Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8acf66a1-3991-90f0-c4c5-0d4e3fd580a2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

TRÌNH TỰ XỬ LÝ CHUYỂN HƯỚNG “NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI” CẦN KỊP THỜI, HIỆU QUẢ

06/07/2024

Là một trong số 11 dự án luật được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên dự kiến được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (10/2024). Cơ bản tán thành việc luật hóa và mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cần rà soát đảm bảo quy định chặt chẽ các điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đồng thời đổi mới trình tự, thủ tục xử lý chuyển hướng theo hướng kịp thời, hiệu quả.

QUỐC HỘI NGHE BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN LUẬT TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, gồm 173 điều được bố cục thành 05 phần, 11 chương. Trong đó, Dự thảo Luật quy định 12 biện pháp xử lý chuyển hướng, gồm: Khiển trách; Xin lỗi bị hại; Bồi thường thiệt hại; Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Tham gia điều trị và tư vấn tâm lý; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; Cấm tiếp xúc với người có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Hạn chế khung giờ đi lại; Cấm đến địa điểm có nguy cơ dẫn đến người chưa thành niên phạm tội mới; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Quản thúc tại gia đình; Giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Đồng thời, quy định 02 trình tự, thủ tục xử lý chuyển hướng, gồm: thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng; thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Góp ý hoàn thiện dự án luật, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, Dự thảo đã mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng  trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự; quy định các điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; quy định việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng linh hoạt, phù hợp với từng người chưa thành niên. Đồng thời, đổi mới trình tự, thủ tục xử lý chuyển hướng theo hướng kịp thời, hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk 

Đồng tình với việc mở rộng mở rộng các trường hợp người chưa thành niên phạm phạm tội được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho rằng, đối với người chưa thành niên - vấn đề căn cơ nhất là phải giúp họ nhận thức rõ những sai lầm để khắc phục, sửa chữa. Đây là đối tượng đang trong quá trình hoàn thiện về nhân cách và thể chất, do đó rất cần những biện pháp xử lý chuyển hướng và đặc biệt là biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để rèn luyện, giáo dục hoàn thiện nhân cách; sau đó trở lại địa phương hòa nhập cộng đồng. “Nên mở rộng thêm các đối tượng để các đối tượng người chưa thành niên được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng và việc mở rộng này sẽ rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên từ thời gian khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử…”, đại biểu kiến nghị.

Đối với biện pháp xử lý chuyển hướng giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Điều 36 và trong quy định về thi hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng ở mục 2, đại biểu cho biết, thực tế khi khảo sát và nắm bắt tình hình tại các trường giáo dưỡng cho thấy,có nhiều người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng với những điều kiện khác nhau, như: hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, ly thân; gia đình đặc biệt khó khăn; gia đình con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số,… do nhận thức không đầy đủ nên đã sa vào tệ nạn, vi phạm, phạm tội. Hầu như bố mẹ, người thân không quan tâm, liên lạc, chăm sóc gây ra hoang mang, lo lắng về tâm tâm lý, tư tưởng; ảnh hưởng tới thể trạng… Vì vậy, đề nghị dự thảo luật nghiên cứu bổ sung thêm chế độ hỗ trợ tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên trong quá trình thực hiện biện pháp xử lý chuyển hướng giáo dục tại trường giáo dưỡng. Mục đích, để đối tượng này có thể yên tâm trong việc giáo dục, rèn luyện ngay từ trường giáo dưỡng, không nhất thiết phải trở về địa phương, tái hòa nhập cộng đồng mới được áp dụng nội dung này.

Ngoài ra, liên quan tới quy định giám sát điện tử, giám sát tại nhà, đại biểu cũng đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc thực hiện biện pháp giám sát điện tử,..

Đại biểu Hoàng Ngọc Định – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang

Cùng quan điểm đại biểu Hoàng Ngọc Định – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nhấn mạnh, việc mở rộng các trường hợp áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Việc chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng thành biện pháp xử lý chuyển hướng bảo đảm chính sách xử lý đặc thù trên cơ sở vì lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên, hạn chế tối đa trường hợp người chưa thành niên bị đưa ra xét xử và áp dụng hình phạt. Đồng thời, phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta; phù hợp với chủ trương mở rộng các trường hợp được áp dụng xử lý chuyển hướng nhưng vẫn bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Thực hiện cam kết của Việt Nam trong việc mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, khắc phục bất cập của pháp luật hiện hành.

Về quy trình xử lý chuyển hướng, đại biểu tỉnh Hà Giang cho rằng, trường hợp vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, người chưa thành niên có thể bị gia hạn hoặc thay đổi biện pháp xử lý chuyển hướng giáo dục tại trường giáo dưỡng mà không bị tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử trừ trường hợp phạm tội mới. Quy định này bảo đảm chính sách hình sự nhất quán bao trùm là hướng đến mục đích giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm, thay đổi nhận thức, cải thiện hành vi và không nhằm mục đích trừng phạt.

Liên quan tới thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, đại biểu đề nghị, cấp trưởng, cấp phó thuộc cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và thẩm phán Hội đồng xét xử thuộc Tòa án đều có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng. Lý giải cho đề xuất này, đại biểu nêu rõ, việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời ở mọi giai đoạn tố tụng, không cần thiết phải chờ hồ sơ chuyển sang tòa án nhằm đảm bảo tính kịp thời, tránh việc kéo dài thời gian xử lý, ảnh hưởng đến tâm lý, việc học tập của người chưa thành niên.

Ngoài ra, tại Điều 11 của dự thảo luật quy định biện pháp xử lý chuyển hướng được ưu tiên áp dụng đối với người chưa thành niên trong tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Việc quy định các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng là phù hợp, không có mâu thuẫn và bất cập. Quy định như vậy cũng bảo đảm với tính thống nhất tại các Điều 56, 57, 58, 59, 61, 62 của dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, nghiên cứu theo hướng quy định cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chỉ có quyền áp dụng một số biện pháp xử lý chuyển hướng nhất định đối với các biện pháp có tính chất hạn chế quyền con người như: cấm tiếp xúc với người nhất định, cấm đến địa điểm nhất định, hạn chế khung giờ đi lại, quản thúc tại gia đình, giáo dục tại trường giáo dưỡng chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án.

Nhấn mạnh một trong những điểm mới của dự án luật là quy định về các biện pháp xử lý chuyển hướng, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho rằng, dự thảo Luật đã mở rộng, đồng thời quy định rõ nội hàm của từng biện pháp xử lý chuyển hướng, bảo đảm logic, chặt chẽ. Trong đó đã bổ sung 7 biện pháp gồm: Tham gia chương trình học tập, dạy nghề; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng; Cấm tiếp xúc; Quản thúc tại gia đình; Tham gia điều trị và tư vấn tâm lý; Hạn chế khung giờ sinh hoạt, đi lại; Cấm đến một địa điểm nhất định.

“ Việc mở rộng, quy định rõ nội hàm của từng biện pháp xử lý chuyển hướng như trong dự thảo Luật sẽ khắc phục những khó khăn, bất cập đang đặt ra, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều lựa chọn áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thay thế quy trình tố tụng hình sự, bảo đảm phù hợp với từng đối tượng người chưa thành niên”, đại biểu cho biết. 

Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu tỉnh Bắc Giang, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để bổ sung các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành nien cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh; phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội của từng người chưa thành niên. Trên cơ sở đó, các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều sự lựa chọn khi xem xét, áp dụng phù hợp.

Đại biểu Lại Văn Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình 

Góp ý vào nội dung này, đại biểu Lại Văn Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng, xử lý chuyển hướng là yếu tố quan trọng của hệ thống tư pháp người chưa thành niên, quy định và tăng cường áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trên thực tế đối với người chưa thành niên phạm tội là cần thiết. Bởi đây, là giải pháp hiệu quả để người chưa thành niên vi phạm pháp luật chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và ngăn ngừa tái phạm.

Tuy nhiên, đối với các quy định về biện pháp xử lý chuyển hướng tại Điều 36, đại biểu đề nghị đánh giá làm rõ hơn việc quy định biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng mà không phải là biện pháp tư pháp giáo dục như đã quy định tại Bộ luật hình sự. Bên cạnh đó, đề nghị cân nhắc, đổi mới quy trình xử lý chuyển hướng đảm bảo kịp thời, hiệu quả; đồng thời, dự thảo luật cũng cần làm rõ thời điểm áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước quy định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng là giải pháp thay thế cho việc tham gia hoặc tiếp tục tham gia tố tụng hình sự. "Quy định rõ hơn những nguyên tắc này trong luật và trong đó, cần làm rõ thời điểm xem xét, quyết định”, đại biểu kiến nghị.

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cũng đề nghị lý giải rõ hơn về việc không áp dụng xử lý chuyển hướng đối với 05 tội danh do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện và 06 tội danh do người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện (tại Điều 38); làm rõ biện pháp (Bồi thường thiệt hại; Tham gia điều trị và tư vấn tâm lý) là biện pháp xử lý chuyển hướng hay là nghĩa vụ mà người chưa thành niên phải thực hiện./.

Lê Anh