Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 0ecd66a1-f975-90f0-c4c5-0269d682eac4.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: HÀ NỘI VƯƠN TẦM PHÁT TRIỂN, XỨNG ĐÁNG LÀ ĐÔ THỊ ĐẶC BIỆT, TRUNG TÂM KINH TẾ, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CẢ NƯỚC

28/06/2024

Ngày 28/06, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) và cho ý kiến chính thức tại hội trường về dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Cổng TTĐTQH đã có buổi trao đổi cùng PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội về các nội dung này.

ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐỂ THỦ ĐÔ PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG

PGS.TS – ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: ĐỂ VĂN HÓA THỦ ĐÔ DẪN DẮT, ĐIỀU TIẾT SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC

 PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, ĐBQH thành phố Hà Nội 

Nền tảng pháp lý đồng bộ để Hà Nội vươn tầm

Phóng viên: Quốc hội đã chính thức thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao. Là đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, đại biểu có cảm xúc và suy nghĩ thế nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ phiếu tán thành rất cao. Tôi cho rằng, đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển Thủ đô nói chung, văn hóa Thủ đô nói riêng.

Khi chủ tọa Kỳ họp công bố kết quả, tất cả đại biểu Đoàn Quốc hội thành phố Hà Nội đều đứng dậy vỗ tay, cảm ơn sự ủng hộ của cả Quốc hội dành cho Hà Nội.  Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - giờ đây, thực sự được mặc một chiếc áo mới, đủ vừa vặn để đẹp đẽ, đủ rộng để vươn tầm phát triển, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.

Giống như rất nhiều các đại biểu Quốc hội và những người yêu văn hóa Thủ đô, tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua với nhiều chính sách, quy định tạo thuận lợi cho sự phát triển văn hóa. Trong Luật đã nhấn mạnh: Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”, và điều này được cụ thể hóa bằng các biện pháp ưu tiên nguồn lực cho bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô; việc đầu tư các nguồn lực nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu bảo vệ, phát triển văn hóa Thủ đô và hội nhập quốc tế; đầu tư nguồn lực phát triển thể thao thành tích cao, xây dựng công trình thể thao hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và thế giới; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.

Phóng viên: Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua lần này đã có những quy định quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và đổi mới sáng tạo. Đại biểu có đánh giá thế nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: Đối với Hà Nội, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đi đầu cả nước, Hà Nội còn là thành phố đầu tiên tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, dành riêng một nghị quyết của Thành ủy cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Sức sống của sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thể thấy hằng ngày qua các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, ở các phố đi bộ, những cây cầu vượt, hay ngay cả những khu tập thể cũ, các nhà máy cũ, thậm chí cả những nơi trước đây đã từng là những bãi rác ô nhiễm, không ai muốn tới, giờ đây đã trở thành những địa điểm thơ mộng, check-in cho giới trẻ, phục vụ cho đời sống người dân…

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua là  sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển Thủ đô nói chung, văn hóa Thủ đô nói riêng

Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội. Tại Điều 21 của Luật, những điểm nghẽn như: Làm sao có thể khai thác được tiềm năng, lợi thế của bãi giữa sông Hồng, để không chỉ làm nên sức sống mới cho dòng sông này, mà còn tạo ra lợi thế mới, không gian mới cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật và cả kinh tế - xã hội của Thủ đô đã được tháo gỡ bằng quy định Thành phố Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch; trong khi đó, những khó khăn trong việc biến di sản thành tài sản, để những giá trị của khu phố cổ, làng nghề truyền thống sẽ được giải quyết qua quy định về việc “Thành phố Hà Nội được thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống”.

Không chỉ dừng lại ở những quy định ở Điều 21 về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch, tôi thấy rằng, tinh thần phát huy giá trị văn hóa Hà Nội để sự phát triển văn hóa Thủ đô trở thành ngọn hải đăng dẫn dắt, điều tiết sự phát triển văn hóa của đất nước còn được thể hiện ở những quy định rất cởi mở, tháo gỡ được những điểm nghẽn trong hợp tác công tư trong lĩnh vực văn hóa khi quy định cho phép “Áp dụng phương thức đối tác công tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo” (Điều 39); hay điểm nghẽn trong quản lý, sử dụng tài sản công bằng cách quy định: “Cơ quan, tổ chức đang được giao quản lý, sử dụng công trình, hạng mục công trình là tài sản công quy định tại khoản 2 Điều này trên địa bàn Thành phố được ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý với nhà đầu tư, doanh nghiệp để khai thác công trình, hạng mục công trình trong một thời gian nhất định” (Điều 41)…

Tôi cho rằng, những tháo gỡ này sẽ không chỉ giúp cho các thiết chế văn hóa của Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm với trái tim văn hóa của cả nước, mà còn giúp cho các thiết chế văn hóa, thể thao lớn của Trung ương ở Hà Nội phát huy hơn nữa giá trị của mình, đóng góp nhiều hơn vào bức tranh văn hóa, thể thao chung của đất nước từ Thủ đô.

Như vậy, Luật Thủ đô (sửa đổi) cùng với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã tạo ra nền tảng pháp lý và kế hoạch phát triển đồng bộ, giúp thúc đẩy phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội. Điều này sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; quản lý và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả; định hướng phát triển xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng các công nghệ tiên tiến để bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng; tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội; định hướng phát triển hạ tầng giao thông, đô thị và các dịch vụ công cộng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô và cải thiện chất lượng sống của người dân… tạo nên một Hà Nội “Văn hiến, Văn minh, Hiện đại”, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước và thế giới. Đó cũng là giấc mơ của không chỉ riêng tôi, các đại biểu Quốc hội Hà Nội, người dân Thủ đô, mà còn cả Nhân dân cả nước!

Giá trị văn hóa là nền tảng cho các dự án tái thiết đô thị

Phóng viên: Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 lần này có đề cập tới nội dung “Tái thiết đô thị”. Theo đại biểu, tái thiết đô thị từ hoạt động sáng tạo có tác động thế nào đến quá trình phát triển của Hà Nội?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: Tái thiết đô thị từ hoạt động sáng tạo thời gian qua đã có những tác động sâu rộng và tích cực đến quá trình phát triển của Hà Nội. Đầu tiên, tôi thấy, các hoạt động sáng tạo đã thúc đẩy việc cải thiện cơ sở hạ tầng và không gian công cộng tại Hà Nội. Các dự án cải tạo các không gian sáng tạo, công cộng, các công viên, thậm chí là các cây cầu vượt, nhất là ở quận Hoàn Kiếm, đã góp phần nâng cao chất lượng sống và tạo ra môi trường sống lành mạnh hơn.

Thứ hai, Hà Nội đã tận dụng các hoạt động sáng tạo để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Các dự án cải tạo các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống và không gian văn hóa đã giúp bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của thành phố. Những ví dụ sinh động ở phố cổ, phố đi bộ, các làng nghề đã được chú trọng bảo tồn và phát huy, không chỉ giữ gìn giá trị di sản mà còn thu hút du khách, tăng thu nhập cho Thủ đô.

Thứ ba, các hoạt động tái thiết đô thị sáng tạo đã thúc đẩy du lịch và kinh tế của Hà Nội. Việc cải thiện hạ tầng du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch mới đã thu hút lượng lớn du khách đến với thành phố. Các sự kiện văn hóa, nghệ thuật và lễ hội sáng tạo như Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, sự kiện âm nhạc quốc tế như Black Pink, Monsoon và các triển lãm nghệ thuật đường phố đã góp phần quảng bá hình ảnh Hà Nội như một điểm đến hấp dẫn và sôi động, không chỉ phát triển ngành du lịch mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô.

Thứ tư, Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, các không gian làm việc chung (co-working spaces) và các cuộc thi sáng tạo đã giúp nhiều doanh nghiệp trẻ và startup có cơ hội phát triển. Điều này không chỉ tạo ra môi trường kinh doanh sôi động mà còn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, từ công nghệ thông tin, nghệ thuật, đến dịch vụ.

Thứ năm, như tôi đã nói ở trên, tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO đã giúp Hà Nội tăng cường kết nối cộng đồng và hợp tác quốc tế. Các dự án hợp tác với các thành phố khác trong mạng lưới đã mang lại nhiều kinh nghiệm và mô hình phát triển mới. Điều này không chỉ giúp Hà Nội học hỏi từ các thành phố bạn mà còn tạo ra cơ hội quảng bá văn hóa và sáng tạo của thành phố ra thế giới.

Tôi thấy rằng, Hà Nội sau khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2019, đã khẳng định vị thế của mình như một trung tâm sáng tạo với tiềm năng và cơ hội phát triển bền vững. Tái thiết đô thị, một trong ba trụ cột phát triển của Thành phố sáng tạo, được xem là hướng đi phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững. Tiềm năng của Hà Nội trong lĩnh vực này xuất phát từ sự giàu có về di sản văn hóa, nguồn nhân lực sáng tạo và tinh thần đổi mới không ngừng.

Hà Nội là một thành phố có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận/ghi danh. Những giá trị văn hóa này là nền tảng quan trọng cho các dự án tái thiết đô thị, giúp bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống. Thêm vào đó, dân số trẻ và năng động của Hà Nội là nguồn lực quý báu, giúp thành phố luôn đổi mới và sáng tạo. Các trường đại học, viện nghiên cứu và cộng đồng khởi nghiệp sôi động cũng đóng góp tích cực vào sự phát triển này.

Gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO mang lại cho Hà Nội nhiều cơ hội lớn. Trước hết, là cơ hội hợp tác quốc tế, thành phố có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các thành phố khác trong mạng lưới, áp dụng những mô hình phát triển và giải pháp tái thiết đô thị tiên tiến, giúp Hà Nội nâng cao thương hiệu và thu hút đầu tư từ các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp toàn cầu, góp phần thúc đẩy các dự án tái thiết và phát triển cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, các hoạt động sáng tạo và tái thiết đô thị còn góp phần phát triển du lịch, tạo ra các không gian văn hóa mới, hấp dẫn du khách. Việc cải tạo và nâng cấp các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống và không gian sáng tạo công cộng không chỉ bảo tồn di sản mà còn làm cho Hà Nội trở nên hấp dẫn hơn đối với du khách trong và ngoài nước. 

Tôi thấy rằng, từ khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO, Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động tái thiết đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống và phát triển bền vững. Thành phố đã thực hiện nhiều dự án cải tạo công viên, khu vui chơi công cộng, tạo ra các không gian xanh, sạch và tiện nghi cho người dân. Ngoài ra, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cũng được chú trọng, thông qua các dự án  bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, làng nghề truyền thống.

Cơ sở hạ tầng hiện đại cũng là một ưu tiên trong các hoạt động tái thiết đô thị của Hà Nội. Thành phố đã đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống giao thông, cấp thoát nước và các dịch vụ công cộng khác, nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân và đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Nhiều sáng kiến khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp cũng được đẩy mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các ý tưởng mới trong việc tái thiết và phát triển thành phố, đặc biệt hơn nữa khi điều đó đến từ các bạn trẻ, nghệ sĩ đến cả ở khu vực công và tư.

Chính vì thế, việc Hà Nội gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO đã mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng trong việc tái thiết đô thị. Với sự chú trọng vào bảo tồn di sản văn hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng và khuyến khích sáng tạo, Hà Nội đang từng bước thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, góp phần xây dựng một thành phố hiện đại, văn minh và đáng sống, phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để Hà Nội thực sự trở thành "Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước".

Thúc đẩy hoạt động tái thiết đô thị từ sáng tạo 

Phóng viên: Trong thời gian tới, cần có giải pháp gì để thúc đẩy hoạt động tái thiết đô thị từ sáng tạo để Hà Nội phát triển bền vững, thưa đại biểu?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục: Để thúc đẩy hoạt động tái thiết đô thị từ sáng tạo, theo tôi, Hà Nội có thể tập trung vào một số giải pháp sau:

Đầu tiên là nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là ở các nhà lãnh đạo, quản lý về ý nghĩa của việc tái thiết đô thị dựa vào sáng tạo. Từ việc thông suốt về nhận thức chúng ta sẽ có các dự án, hành động phù hợp.

Thứ hai là cần tăng cường hợp tác công tư. Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này sẽ giúp khuyến khích hợp tác giữa chính quyền thành phố và khu vực tư nhân để huy động nguồn lực tài chính và nhân lực cho các dự án tái thiết đô thị. Việc hợp tác này có thể thông qua các hình thức đối tác công tư (PPP), thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế.

Thứ ba là đầu tư vào giáo dục và đào tạo chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan đến tái thiết đô thị và sáng tạo. Hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực chuyên môn cao.

Thứ tư là cần cải cách thủ tục hành chính. Đơn giản hóa và cải thiện các thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch và triển khai dự án. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và minh bạch để thu hút đầu tư và hỗ trợ các sáng kiến tái thiết đô thị.

Thứ năm là tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các dự án tái thiết đô thị thông qua việc tổ chức các buổi tham vấn, hội thảo và cuộc họp công khai. Lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của người dân, từ đó điều chỉnh các dự án sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của cộng đồng.

Thứ sáu là chú ý đến hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Chúng ta cần bảo đảm rằng các dự án tái thiết đô thị luôn gắn liền với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của thành phố. Kết hợp giữa yếu tố hiện đại và truyền thống để tạo ra các không gian sống đa dạng và phong phú.

Thứ bảy là sử dụng công nghệ tiên tiến và các giải pháp sáng tạo để tối ưu hóa quá trình tái thiết đô thị. Ví dụ, sử dụng các công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và các giải pháp thông minh để phát triển các khu đô thị bền vững và hiệu quả.

Cuối cùng là tăng cường hợp tác quốc tế. Hà Nội cần tiếp tục hợp tác với các thành phố khác trong Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO và các tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức. Tận dụng các chương trình hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy các dự án tái thiết đô thị sáng tạo.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Thu Phương - Phạm Thắng

Các bài viết khác