, cả vật chất, tinh thần để xây dựng và phát triển Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước.

Có ý kiến đề nghị ngoài 4 nhóm lĩnh vực, với 16 chính sách đặc thù đã được các Bộ, cơ quan có liên quan và tỉnh Nghệ An đề xuất, tỉnh Nghệ An cũng cần nghiên cứu, tổ chức khảo sát, đánh giá tác động bảo đảm tính khách quan, toàn diện giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. Đồng thời, có cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển khu vực biên giới phía Tây của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đã di cư tự do có nơi cư trú hợp pháp, sinh kế bền vững, có đất sản xuất, được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản và bảo đảm an sinh xã hội.

Cùng quan điểm này, đại biểu Đỗ Đức Duy – Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cho rằng, hiện nay địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An cùng với các địa phương ở khu vực Tây Bắc là địa bàn đặc biệt khó khăn, trong đó có nhiều dự án thủy điện và các dự án khai thác khoáng sản tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương, nhưng quá trình phân bổ ngân sách lại chưa xét đến yếu tố này.

Đây là một cơ chế đặc thù sẽ mở ra hướng mới nếu như quá trình thực hiện đối với vùng miền Tây Nghệ An chứng minh được tính khả thi và hiệu quả, có thể nghiên cứu mở rộng thành các cơ chế, chính sách cho cấp vùng, không chỉ một tỉnh mà có thể các tỉnh ở khu vực Tây Bắc và Tây Nghệ An, Tây Thanh Hóa, đại biểu Đỗ Đức Duy nêu ý kiến. 

Đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, tránh trùng lặp

Về một số nội dung cụ thể của dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Minh Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang đề nghị Chính phủ làm rõ quy định tại Điều 3 dự thảo Nghị quyết về quản lý tài chính và ngân sách nhà nước, Trong đó tại điểm a, khoản 1, Điều 3 quy định: Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định áp dụng trên địa bàn: phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án và các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương hưởng 100%.

Đại biểu Nguyễn Minh Sơn – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang

Theo đại biểu, thời gian qua, chính sách này đã áp dụng tại một số nghị quyết đặc thù của một số tỉnh, thành phố như Thanh Hóa, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh – thực tế đây không phải là chính sách mới. Do vậy, Chính phủ cần đánh giá sơ bộ chính sách đã được Quốc hội cho Chính phủ áp dụng chính sách này như thế nào, từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung dự thảo nghị quyết thí điểm này phù hợp và hợp lý hơn. Đại biểu cũng nêu quan điểm, chính sách này tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An, do vậy cũng cần đánh giá kỹ tác động của chính sách khi ban hành.

Khoản 2 Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định: Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định cho phép các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được sử dụng ngân sách các huyện, thị xã, thành phố và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ các địa phương khác của tỉnh trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ an sinh xã hội và trong các trường hợp cần thiết khác. Đại biểu Nguyễn Minh Sơn cho rằng, đây là chính sách mới chưa được áp dụng trong các nghị quyết thí điểm đã được ban hành. Do vậy, cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện và rà soát để đảm bảo không trùng lập, nhất là không trùng lặp với Luật Ngân sách nhà nước.

Liên quan đến quy định về quản lý đầu tư tại Điều 4, trong đó, khoản 1, Điều 4 quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; dự án đầu tư xây dựng bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I. Có ý kiến cho rằng, quy định của Luật Đầu tư quy định: dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và dự án đầu tư xây dựng bến cảng, khu bến cảng có quy mô vốn từ 2.300 tỉ trở lên thuộc cảng biển loại I và thuộc thẩm quyền của Thủ tướng quyết định chủ trương. Vì vậy, Chính phủ cần đánh giá rõ năng lực thẩm định của Ủy ban nhân dân tỉnh, bởi theo luật, quy định này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng, khi đó các bộ, ngành sẽ có trách nhiệm tham gia thẩm định nội dung này.

Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cũng quy định: Tỉnh Nghệ An được thực hiện hình thức hợp đồng BT đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí; bãi đỗ xe; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Việc thanh toán cho Nhà đầu tư quy định tại điểm a khoản này phải bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Đại biểu đề nghị đánh giá đầy đủ hơn quy mô nguồn vốn đầu tư cần thiết của các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực nêu trên. Bởi trong báo cáo đánh giá tác động mới chỉ nêu những khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn này. Vì đề xuất thực hiện hình thức BT thanh toán bằng vốn đầu tư công đòi hỏi phải cân đối nguồn lực từ ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó đánh giá nguồn lực tài chính để bố trí cho giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh đảm bảo khả thi.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái

Quan tâm đến quy định Hội đồng nhân dân thành phố Vinh được thành lập 3 ban: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế -Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái nêu đề nghị thành lập Ban Đô thị và chuyển lại Ban Kinh tế và Ban Văn hóa thành một ban. Sau khi điều chỉnh sẽ có 3 ban: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội và Ban Đô thị. Đại biểu phân tích, Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định thành phố Vinh là trọng điểm thành phố đối với tỉnh Nghệ An và Trung Bộ. Do vậy, cần có Ban Đô thị để tham gia giúp Hội đồng nhân dân tỉnh việc thẩm tra, giám sát, ra quyết định liên quan đến các vấn đề quản lý, quy hoạch đô thị.

Mặc dù dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An nhưng thành phố Vinh không có một cơ chế chính sách đặc thù nào. "Chúng ta xác định thành phố Vinh là đô thị trọng điểm của cả vùng, do vậy tôi cho rằng cũng rất cần có những cơ chế chính sách đặc thù; tương tự như thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắc. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu thêm, có cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Vinh để phát triển tương xứng với những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra”, đại biểu Nguyễn Quốc Luận nêu quan điểm.

Lan Hương

Các bài viết khác