Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b0d666a1-f90d-90f0-c4c5-09615ca01394.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ VÂN: GIAO THẨM QUYỀN XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHUYỂN HƯỚNG CHO TÒA ÁN

08/06/2024

Góp ý vào dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, đại biểu Trần Thị Vân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Ninh tán thành quan điểm, giao thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cho Tòa án để thực hiện đúng chức năng Hiến định “Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp”.

QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên gồm 173 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương, Dự luật điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự, gồm: Nguyên tắc cơ bản của tư pháp người chưa thành niên; Quy định về xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội; Hình phạt và các chính sách hình sự chuyên biệt; Thủ tục tố tụng thân thiện; Thi hành án và tái hòa nhập cộng đồng; Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

Góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Trần Thị Vân đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên và đánh giá cao quá trình chuẩn bị Hồ sơ dự án luật của Toà án nhân dân tối cao. "Dự thảo luật đã hoàn thiện pháp luật tư pháp người chưa thành niên, đảm bảo quyền cơ bản của trẻ em, tăng cường giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội, xây dựng quy trình thủ tục tố tụng phù hợp với độ tuổi, tâm lý, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức và vì lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên, tăng cường cơ hội tái hòa nhập công đồng; có cơ chế giám sát, giáo dục, phục hồi hiệu quả, chuyên nghiệp, phù hợp với người chưa thành niên...", đại biểu nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Thị Vân – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Ninh

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu tỉnh Bắc Ninh đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, hoàn thiện một số quy định: Về Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về Tư pháp người chưa thành niên; Về quản thúc tại gia đình; Về giải quyết trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn;… Cụ thể:

Về cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về Tư pháp người chưa thành niên (Điều 27): Tại điểm b, khoản 2, Điều 27 dự thảo luật quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng quốc gia về Tư pháp người chưa thành niên như sau: “Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm công tác xã hội về kiến thức pháp luật; về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên”.

Đại biểu cho rằng, để đảm bảo cho công chức văn hoá - xã hội cấp xã có đủ trình độ, kỹ năng khi tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 1, Điều 54 dự thảo luật, đề nghị sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 27 như sau: “Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm công tác xã hội, công chức văn hóa - xã hội cấp xã về kiến thức pháp luật; về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên”.

Về quản thúc tại gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 51 dự thảo luật như sau: “Quản thúc tại gia đình được thực hiện theo đề nghị và cam kết của bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột hoặc chị ruột là người đại diện theo pháp luật ở cùng nhà với người chưa thành niên. Người đề nghị phải bảo đảm có nơi cư trú rõ ràng, điều kiện cơ sở vật chất, khả năng chăm sóc, giáo dục và trực tiếp giám sát người chưa thành niên”.

Đại biểu cho rằng, trong thực tế có rất nhiều trường hợp người đại diện pháp luật cho người chưa thành niên không phải là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột hoặc chị ruột như: bác, chú, cô, dì ruột …hay đối với những trẻ ở trại trẻ mồ côi, mái ấm tình thương…., như vậy quy định như dự thảo luật chưa bao quát đầy đủ đối tượng. Do đó, để đầy đủ các đối tượng theo tình hình thực tiễn, đại biểu đề nghị dự thảo luật sửa đổi, bổ sung như sau: “Quản thúc tại gia đình được thực hiện theo đề nghị và cam kết của bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột hoặc người đại diện theo pháp luật khác ở cùng nhà với người chưa thành niên. Người đề nghị phải bảo đảm có nơi cư trú rõ ràng, điều kiện cơ sở vật chất, khả năng chăm sóc, giáo dục và trực tiếp giám sát người chưa thành niên”.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng được quy định tại Điều 53 dự thảo luật: Đại biểu cho rằng, việc giao thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cho Tòa án là phù hợp, do Toà án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Vì vậy, đại biểu tán thành phương án 2, Điều 53 quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, cụ thể như sau: “Phương án 2: Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 36 của Luật này theo đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát”.

Về giải quyết trường hợp người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn quy định tại khoản 5 Điều 91 dự thảo luật như sau: “Khi bắt giữ mà người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh có hành vi chống đối thì bị áp dụng biện pháp áp giải, bắt giữ theo quy định. Việc áp giải, bắt giữ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của người chưa thành niên. Không áp giải người chưa thành niên vào ban đêm”.

Theo đại biểu, hành vi chống đối của học sinh đang chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là hành vi vi phạm Quyết định thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, do vậy cần áp dụng các biện pháp để tạm giữ. Trong quá trình tạm giữ, áp giải khó tránh khỏi ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm sinh lý của người chưa thành niên. Ngoài ra, hành vi của học sinh không cấu thành tội phạm thì không dùng từ “bắt giữ” mà dùng từ “tạm giữ”.

Vì vậy để phù hợp với thực tiễn, đại biểu đề nghị dự thảo luật sửa đổi, bổ sung như sau: “Khi tạm giữ mà người phải chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh có hành vi chống đối thì bị áp dụng biện pháp áp giải, tạm giữ theo quy định. Việc áp giải, tạm giữ, phải hạn chế đến mức tối đa việc ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của người chưa thành niên. Không áp giải người chưa thành niên vào ban đêm”.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị xem xét đưa quy định hậu quả pháp lý khi không tuân thủ áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng vào dự thảo luật, quy định như vậy sẽ tạo điều kiện, động lực cho người chưa thành niên hoàn thiện, tạo ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, trở thành công dân có ích cho xã hội. Từ đó, đại biểu đề xuất, dự thảo luật quy định theo hướng: (1) bị áp dụng biện pháp thi hành án tạm thời; (2) tăng thời hạn xử lý chuyển hướng; (3) tiếp tục bị truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng tư pháp./.

Lê Anh - Phạm Thắng

Các bài viết khác