Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 3d2752a1-b9fe-90f0-c4c5-001a58ba1a92.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH THUỐC THEO PHƯƠNG THỨC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

11/07/2024

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới. Trước tình trạng mua bán thuốc trên các nền tảng mạng xã hội diễn ra tràn lan hiện nay, các ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa về kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành để bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước, quy trình, thủ tục cấp phép đối với cơ sở kinh doanh dược bằng phương thức thương mại điện tử.

KHAI THÁC THẾ MẠNH VÀ TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH DƯỢC BẰNG CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, HỖ TRỢ MANG TÍNH ĐỘT PHÁ, KHẢ THI

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 tới (tháng 10/2024). Dự thảo Luật gồm 03 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 44 điều của 08 chương trong tổng số 116 Điều của 14 Chương của Luật Dược năm 2016.

Quan tâm đến dự án Luật, các ý kiến cơ bản nhất trí việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động về dược, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận thuốc của người dân, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Bàn về quy định kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, các đại biểu Quốc hội cho rằng, đây chính là điểm mới của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đặc biệt trong xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc kinh doanh, mua sắm trên Internet, giao dịch điện tử ngày càng phổ biến. Do đó, các ý kiến tán thành dự thảo Luật lần này đã bổ sung một số loại hình kinh doanh và phương thức kinh doanh mới như loại hình kinh doanh chuỗi nhà thuốc, kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử nhằm tạo hành lanh pháp lý để quản lý các loại hình kinh doanh mới phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Tuy nhiên, trước tình trạng mua bán thuốc trên các nền tảng mạng xã hội diễn ra tràn lan hiện nay, các ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn nữa về kinh doanh thuốc bằng phương thức thương mại điện tử. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành liên quan để bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với kinh doanh thuốc qua các nền tảng thương mại điện tử; quy trình, thủ tục cấp phép đối với cơ sở kinh doanh dược, kinh doanh quảng cáo thuốc bằng phương thức thương mại điện tử.

Cần quy định rõ ràng, cụ thể về kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn

Qua nghiên cứu dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Huế - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn thấy rằng, tại điểm a, khoản 17, Điều 1 của dự thảo Luật có bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 42 của Luật Dược hiện hành là: “1a. Trường hợp kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử trên sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở kinh doanh dược có các quyền sau…”. Tuy nhiên, đối với nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Huế bày tỏ băn khoăn về những quyền được kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở trên sàn thương mại điện tử.

“Bởi vì thuốc là một loại hàng hóa rất đặc biệt, liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người và khi được kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, tôi cho rằng cần phải hết sức cân nhắc và phải có những quy định rõ ràng, cụ thể về những loại thuốc như thế nào thì được phép kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử và những đối tượng được tham gia mua bán theo phương thức thương mại điện tử, rồi quy trình giao thuốc, truy xuất nguồn gốc, giá bán... cũng cần quy định rõ”, đại biểu phân tích.

Đại biểu Nguyễn Thị Huế cho rằng, nếu chúng ta không quy định rõ ràng, cụ thể nội dung này thì rất nguy hiểm và những loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể được bày bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử, đặc biệt là thuốc biệt dược sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần hết sức cân nhắc nội dung này, phải quy định cụ thể trong dự án Luật thì mới đảm bảo cung cấp những thông tin đầy đủ cho người mua với giá cả hợp lý và đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng.

“Do đó, tôi đề nghị cân nhắc hết sức chi tiết, nếu được thì có thể tính đến phương án chỉ thực hiện bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử đối với những loại thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn hoặc đối với những loại thực phẩm chức năng; còn đối với những loại thuốc biệt dược để chữa bệnh, tôi cho rằng, nếu kinh doanh thương mại điện tử thì sẽ không an toàn”, đại biểu Nguyễn Thị Huế kiến nghị.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn

Trước thực trạng thuốc và các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo phổ biến thời gian qua trên các trang mạng xã hội (như Facebook, TikTok…), đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn quan tâm đến việc thông tin quảng cáo thuốc trên phương tiện kinh doanh thương mại điện tử và nhận thấy dự thảo Luật lần này đã bỏ yêu cầu về cung cấp các thủ tục hành chính liên quan đến việc được thông tin quảng cáo từ tiền kiểm chuyển sang hậu kiểm. Điều này có nghĩa là thông tin quảng cáo phải thực hiện theo quy định của Chính phủ và yêu cầu phải đảm bảo thông tin quảng cáo, các nội dung về thuốc đó theo yêu cầu của Chính phủ và sẽ thực hiện qua đội ngũ thanh tra, kiểm tra. Đại biểu cho rằng, đây là vai trò quản lý nhà nước để thực hiện yêu cầu trong quản lý thuốc khi đưa ra thị trường cũng như để đảm bảo công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Tuy nhiên, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân băn khoăn, với đội ngũ cán bộ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, quản lý về thuốc, quản lý về dược còn rất ít, hạn chế như hiện nay, liệu rằng khi thuốc đến với người dân, đặc biệt đối với người dân với vùng sâu, vùng xa thì các thông tin quảng cáo thuốc mà bà con tiếp cận đã đảm bảo được thuốc đó đặc trị và thuốc đó để chữa bệnh một cách tốt nhất cho người dân hay chưa?

Do đó, đại biểu đề nghị cần có nguyên tắc cơ bản về xử lý vi phạm hành chính một cách cụ thể, rõ ràng, được thể hiện trong Nghị định và quan trọng nhất là vai trò phối hợp của các cơ quan, các bộ, ngành trong việc quy định về thông tin thuốc và quảng cáo thuốc trên phương tiện kinh doanh thương mại điện tử.

“Ví dụ như đối với những trang mạng hiện nay đang quảng cáo những loại sản phẩm có tác dụng như thuốc mà không đúng thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phải có cách xử lý đối với các trang mạng này. Hoặc đối với Bộ Công thương, những loại thuốc được đưa lên sàn giao dịch điện tử hay trên giao dịch thương mại điện tử cần phải rõ những thông tin đó, qua đó bà con nhân dân cũng như các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ tiếp cận được nguồn thuốc đảm bảo về chất lượng, từ đó nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ ngành, nhất là Bộ Y tế

Đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo, đại biểu Lê Hoàng Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược lần này sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thuốc ở trong nước và nâng cao khả năng tự chủ về dược của Việt Nam, kịp thời phản ứng trước những dịch bệnh mới.

Đại biểu Lê Hoàng Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai

Để góp phần hoàn thiện dự án Luật, đại biểu Lê Hoàng Hải quan tâm về vấn đề kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử tại điểm a, khoản 17, Điều 1 của dự thảo Luật, tương ứng khoản 1a, Điều 42 của Luật Dược hiện hành. Đại biểu tán thành việc bổ sung quy định về kinh doanh thuốc bằng phương thức thương mại điện tử. “Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc mua bán thuốc trên các nền tảng mạng xã hội diễn ra tràn lan, trong đó có cả dược phẩm. Với việc mua bán online thuận tiện như hiện nay, người dân ngày càng ít mua bán trực tiếp mà đã chuyển sang hình thức trực tuyến và nhận hàng thông qua các shipper”, đại biểu nêu rõ.

Tuy nhiên đối với nội dung này, đại biểu Lê Hoàng Hải nhận thấy, Cơ quan chủ trì soạn thảo vẫn còn lúng túng, các quy định chủ yếu mang tính nguyên tắc nhưng chưa đảm bảo chặt chẽ. Đặc biệt chưa thấy cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép cho cơ sở kinh doanh dược, quản lý cơ sở kinh doanh dược bằng phương thức thương mại điện tử. Hiện dự thảo Luật mới chỉ tập trung quy định quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh riêng, tức là đưa trách nhiệm về phía cơ sở kinh doanh.

Do đó, đại biểu Lê Hoàng Hải đề nghị các bộ như: Bộ Y tế với vai trò là cơ quan chuyên môn, Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo, cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước, quy trình, thủ tục cấp phép đối với cơ sở kinh doanh dược, kinh doanh quảng cáo thuốc tân dược bằng phương thức thương mại điện tử.

Đồng thời đề nghị các Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với nhau để bổ sung quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước, quy trình, thủ tục cấp phép đối với cơ sở kinh doanh dược, kinh doanh quảng cáo về thuốc cổ truyền, dược liệu vị thuốc cổ truyền bằng phương thức thương mại điện tử.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định nhận thấy, đây là dự án Luật rất quan trọng đối với đời sống xã hội và sức khỏe của người dân, đồng thời nhất trí với việc cần phải thay đổi thực tế vấn đề mua bán thuốc, sử dụng thuốc ở trong các bệnh viện cũng như trong nhân dân thời gian qua. Đề cập về việc bán thuốc online gây nguy hại đến sức khỏe và những sản phẩm quảng cáo là thuốc mà không phải là thuốc, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề nghị dự án Luật cần quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề này.

“Bộ Y tế cần có một đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên mạng xã hội, tiếp nhận thông tin cung cấp cho các cơ quan chức năng điều tra và công khai cho người dân được biết trên các trang web, các app của Bộ Y tế và tránh không để người dân dùng những thuốc này như hiện nay”, đại biểu nêu quan điểm. Đây là vấn đề rất nổi cộm mà chúng ta cần quan tâm đầu tư nguồn lực để tránh tình trạng sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, quảng cáo thuốc tràn lan trên mạng xã hội.        

Đối với việc mua thuốc theo đơn online và nhà thuốc sẽ vận chuyển về tận nhà, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, chúng ta không nên cấm việc này một cách cơ học mà cần tìm các giải pháp thuận lợi cho người dân. Do đó, đại biểu đề nghị cần quy định rõ ràng, đặc biệt bắt đầu từ các nhà thuốc trong chính các bệnh viện.

“Các bệnh nhân xuất viện về nhà, 3 tháng sau họ muốn mua thuốc thì hoàn toàn có thể vì đã có hồ sơ. Chúng ta quy định những nhà thuốc trong bệnh viện mà có bệnh án điện tử giữa các nhà thuốc, có sự khám, chữa bệnh từ xa thì có thể vận chuyển thuốc đến người dân và họ chỉ cần ở nhà nhận thuốc”, đại biểu chia sẻ.

Bên cạnh đó, đồng tình với việc thúc đẩy phát triển ngành dược nội địa, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Lân Hiếu lưu ý cần cẩn trọng khi chúng ta áp dụng các biện pháp bằng luật để thúc đẩy phát triển ngành dược nhưng lại kìm hãm nhập khẩu những loại thuốc tốt, thuốc quý./.

Bích Ngọc