Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a0b366a1-3916-90f0-c4c5-02efcde2f854.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Trần Văn Tiến: Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu

23/10/2024

Dự kiến chiều mai (24/10), các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại Tổ về dự án Luật Dữ liệu. Đây là dự án Luật quan trọng nhằm đảm bảo công tác chuyển đổi số quốc gia, phục vụ quản lý nhà nước, ứng dụng trong phát triển KTXH, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Cổng TTĐT Quốc hội đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Trần Văn Tiến - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc về dự án Luật này.

Dự án Luật Dữ liệu: Cân nhắc áp dụng thí điểm về Sàn giao dịch dữ liệu

ĐBQH Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc

Phóng viên: Chiều 22/10, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Dữ liệu. Theo dự kiến, chiều mai (24/10), các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại Tổ về dự án Luật này. Đại biểu có đánh giá thế nào về sự cần thiết cũng như hồ sơ của dự án Luật?

ĐBQH Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Bên cạnh cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn mà Chính phủ đưa ra, tôi cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu là rất cần thiết để nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu; phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.

Hiện tại cơ sở dữ liệu nước ta đang tản mạn tại nhiều văn bản quy phạm khác nhau. Theo Báo cáo của Bộ công an, hiện có 177 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Dữ liệu, trong đó có 69 luật quy định về cơ sở dữ liệu… Do vậy, việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu lần này còn để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về dữ liệu. Đồng thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác quản lý, khai thác, phát triển dữ liệu, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu.

Chiều qua (22/10), Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Dữ liệu

Qua nghiên cứu tôi thấy rằng, hồ sơ dự án Luật Dữ liệu đã đảm bảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về cơ bản, các quy định của dự thảo Luật đã bao quát toàn bộ nội hàm của Luật. Tuy nhiên, hiện dự thảo Luật có 67 điều, trong đó có tới gần 30 điều khoản đang quy định giao cho Chính phủ, một số bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết hoặc ban hành quy định hướng dẫn thực hiện. Tôi cho rằng, những nội dung nào đã rõ và có tính ổn định thì Cơ quan soạn thảo nên quy định cụ thể ngay vào dự thảo Luật nhằm tăng tính công khai, minh bạch.

Phóng viên: Ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý, quản lý, quản trị, sử dụng, khai thác dữ liệu và Quỹ phát triển dự liệu quốc gia hiện đang là các nội dung nhận được nhiều sự quan tâm. Ý kiến của đại biểu về nội dung này như thế nào?

ĐBQH Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Tại khoản 1 Điều 27 của dự thảo Luật Dữ liệu đang quy định Nhà nước ưu tiên và khuyến khích việc ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý quẩn trị, quản lý, sử dụng, khai thác dữ liệu. Khoản 2 của Điều này cũng quy định Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đưa ra các sáng kiến, phát triển các sản phẩm dịch vụ sáng tạo liên quan đến nâng cao năng lực, hiệu năng hoạt động xử lý, quản lý, quản trị, sử dụng, khai thác dữ liệu. Tôi cho rằng, dự thảo Luật cần phải quy định rõ hơn những chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích cụ thể như thế nào hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Liên quan đến Quỹ phát triển dự liệu quốc gia đang được quy định tại Điều 29, tôi cho rằng, Cơ quan soạn thảo cần làm rõ về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để thành lập Quỹ này. Theo đó, Quỹ này được thành lập ở Trung ương, do cơ quan nào quản lý? Tổ chức bộ máy, biên chế và hoạt động của Quỹ cũng cần được quy định rõ ràng, cụ thể hơn.

Bên cạnh đó, Cơ quan soạn thảo cũng cần rà soát các ưu tiên chi các hoạt động tại Khoản 3 của Điều này để tránh trùng lặp với các với hoạt động chi của các loại Quỹ khác, bao gồm cả Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam…  để bảo đảm rõ ràng, minh bạch.

Phóng viên: Nội dung về trách nhiệm của các cơ quan về dữ liệu hiện đang được quy định từ Điều 56 đến Điều 65 của dự thảo Luật, theo đại biểu quy định về nội dung này đã đảm bảo chặt chẽ, phù hợp chưa?

ĐBQH Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Để tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính khả thi của dự thảo Luật, tôi cho rằng, Cơ quan soạn thảo cần tách Điều 56 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về dữ liệu thành 02 điều (một điều quy định trách nhiệm của Ban Bí Thư; một điều quy định về trách nhiệm của Chính phủ). Khoản 1 và Khoản 2 của Điều này quy định về Văn phòng Trung ương Đảng nên chuyển sang quy định ở Điều 57. Khoản 3 quy định về các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nên chuyển sang quy định tại Điều 65 cho phù hợp.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật cần quy định cụ thể các trách nhiệm của từng cơ quan trong thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu như thế nào.

Phóng viên: Ngoài các vấn đề trên, đại biểu còn có góp ý gì để hoàn thiện dự thảo Luật?

ĐBQH Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Tôi còn băn khoăn về quy định thu thập, cập nhật, đồng bộ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia tại Điều 34 của dự thảo Luật. Tại khoản 1 của Điều này đang quy định: “Dữ liệu được thu thập, cập nhật, đồng bộ vào Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia bao gồm dữ liệu mở, dữ liệu dùng chung của cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 13 Luật này, dữ liệu dùng riêng quy định tại khoản 4 Điều này và dữ liệu được cung cấp quy định tại Điều 18 Luật này, dữ liệu mở do chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế công bố và dữ liệu khác thu thập từ hoạt động hợp tác quốc tế về dữ liệu; trừ dữ liệu liên quan tới an ninh, quân sự, quốc phòng, cơ yếu”. Tuy nhiên tại điểm a khoản 1 Điều 13 của dự thảo Luật quy định về kho dữ liệu; tại điểm b khoản 1 Điều 13 quy định về ko dữ liệu dùng chung. Tôi cho rằng, quy định tại khoản 1 Điều 34 cần phải xem lại và sắp xếp để dễ hiểu, bảo đảm tính logic khi nghiên cứu và thực hiện.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật lần này cũng có quy định phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia tại Chương 4. Tôi cho rằng, Cơ quan soạn thảo cần làm rõ Trung tâm này thuộc cơ quan nào quản lý? Tổ chức bộ máy và hoạt động của Trung tâm như thế nào?

Đồng thời, tôi đề nghị nên đổi tên Điều 15 từ “Chiến lược dữ liệu” thành “Chiến lược dữ liệu quốc gia” để đảm bảo phù hợp; đổi tên Chương 6 từ “Tổ chức thực hiện” thành “Quản lý nhà nước và trách nhiệm quản lý nhà nước về dữ liệu”, bởi đây là dự án Luật, chúng ta không nên quy định về tổ chức thực hiện mà phải quy định về quản lý nhà nước và trách nhiệm quản lý nhà nước về dữ liệu.

Cùng với đó, Cơ quan soạn thảo cũng cần nghiên cứu để quy định cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ tổ chức, các nhân thực hiện quản trị dữ liệu bảo đảm minh bạch và bảo vệ quyền, lợi ích của chủ dữ liệu đang được đề cập tại khoản 4 Điều 16. Và giải thích bổ sung hoạt động về dữ liệu gồm những hoạt động nào; thế nào là chủ quản dữ liệu, chủ thể dữ liệu và chủ sở hữu dữ liệu… để đảm bảo dễ hiểu, khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu!

Thu Phương - Nghĩa Đức