Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a2c366a1-f9e8-90f0-c4c5-08d73a4c6d43.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Dương Khắc Mai: Rà soát hành vi bị nghiêm cấm về mua bán bào thai, đảm bảo thống nhất trong thi hành

28/08/2024

Góp ý về dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, đại biểu Dương Khắc Mai - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, “nghiêm cấm mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” là điểm mới của dự thảo Luật lần này, tuy nhiên đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát, tham khảo chi tiết các luật liên quan để thống nhất trong thi hành.

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)

Đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Ủy ban Tư pháp đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, đại biểu Dương Khắc Mai - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông nhận thấy, tình hình mua bán người trong những năm gần đây diễn biến hết sức phức tạp. Qua khảo sát ở một số địa phương, đại biểu Dương Khắc Mai thấy rằng, việc xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) để kịp thời đáp ứng các yêu cầu trong phòng, chống mua bán người là hết sức cần thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Đại biểu Dương Khắc Mai - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai tham gia góp ý về một số nội dung cụ thể như sau :

Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 2 được quy định theo phương thức liệt kê các hành vi với các động cơ và mục đích khác nhau. Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, việc quy định như vậy là dễ hiểu, dễ áp dụng khi triển khai thực hiện, tuy nhiên không bao hàm hết được các hành vi mục đích, do đó đề nghị cần tiếp tục rà soát, bổ sung. Ví dụ mua bán người đã đáp ứng nhu cầu của cá nhân như con nuôi, làm vợ, chồng, được đối xử tử tế nhưng không theo ý chí, nguyện vọng của người bị mua bán.

Thứ hai, tại khoản 2 Điều 3 của dự thảo Luật nghiêm cấm mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang trong bào thai. Đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, đây là điểm mới của dự thảo Luật lần này, tuy nhiên đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát, tham khảo chi tiết các luật liên quan để thống nhất trong thi hành.

Đại biểu nêu ví dụ, tại khoản 23 Điều 3 giải thích từ ngữ của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”. Như vậy, vẫn có trường hợp mua bán bào thai được pháp luật công nhận. Do đó, đại biểu đề nghị có thể quy định tại khoản 2 Điều 3 cụ thể hơn, đó là “mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai mà không được sự đồng ý của người mẹ hoặc mua bán bào thai, thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai, trừ trường hợp quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình”.

Thứ ba, khoản 1 Điều 4 quy định về nguyên tắc phòng, chống mua bán người quy định “tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là trung tâm bảo đảm bình đẳng giới”. Về vấn đề này, đại biểu Dương Khắc Mai nhận thấy, cụm từ “trung tâm” cần phải làm rõ hơn theo hướng đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân. 

Các đại biểu dự Hội nghị 

Có thể thấy, người trong quá trình xác định là nạn nhân chưa chắc đã là nạn nhân. Đại biểu nêu ví dụ, có trường hợp cố ý vượt biên trái phép để làm các công việc theo chủ định của cá nhân nhưng kết quả không như mong muốn nên báo tin là bị bắt cóc, lừa gạt sang biên giới, v.v. để nhận trợ giúp. Vì vậy, đại biểu cho rằng, khi xác minh hoàn thành, ngoài việc đảm bảo các quyền và lợi ích, cần phải tách bạch xử lý hành vi vi phạm trước đó hoặc áp dụng phương pháp hỗ trợ khác.

Thứ tư, tại khoản 1 Điều 16 quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia vào phòng ngừa mua bán người và quy định tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo. Thực hiện Quyết định số 1928 ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị bổ sung cụm từ “phổ biến” vào khoản 1 Điều 16 nhằm đảm bảo nhiệm vụ của ngành giáo dục. Đồng thời rà soát, bổ sung cụm từ “phổ biến” vào khoản 1 Điều 56 trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ năm, liên quan đến tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân quy định tại Điều 27 của dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, Điều này chỉ nên quy định về trình tự tiếp nhận, xác minh nạn nhân, còn những nội dung liên quan đến vấn đề cung cấp, hỗ trợ kinh phí, nhu yếu phẩm... như tại khoản 5 Điều 27 nên đưa vào quy định từ Điều 38 đến Điều 47 của Chương V về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân sẽ khoa học và đúng trình tự hơn. 

“Tiêu đề của Điều 27 là tiếp nhận, xác minh người đến trình báo là nạn nhân, tuy nhiên tại khoản 1 Điều 27 lại quy định đối tượng trình báo ngoài người có căn cứ cho họ là nạn nhân, còn có thêm đối tượng trình báo là người đại diện hợp pháp. Như vậy, nội dung của tiêu đề còn hẹp, do đó, tôi đề nghị sửa lại thành “Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo”, đại biểu nêu rõ.

Quang cảnh Hội nghị

Bên cạnh đó, đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị Ban soạn thảo xem xét mở rộng phương thức trình báo, ngoài trực tiếp đến cơ quan, tổ chức tại Điều 27 và Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người tại Điều 22 như dự thảo Luật đã quy định, Ban soạn thảo cần quan tâm đến một số cách thức khác như qua tin nhắn, email đến trang thông tin điện tử đối với các đối tượng đang bị giam giữ, một số người không dám đến trình báo trực tiếp sợ bị trả thù cá nhân, v.v. cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Dự thảo Luật quy định việc cấp giấy tờ, tài liệu xác định nạn nhân; thẩm quyền cấp giấy tờ, tài liệu xác định nạn nhân tại Điều 33, đại biểu Dương Khắc Mai nêu rõ, khi đối chiếu với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chức năng cho thấy nhiều trường hợp công dân cố tình xuất cảnh trái phép qua nước bạn, vào làm việc tại các sòng bài, khu giải trí, khu lao động, v.v. xảy ra tình trạng bị cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục v.v. thì báo cáo với Cơ quan ngoại giao, bản thân là nạn nhân mua bán người.

Đại biểu lí giải, việc xác minh những người này không phải là nạn nhân trong khi họ đã ở nước ngoài hoặc ở nước ngoài một thời gian dài, ít chứng cứ là khó khăn, nếu thời gian dài về sau mới có chứng cứ chứng minh hoặc có người tố giác thì đối tượng giả mạo nạn nhân đã được nhận chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Do đó, ngoài việc quy định thu hồi các chính sách hỗ trợ chung, đại biểu Dương Khắc Mai cho rằng, cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận là nạn nhân mua bán người. Bên cạnh đó, cũng cần có cơ sở pháp lý về cấp lại giấy chứng nhận là nạn nhân mua bán người, trong trường hợp nạn nhân mất thất lạc để có cơ sở áp dụng vào thực tiễn./.

Bích Ngọc - Nghĩa Đức

Các bài viết khác