Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 7acb66a1-196f-90f0-c4c5-01ce2ba16e56.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀU BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI, PHƯƠNG TIỆN BAY SIÊU NHẸ CẦN ĐẢM BẢO CHẶT CHẼ, KHẢ THI

05/07/2024

Dự án Luật Phòng không nhân dân đã được Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Tán thành việc luật hóa quy định quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, tuy nhiên nhiều ý kiến đại biểu cũng đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng đảm bảo quy định chặt chẽ, khả thi để vừa nâng cao được hiệu quả quản lý, vừa tạo điều kiện thông thoáng trong khai thác, sử dụng trong thực tiễn.

XÂY DỰNG LUẬT PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN: TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐẦY ĐỦ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Dự án Luật Phòng không nhân dân được Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 

Trên cơ sở 05 chính sách đã được Quốc hội thông qua, dự thảo Luật Phòng không nhân dân (PKND) được xây dựng gồm 08 chương với 54 điều. Trong đó, dự thảo luật dành 01 Chương (IV) từ Điều 27 đến Điều 36 quy định về  quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và bảo đảm an toàn phòng không. Cụ thể:

Mục I quy định về: Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; đăng ký, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; đình chỉ chuyến bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; tạm giữ, thu giữ, chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; hiệp đồng bay, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay;

Mục II quy định về: Quản lý, bảo vệ trận địa, công trình phòng không; quản lý chướng ngại vật phòng không; trách nhiệm của địa phương, tổ chức, cá nhân đối với bảo đảm an toàn phòng không; tiêu chí bảo đảm an toàn phòng không.

Đồng thời, tại Chương V - Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đối với PKND và quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ (Điều 37 và Điều 40) quy định về: Quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đối với PKND; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk 

Quan tâm tới quy định tại dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại Điểm b Khoản 2 Điều 32 quy định các quân khu và Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Đồn biên phòng chịu trách nhiệm giám sát hoạt động bay và việc chấp hành các quy định về tổ chức bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong phạm vi quản lý. Như vậy, dự thảo chỉ quy định trách nhiệm của bộ, quân khu, cấp huyện tuy nhiên trong trường hợp các phương tiện bay tại địa phận của cấp xã, nếu không giao nhiệm vụ, trách nhiệm Ban chỉ huy quân sự cấp xã giám sát, quản lý thực hiện những nhiệm vụ nêu trên là chưa đầy đủ, bao quát hết các tình huống.

Vì vây, đại biểu đề xuất nên nghiên cứu bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của Ban chỉ huy quân sự cấp xã trong việc quản lý, giám sát đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong phạm vi quản lý để cùng có trách nhiệm chung với cấp huyện, cấp tỉnh và cả quân khu thực hiện nhiệm vụ này.

Cùng quan điểm, đại biểu Lê Ngọc Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cơ bản nhất trí với quy định tại dự thảo về quản lý phương tiện bay không người lái. Theo đó, công an là cấp có thẩm quyền cấp giấy phép (có nghị định, thông tư bổ sung và hướng dẫn cụ thể). Đồng thời, Bộ Quốc phòng sẽ cấp phép trong lĩnh vực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý, việc quản lý, theo dõi, cần nghiên cứu để quản lý chặt chẽ, bởi hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, kể cả cá nhân, các tổ chức thường xuyên sử dụng Flycam để hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí. Mặc dù đa số không ngoài mục đích nhằm khám phá nhưng cũng có tình huống có thể xảy ra là lợi dụng gây ảnh hưởng đến một số nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Do đó, đại biểu đề nghị ngoài lực lượng phòng không cũng nên nghiên cứu vũ khí, trang bị khí tài để cho các đơn vị, đặc biệt là ở cấp xã cũng phải theo dõi, quản lý.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai 

Nêu quan điểm về quy định “Thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ”, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đề nghị, tiếp tục nghiên cứu, rà soát đảm bảo tính khả thi của quy định. Cụ thể, đại biểu cho rằng, cần làm rõ việc “kinh doanh” tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ và việc quy định “thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm” tại Điều 28 có thuộc nội hàm của “kinh doanh” không?. Đồng thời, làm rõ mối quan hệ giữa việc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong cấp giấy chứng nhận cho cơ sở thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, kinh doanh tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ để đảm bảo thống nhất trong quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, tránh chồng chéo giữa các bộ.

Liên quan đến quy định về đăng ký khai thác, sử dụng tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ (Điều 19), đại biểu Trần Thị Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong những năm gần đây ngoài việc sử dụng trong lĩnh vực quân sự, thiết bị bay không người lái ngày càng được sử dụng đa dạng trong nhiều các lĩnh vực khác nhau như: khí tượng thủy văn, phim ảnh, nông nghiệp, giải trí, truyền hình,... Việc sử dụng Flycam trở nên rộng rãi theo sở thích cá nhân để ghi lại hình ảnh, phong cảnh đẹp của các vùng miền. Ngoài ra, việc sử dụng máy bay không người lái trong nông nghiệp chủ yếu để phun thuốc trừ sâu, kiểm tra đồng ruộng,...

Đại biểu Trần Thị Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh

Từ thực tế này, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định thủ tục rút gọn hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc cấp phép bay đối với các cá nhân có đam mê, sở thích với Flycam hoặc sử dụng máy bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, đại biểu tỉnh Bắc Ninh cũng bày tỏ nhất trí với quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 29, dự thảo luật: Người trực tiếp điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ thì phải đủ 18 tuổi trở lên và có đủ hành vi dân sự, có kiến thức về hàng không. Tuy nhiên, theo đại biểu cụm từ "có kiến thức về hàng không" còn rất chung chung, cần cụ thể để dễ áp dụng. “Thế nào là có kiến thức và kiến thức ở mức độ nào thì được cấp phép?. Nếu quy định như vậy sẽ dẫn đến việc xác định điều kiện để được trực tiếp điều khiển tàu bay không người lái cũng như phương tiện bay siêu nhẹ gặp khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Do đó, đề nghị cần quy định một cách rõ ràng và thống nhất để khi luật được ban hành sẽ triển khai hiệu quả.”, đại biểu kiến nghị.

Về tạm giữ, thu giữ, chế áp tàu bay không người lái cũng như phương tiện bay siêu nhẹ, đại biểu cho rằng, việc quy định chung với ba trường hợp: tạm giữ, thu giữ, chế áp tại khoản 1, điều 31 là chưa phù hợp. “Ba trường hợp này mức độ hoàn toàn khác nhau. Với mức độ khác nhau như vậy nhưng lại quy định chung trong một điều khoản là không phù hợp. Đề nghị cần có quy định riêng đối với từng trường hợp, tránh việc áp dụng không thống nhất đối với các phương tiện bay khi vi phạm và cần được xử lý, không được thống nhất”, đại biểu lý giải. Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị, cần quy định rõ hơn về chủ thể và cơ quan có thẩm quyền đối với từng trường hợp tạm giữ, thu giữ, chế áp được quy định tại khoản 2 của điều 31.

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cũng đề nghị, khái niệm “Tàu bay không người lái” và “Phương tiện bay siêu nhẹ” quy định tại khoản 6 và khoản 7 điều 2 dự thảo Luật cần rà soát, tham chiếu các khái niệm quốc tế và một số khái niệm đã quy định tại các văn bản của Chính phủ để thống nhất, phân định rõ về khái niệm, đảm bảo thống nhất về cách hiểu cũng như khi triển khai thực hiện. Đồng thời, đảm bảo bao quát đầy đủ và phù hợp với tính đa dạng của các loại phương tiện này, cũng như dự liệu được sự phát triển mạnh mẽ của các loại phương tiện này trong tương lai, nhất là ứng dụng trong các hoạt động kinh tế - xã hội./.

Lê Anh