Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 9cd566a1-49c2-90f0-c4c5-0d005e23c5ac.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐỀ NGHỊ CHÍNH PHỦ TẠO NGUỒN VỐN VAY CHO DOANH NGHIỆP

13/06/2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6-6,5% đã đề ra trong năm nay, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ có thể bảo lãnh vốn vay, thẩm định dự án để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp ổn định, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Theo báo cáo của Chính phủ, 4 tháng đầu năm 2024 cả nước có 86,4 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tín dụng những tháng đầu năm tăng trưởng thấp, thị trường bất động sản còn khó khăn, nhất là quy định, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng so với cùng kỳ nhưng trong khu vực kinh tế trong nước chỉ chiếm 27,2%.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam

Đại biểu Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cho biết, về mặt chính sách thì chúng ta đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhưng thực tế chúng ta chưa có chính sách cụ thể nào cho họ, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa: “Bản thân họ đang vẫy vùng vì có nhiều cái vướng, trong đó có nhiều ngành nghề kinh tế mới người ta đi xin giấy phép phải qua rất nhiều cửa. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp mới khởi nghiệp rất cần vốn hoặc doanh nghiệp chưa thực sự lớn cần vốn để đầu tư thì rất khó tìm kiếm, vay vốn”.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cũng cho rằng, khi tư vấn tốt, ngân hàng sẽ giải ngân vốn và cho vay, trong khi đó ở Việt Nam chưa có một doanh nghiệp tư vấn nào có thể khẳng định uy tín để ngân hàng họ đặt niềm tin vào. Do vậy, nếu ngân hàng xuất tiền cho vay thì họ lại sợ rơi vào nợ xấu, ai quản lý: “Vì thế, tôi đề xuất đã đến lúc Chính phủ có thể phải bảo lãnh và chỉ có tầm Chính phủ mới thẩm định được tầm dự án tốt hay không và hết sức độc lập chứ nếu cứ ở quy mô ngân hàng xây dựng các đơn vị tư vấn độc lập, hiểu hết các ngành nghề của nền kinh tế để thẩm định thì rất khó, nhất là tại thời điểm trần nợ công của chúng ta đang rất thấp, khoảng 37% GDP, trong khi theo Nghị quyết 23 của Quốc hội thì chúng ta được cho phép ở ngưỡng cảnh báo là 60%, một khoảng cách rất xa”, đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội

Trong khi đó, GS-TS, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội) cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thị trường cho nhóm này chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước. Do vậy, hiện nay thị trường thế giới bắt đầu hồi phục, xuất khẩu tăng nhưng thị trường trong nước và tiêu dùng nội địa lại vẫn giảm. Chỉ số bán lẻ hàng hóa ở mức thấp nhất trong nhiều năm nay. Chính việc thị trường thu hẹp đã làm cho doanh nghiệp khó khăn, thậm chí mất thị trường.

Thêm vào đó, doanh nghiệp phải trải qua một thời gian dài chịu tác động của đại dịch COVID-19. Vì vậy, khi thị trường bị thu hẹp lại thì khả năng phục hồi của doanh nghiệp càng khó khăn hơn. Điều này, khiến nhiều doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường.

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh này, theo tôi, các chính sách đã áp dụng trước đây như chính sách tài khóa mở rộng sẽ hiệu quả. Cụ thể là thông qua biện pháp như giãn - hoãn các khoản nghĩa vụ đóng góp và tiếp tục cần giảm một số loại thuế (thuế VAT, thuế môi trường…). Các trợ lực chính sách này một mặt làm giảm gánh nặng trực tiếp phải đóng góp, chi trả của doanh nghiệp và đồng thời cũng chính là giải pháp để tăng, kích cầu, giúp cho thị trường tiêu dùng nội địa tăng lên.

Bên cạnh đó, chương trình về đầu tư công, hỗ trợ của Chính phủ cũng cần phải đẩy mạnh hơn để tạo thêm “cầu” của doanh nghiệp lớn. Từ đó, tạo sức lan tỏa cho các khu vực, doanh nghiệp khác có thêm việc làm và thị trường.

Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. Điển hình là các chính sách hỗ trợ mặc dù đã có nhưng thủ tục vẫn rườm rà, chồng chéo. Do đó, bên cạnh chính sách hỗ trợ tài chính, những thủ tục về mặt hành chính cần tiếp tục cải tiến, nhất là đang trong xu thế cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các khâu trung gian, chi phí không chính thức của doanh nghiệp.

Thêm một khó khăn doanh nghiệp đang đối diện lại không phải tác động trực tiếp từ phía cơ quan quản lý doanh nghiệp mà từ khâu quản lý công. Do vậy, bên cạnh hỗ trợ trực tiếp về mặt tài chính, cải cách thể chế, hành chính là cấp bách; đặc biệt là giải quyết những nút thắt để cơ quan thực thi công vụ phải dám nghĩ, dám làm, năng động và không sợ sai. Có thể thông qua một cơ chế đặc thù để giúp cán bộ có thể vận dụng một cách năng động, sáng tạo vào việc giải quyết những nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh

Còn theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh) cho biết, hiện nay doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải xét từ nhiều phía.

Cụ thể, về chủ quan của doanh nghiệp thì bản thân họ phải tích ứng với tình hình và xu thế.

Thứ nhất, đứng trước tình hình biến đối khí hậu thì doanh nghiệp phải chuyển đổi xanh. Phải đi theo hướng đó thì doanh nghiệp mới tồn tại; Thứ hai, xu hướng thời đại hiện nay là xu hướng chuyển đối số thì doanh nghiệp của mình phải là doanh nghiệp số; Thứ ba, gia đoạn này cũng là giai đoạn biến đổi rất nhanh, khó lường, bất định. Do đó, trong công tác quản trị của mình thì  doanh phải có sự phân cấp trong quản trị, phân cấp địa bàn để có thể thích ứng nhanh với tình hình. Rồi doanh nghiệp cần tăng vốn cổ phần hơn là vốn vay.

Đối với cơ quan nhà nước, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần có 3 nội dung lớn.

Thứ nhất, phải tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng. Bởi, nếu doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoá mà bị hàng gian, hàng giả, hàng nhập lậu không bị chịu thuế, trong khi hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất ra phải đóng thuế thì sẽ mất sự công bằng; Thứ hai, bản thân nhà nước phải tiếp tục cải cách hành chính, cải cách một cách mạnh mẽ hơn nữa để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp; Thứ ba, nhà nước phải tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đỏi xanh, chuyển đối số. Hỗ tợ có thể bằng nhiều nguồn, nhiều cách, trong đó có hỗ trợ về công cụ, về công cụ thuế, phí, hỗ trợ về lãi suất hoặc về gói chính sách về vốn để giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chính sách và tôi rất đồng tình với những giải pháp ngắn hạn. Trước mắt, sẽ tiếp tục miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất cũng như giảm thuế giá trị gia tăng ở mức 2%. Có thể tăng mức giảm này nhiều hơn nữa và thời lượng kéo dài hơn. Cùng đó, hệ thống ngân hàng cần tiếp tục cơ cấu lại nợ và điều hành lãi suất phù hợp với thị trường theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp.

Thế Hà

Các bài viết khác